Người nuôi tôm Sóc Trăng cần chủ động đề phòng dịch bệnh trên tôm

Theo kết quả quan trắc dịch bệnh trên tôm ở các tuyến sông khuyến cáo bà con hạn chế lấy nước vào ao tôm, nếu lấy cần thực hiện các biện pháp ngăn ngừa dịch bệnh lây lan từ môi trường vào ao nuôi và xử lý nước kỹ trước khi nuôi.

Cần chủ động đề phòng dịch bệnh trên tôm
Thường xuyên theo dõi biểu hiện bên ngoài của tôm để phòng trị kịp thời nếu phát hiện bệnh.

Kết quả quan trắc dịch bệnh trên tôm

Theo kết quả quan trắc dịch bệnh trên các tuyến sông rạch của Chi cục Chăn nuôi và Thú y Sóc Trăng, qua phân tích 16 mẫu tôm tự nhiên trên các tuyến kênh, phát hiện 2 mẫu bị nhiễm bệnh đốm trắng (WSSV) tại cống Xà Mách và cống Trà Nõ; có 6 mẫu bị nhiễm bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu (IHHNV) tại cầu Hòa Lý, phà Dù Tho, cống Sáu Quế 1, cống Xà Mách, cầu Trà Niên và cống Trà Nõ; có 3 mẫu bị nhiễm bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND) tại bến đò Nông trường 30-4, vàm Ông Tám và cầu Trà Niên.

Theo Chi cục Thủy sản, hiện nay đang trong giai đoạn mùa mưa, bão nên thời tiết thay đổi bất thường dẫn đến môi trường ao nuôi dễ biến động và tôm thường hay bị bệnh đường ruột, bệnh phân trắng, nhất là trong giai đoạn từ 30 - 50 ngày.

Do đó, bà con nuôi tôm cần hạn chế lấy nước vào ao ở thời điểm này và áp dụng các biện pháp để tránh lây nhiễm mầm bệnh từ kênh rạch bên ngoài vào ao nuôi.

Khuyến cáo người nuôi tôm

Thường xuyên theo dõi biểu hiện bên ngoài của tôm để phòng trị kịp thời nếu phát hiện bệnh.

Để chủ động đối phó và phòng ngừa bệnh phân trắng, bà con cần lưu ý một số vấn đề sau: quản lý các yếu tố môi trường như pH, độ kiềm, độ mặn, độ trong… luôn nằm trong ngưỡng thích hợp. Khi trời mưa dầm, thời tiết lạnh nên cắt cữ ăn hoặc giảm 30 - 50% lượng thức ăn để tránh dư thừa thức ăn, dơ đáy ao, tăng cường chạy quạt đảm bảo hàm lượng ôxy hòa tan trên 5mg/l. Nên thường xuyên định kỳ 2 lần/tuần kiểm tra và khống chế mật số vi khuẩn có hại tổng khuẩn Vibrio trong môi trường ao nuôi; thường xuyên theo dõi biểu hiện bên ngoài của tôm, như: ruột lỏng, ruột đứt khúc, đuôi phân trắng… để phát hiện, phòng trị kịp thời.

Bệnh đỏ thân đốm trắng rất dễ bộc phát khi môi trường bị biến động, bệnh do virus và chưa có cách trị hiệu quả nên phòng là chính; do đó, người nuôi cần quản lý tốt môi trường trong mùa mưa nằm trong ngưỡng thích hợp, thật ổn định và tránh dao động lớn; bắt giống về nuôi phải qua khâu xét nghiệm sạch mầm bệnh; cho ăn vừa đủ, tránh dư thừa, cần thiết kế hệ thống xiphong giữa ao để loại bỏ thức ăn dư thừa, phân tôm… giúp làm sạch nước, sạch đáy ao; những ngày tôm lột xác, rớt tảo hay mưa dầm nên cắt cữ ăn hoặc giảm thức ăn 30 - 50%; đồng thời, giữ hàm lượng ôxy trong ao cao trên 5mg/l để giúp tôm khỏe, giảm độc tính các khí độc, bổ sung các chủng vi sinh có lợi cho môi trường nước ngay từ đầu vụ và định kỳ để át chế vi khuẩn có hại trong ao nuôi.

Báo Sóc Trăng
Đăng ngày 13/09/2017
Dịch bệnh

Xổ ký sinh trùng có ảnh hưởng đường ruột tôm?

Tôm bị ký sinh trùng đường ruột là một vấn đề thường xảy ra ở các ao nuôi tôm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, trưởng thành và năng suất của vụ nuôi.

Đường ruột tôm
• 10:42 08/04/2024

Nấm đồng tiền: Mối đe dọa đến sức khỏe tôm nuôi

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó luôn là vấn đề thách thức đối với người nuôi tôm bởi loại này gây tổn thất không hề nhỏ cho ao tôm, khiến tôm dễ mắc phải nhiều bệnh và làm ảnh hưởng đến năng suất vụ nuôi.

Nấm đồng tiền
• 10:18 26/02/2024

Một số loài ký sinh trùng phổ biến ở tôm

Trong quá trình nuôi tôm luôn gặp phải các trường hợp tôm nhiễm bệnh mà chết dần. Trong đó, ký sinh trùng là một trong những nguyên nhân gây ra, đặc biệt là các loài nội ký sinh trùng. Cùng tìm hiểu qua đặc điểm của những loài ký sinh trùng dưới đây nhé!

Tôm
• 09:56 22/02/2024

Không nên chủ quan với các bệnh đường ruột trên tôm

Với sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là về tôm, việc thấu hiểu về đường ruột tôm mở ra cánh cửa cho những tiến bộ trong y học thủy sản và ứng dụng những công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong việc cải thiện sản xuất và chất lượng tôm nuôi.

Tôm thẻ
• 09:43 19/02/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 07:38 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 07:38 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 07:38 20/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 07:38 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 07:38 20/04/2024