Nguồn lợi cá bống mít tự nhiên

Nguồn lợi thủy sản tự nhiên là cá bống mít đang bị khai thác một cách tùy tiện.

nguồn lợi cá bống mít tự nhiên
Cá bống mít. Nguồn Internet

Cá bống mít (tên khoa học: Stigmatogobius pleurostigma) là một trong 58 loài cá bống, phân bố chủ yếu ở các vùng cửa sông và ven biển vùng Tây Nam Bộ. Đây là một nguồn lợi thủy sản ngày càng có giá trị kinh tế cao.

Tuy nhiên, do hiện nay nguồn lợi thủy sản này vẫn chưa được đánh giá đúng tiềm năng kinh tế nên cá bống mít vẫn phát triển chủ yếu ở môi trường tự nhiên, người dân khai thác tùy tiện.

Điều này dẫn đến tài nguyên suy kiệt không phục hồi, giá trị kinh tế không cao, trong khi thị trường thế giới rất ưa chuộng nên cá bống mít dễ dàng được xuất khẩu với giá cao.

Nhìn ra sự bất cập ấy, nhóm các nhà khoa học thuộc Đại học Cần Thơ đã bắt tay vào nghiên cứu các đặc điểm hình thái, sinh học, tương quan chiều dài trọng lượng, hình thức tăng trưởng… của cá bống mít nhằm bước đầu đề xuất kích cỡ đánh bắt phù hợp, đảm bảo cho sự khai thác bền vững nguồn lợi của loài này.

Tiến tới phát triển trong môi trường nuôi ao hồ, trở thành mặt hàng xuất khẩu mang lại giá trị kinh tế cao cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Tiến sĩ Đinh Minh Quang, Trưởng nhóm nghiên cứu, Đại học Cần Thơ cho biết: Nhóm đã thực hiện nghiên cứu về cá bống mít ở vùng ven biển Trần Đề (Sóc Trăng) và Nhà Mát (Bạc Liêu), từ tháng 11/2015 đến tháng 10/2016.

Kết quả nghiên cứu cho thấy: Hiện nay số lượng ngoài tự nhiên đang giảm mạnh. Nguyên nhân được nhận định là do các nhà quản lý không có cảnh báo, hướng dẫn về phương cách và dụng cụ đánh bắt, cộng với người dân mang tư duy đây là nguồn lợi “chim trời, cá nước” nên đánh bắt thả sức, sử dụng lưới mắt dày và te đẩy để tận thu cả những con cá quá nhỏ, khiến nguồn cá không kịp tái tạo.

“Cá bống mít khi trưởng thành có thể dài tới 7,5 cm, thời điểm khai thác phù hợp nhất là khi cá đạt độ dài 4 cm. Vì vậy cần có quy định độ thưa mắt lưới để cá dưới 4 cm không bị đánh bắt. Điều này sẽ giúp khai thác một cách bền vững, khai thác đi đôi với bảo tồn, thay vì tận diệt như hiện nay” - Tiến sĩ Quang nhấn mạnh.

Trên thị trường nội địa, cá bống mít đang được bán với giá từ 40.000 -60.000 đồng/kg tùy thời điểm, trong khi giá xuất khẩu hơn 200.000 đồng/kg.

Có thể nói chúng ta đang lãng phí nguồn tài nguyên này khi không thể xuất khẩu nếu khai thác bằng hình thức đánh bắt tự nhiên, bởi hình thức này không đảm bảo về số lượng cung ứng, cũng như độ đồng đều giữa các cá thể cá. Trong khi đó, hình thức nuôi thả trong ao, lồng… sẽ cho hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều, vì cá bống mít dễ nuôi, tạp ăn, ít bệnh và sinh đẻ quanh năm.

Quan trọng hơn nữa, dù một lần sinh sản, cá bống mít có thể đẻ từ 3.000 đến gần 6.000 trứng, nhưng trong tự nhiên, tỷ lệ nở thành con chỉ được 10%, do bị trở thành mồi của các loài khác, nhưng nếu nuôi, tỷ lệ này sẽ lên tới 60%.

Hơn nữa, do chúng ta đang khai thác cá dưới chuẩn khuyến cáo nên tỷ lệ cá trưởng thành, có khả năng sinh sản ngày càng giảm với cấp độ số nhân.

Từ kết quả thực địa và nghiên cứu, Tiến sĩ Đinh Minh Quang và các cộng sự đã đề xuất mô hình nuôi cá bống mít trong ao, đầm để bảo tồn nguồn lợi thủy sản này, tạo thêm việc làm cho lao động vùng Đồng bằng sông Cửu Long, cũng như có nguồn hàng ổn định phục vụ xuất khẩu, gia tăng giá trị hàng thủy sản Việt Nam.

Theo đó, cá bống kèo có tính ăn tạp, nên ngoài thức ăn tự nhiên có trong ao như phù du động thực vật, sinh vật đáy, rong tảo sống bám, mùn bã hữu cơ… người nuôi có thể cho cá ăn thêm thức ăn chế biến và thức ăn viên công nghiệp có kích cỡ phù hợp với độ lớn và kích thước miệng, để cá có khả năng sử dụng thức ăn hiệu quả nhất.

Mỗi ngày cho cá ăn 2 lần vào buổi sáng và chiều mát, với khẩu phần ăn từ 4 đến 6% trọng lượng thân/ngày. Mỗi tuần một lần, bổ sung thêm một số loại men tiêu hoá nhằm kích thích cho cá ăn ngon và tiêu hoá thức ăn tốt hơn tránh hiện tượng cá bị chướng bụng, đầy hơi.

Về chất lượng nước ao nuôi, cần có máy sục khí để tăng lượng oxy cho cá, do đây là loại cá ưa hoạt động ở tầng đáy. Bên cạnh đó mực nước cũng cần điều chỉnh theo hướng tăng dần, phù hợp với các giai đoạn phát triển của cá.

Hiện nay, chúng ta đã dần quen với khái niệm nông nghiệp công nghệ cao, trong đó có quản lý chất lượng nước ao nuôi bằng các thiết bị cảm biến tự động. Các yếu tố thuỷ lý, thuỷ hoá của nước ao như nhiệt độ nước, pH, độ trong, độ mặn sẽ được máy thu thập thường xuyên và gửi về máy chủ, từ đó đề xuất phương thức điều chỉnh phù hợp. Người quản lý chỉ cần bấm nút ra lệnh ngay trên điện thoại smartphone của mình.

Ngoài ra, do cá bống mít có kích thước khá nhỏ, nên việc làm lưới bao quanh ao nuôi, cũng như kiểm soát không có cá tạp, cá dữ vào ao là rất quan trọng. Có nhiều loài địch hại săn bắt và ăn thịt cá bống mít như chim cồng cộc, rắn, cá rô phi, …nên người nuôi phải chắn lọc kỹ càng, nhất là ở những công đoạn thay nước.

Phó Giáo sư Lê Nguyễn Đoan Khôi, Phó Trưởng phòng Quản lý khoa học, Đại học Cần Thơ cho biết: Công trình nghiên cứu về cá bống mít của nhóm tác giả Đinh Minh Quang đã đạt giải cao trong cuộc thi “Nghiên cứu khoa học trẻ Trường Đại học Cần Thơ năm 2017” vừa qua.

Đây cũng là đề tài được trường chọn để tham dự cuộc thi Nghiên cứu khoa học trẻ toàn quốc năm 2017.

Do đề tài mang tính ứng dụng và tính kinh tế cao, nên trong thời gian tới, nhà trường sẽ có phương án phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cần Thơ đưa vào ứng dụng rộng rãi hơn nữa, gia tăng việc làm và thu nhập cho nông dân địa phương.

 

TTXVN
Đăng ngày 03/07/2017
Ánh Tuyết
Môi trường

Rong biển: Người dọn dẹp tiềm năng cho môi trường thủy sản

Rong biển, một loài thực vật biển đa năng, không chỉ đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái mà còn mang lại nhiều lợi ích cho ngành thủy sản. Với khả năng làm sạch môi trường nước và hỗ trợ nuôi trồng thủy sản bền vững, rong biển đang trở thành một giải pháp tự nhiên được nhiều quốc gia quan tâm và áp dụng.

Rong biển
• 10:48 15/01/2025

Bảo vệ cá nuôi trước thời tiết chuyển biến lạnh

Thời tiết lạnh thường đem đến nhiều thách thức cho việc nuôi cá. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của cá mà còn tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp những biện pháp hiệu quả giúp bảo vệ cá nuôi trước thời tiết lạnh.

Cá nuôi
• 09:57 13/01/2025

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 11:26 02/12/2024

Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm

Đầu năm luôn là thời điểm nhạy cảm đối với giá cả các loại nông sản và thủy sản, đặc biệt là tôm thẻ. Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm 2025 hứa hẹn mang đến cả cơ hội và thách thức cho người nuôi và các doanh nghiệp xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 05:19 18/01/2025

Giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1598/QĐ-TTg Phê duyệt Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đánh bắt cá
• 05:19 18/01/2025

Top 7 loài cá có răng đáng sợ nhất thế giới

Đại dương luôn ẩn chứa những điều kỳ diệu và cũng không thiếu những yếu tố đáng sợ. Trong lòng nước sâu thẳm, một số loài cá sở hữu bộ răng sắc nhọn và ngoại hình đầy ám ảnh, khiến chúng trở thành những sát thủ tự nhiên của hệ sinh thái.

Cá
• 05:19 18/01/2025

Biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm

Thức ăn trong nuôi tôm chiếm một phần chi phí khá cao. Quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm là một yếu tố quan trọng giúp tăng trưởng tôm khỏe mạnh, giảm chi phí, mang lại lợi nhuận cho người nuôi tôm và bảo vệ môi trường. Dưới đây là một số biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm:

Tôm thẻ
• 05:19 18/01/2025

Bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Thay nước bể cá là một trong những công việc quan trọng để duy trì môi trường sống khỏe mạnh cho cá. Tuy nhiên, việc xác định thời gian và tần suất thay nước không phải lúc nào cũng đơn giản. Nếu thay nước quá thường xuyên hoặc không đúng cách, bạn có thể vô tình làm căng thẳng cá hoặc phá vỡ hệ sinh thái trong bể. Vậy bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Bể cá
• 05:19 18/01/2025
Some text some message..