Người nuôi tôm có đang sử dụng thức ăn dư thừa?

Một nghiên cứu mới đây đã đề nghị rằng người nuôi tôm hùm nước ngọt của Trung Quốc có thể cải thiện hiệu suất của trang trại nuôi tôm cũng như kinh tế trang trại nếu họ dựa vào nguồn thực phẩm tự nhiên và ít cung cấp thức ăn nhân tạo hơn.

Người nuôi tôm có đang sử dụng thức ăn dư thừa?
Trung Quốc sản xuất 850.300 tấn tôm hùm nước ngọt mỗi năm

Lượng thức ăn thường đóng một vai trò quan trọng trong sản xuất và chiếm chi phí lớn trong nuôi trồng thủy sản. Cho tôm/cá ăn quá nhiều thường làm tăng chi phí sản xuất, dư thừa chất dinh dưỡng gây ô nhiễm môi trường từ đó tác động tiêu cực đến sự tăng trưởng của cá và tôm nuôi. Một số nghiên cứu cho thấy các nguồn thực phẩm tự nhiên trong ao có thể tiết kiệm tới 24,79% đến 50% thức ăn nhân tạo, như trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng L. vannamei. Kết quả từ nhiều thí nghiệm trên cá cũng đã chứng minh rằng việc giảm 65% lượng thức ăn nhân tạo trong nuôi cá bơn Scophthalmus Maximus (Van Ham et al., 2003), và đến 90% cho P. olivaceus (Cho et al., 2007) không làm giảm sản lượng nuôi. Cách tiếp cận này mang lại sự khích lệ cho nông dân để giảm đầu vào của thức ăn nhân tạo và tiết kiệm chi phí sản xuất.

Một nghiên cứu nhằm tìm chế độ ăn tối ưu cho tôm hùm nước ngọt (Procambarus clarkii) ở Trung Quốc. Mặc dù có nguồn gốc từ phần phía nam của Bắc Mỹ, tôm hùm nước ngọt đã được phát triển nuôi trên toàn thế giới, đây là loài tôm ăn tạp, loại tôm này sống trong đầm lầy nước ngọt và nước lợ, chúng có thể ăn tất cả động vật và cây cỏ. Theo China Fishery Statistical Yearbook, trong năm 2016 trung Quốc đã sản xuất 852.300 tấn tôm hùm nước ngọt– chiến 42% sản lượng tôm nuôi nước ngọt của nước này.

Tuy nhiên, ,mặc dù đang là một trong những loài thủy sản nuôi chính nhưng có rất ít thông tin có sẵn về mức độ cho ăn tối đa của loài này đặc biệt là trong ao nuôi có thực vật thủy sinh (macrophytes)- vì hầu hết các nghiên cứu cho đến nay đều tiến hành trong phòng thí nghiệm và do đó chưa tính đến vai trò của thực phẩm có sẵn trong tự nhiên này.

Kết quả là họ đã kiểm tra ảnh hưởng của 5 chế độ ăn khác nhau với (20, 40, 60, 80 và 100%) của một chế độ ăn nhân tạo đến hiệu suất tăng trưởng và thành phần cơ bắp của tôm hùm nước ngọt P. clarkii trong 15 ao bê tông được nuôi có chứa thực vật thủy sinh là rong đuôi chó (Hydrilla verticillate). Nuôi tôm, nuôi tôm hùm, tôm hùm nước ngọt, thức ăn tự nhiên, thức ăn nhân tạo, thức ăn tôm

Rong đuôi chó (Hydrilla verticillate). Ảnh: iNaturalist

Kết quả cho thấy hiệu suất tăng trưởng chỉ giảm khi mức cho ăn dưới 60% thức ăn nhân tạo.

Phân tích thành phần cơ thịt của tôm cho thấy độ ẩm và hàm lượng tro của cơ không thay đổi đáng kể với mức độ cho ăn nhưng hàm lượng lipid và protein trong cơ giảm đáng kể khi P. clarkii được cho ăn ở mức 40% thức ăn nhân tạo.

Điều này không chỉ có thể cải thiện hiệu suất của tôm hùm nước ngọt, mà còn làm giảm tác động môi trường của việc nuôi tôm, bằng cách giảm lượng chất hữu cơ đưa vào hệ thống, đồng thời cũng cải thiện hiệu quả kinh tế: chế độ ăn nhân tạo chiếm hơn 50% tổng chi phí nuôi trồng thủy sản, do đó, giảm 40% thức ăn nhân tạo sẽ tiết kiệm 20% chi phí sản xuất chung.

Nuôi tôm, nuôi tôm hùm, tôm hùm nước ngọt, thức ăn tự nhiên, thức ăn nhân tạo, thức ăn tôm

Ngoài ra, việc giảm lượng thức ăn nhân tạo có thể giúp tiết kiệm chi phí sản xuất. Theo khảo sát của chúng tôi tại vùng đất nông nghiệp Qianjiang (31.349 m2), chi phí hàng năm cho chế độ ăn nhân tạo là 10.796 đô la, và nó chiếm 50,5% tổng chi phí sản xuất (dữ liệu chưa được công bố). Nếu P. clarkiiis cho ăn tới 60% thức ăn nhân tạo, thì giảm 40% chi phí (khoảng 4.318 đô la mỗi năm), đi kèm với lợi ích bổ sung cho chất lượng nước. Với nghiên cứu này, chúng tôi hy vọng khuyến khích người nuôi tôm hùm nước ngọt giảm mức độ cho ăn và tăng các nguồn thực phẩm tự nhiên trong ao nuôi tôm để tối đa hóa sản lượng trong khi giảm chi phí sản xuất và tác động xấu đến môi trường. 

Với nghiên cứu này, chúng tôi cũng hy vọng khuyến khích các công trình khoa học tiếp theo nhằm mục đích điều chỉnh chiến lược cho ăn của các loài thủy sản khác và hạn chế lượng thức ăn, đồng thời xem xét sự đóng góp của các mặt hàng thực phẩm tự nhiên trong nuôi trồng thủy sản.

https://onlinelibrary.wiley.com/doi/epdf/10.1111/are.13968

Đăng ngày 23/01/2019
LỆ THỦY Lược Dịch
Kỹ thuật

Bản chất pH ao nuôi tôm và cách xử lý

Các kỹ sư thường tư vấn bà con việc kiểm tra pH đều đặn ngày 2 lần. Tuy nhiên nếu kiểm soát được môi trường tốt, nuôi được tảo có lợi chiếm ưu thế thì pH ao tôm sẽ được ổn định và hạn chế dao động. Việc hiểu bản chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và điều chỉnh pH theo ý muốn của mình được dễ dàng.

pH ao nuôi tôm
• 10:04 27/11/2024

Dấu hiệu tôm bệnh thể hiện ở ruột và gan

Trong quá trình nuôi tôm, bệnh tật là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Một trong những dấu hiệu rõ rệt để nhận biết tôm có bệnh là sự thay đổi bất thường ở gan và ruột. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có thể can thiệp kịp thời, từ đó giảm thiểu thiệt hại và duy trì sự phát triển khỏe mạnh cho tôm.

Gan tôm
• 09:53 27/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 11:03 22/11/2024

Nuôi tôm thành công nhờ vào vi sinh vật có lợi

Ngày càng nhiều người nuôi nhận thấy lợi ích của việc sử dụng vi sinh vật có lợi để cải thiện môi trường ao và tăng cường sức khỏe cho tôm. Đây không chỉ là xu hướng mới mà còn là một phương pháp nuôi tôm bền vững, giúp giảm thiểu rủi ro bệnh tật và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:38 11/11/2024

Bản chất pH ao nuôi tôm và cách xử lý

Các kỹ sư thường tư vấn bà con việc kiểm tra pH đều đặn ngày 2 lần. Tuy nhiên nếu kiểm soát được môi trường tốt, nuôi được tảo có lợi chiếm ưu thế thì pH ao tôm sẽ được ổn định và hạn chế dao động. Việc hiểu bản chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và điều chỉnh pH theo ý muốn của mình được dễ dàng.

pH ao nuôi tôm
• 12:06 27/11/2024

Dấu hiệu tôm bệnh thể hiện ở ruột và gan

Trong quá trình nuôi tôm, bệnh tật là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Một trong những dấu hiệu rõ rệt để nhận biết tôm có bệnh là sự thay đổi bất thường ở gan và ruột. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có thể can thiệp kịp thời, từ đó giảm thiểu thiệt hại và duy trì sự phát triển khỏe mạnh cho tôm.

Gan tôm
• 12:06 27/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 12:06 27/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 12:06 27/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 12:06 27/11/2024
Some text some message..