Nguồn lợi thủy sản giảm sút, nhiều tàu cá đóng theo NĐ 67 phải nằm bờ

Đóng mới tàu cá nhưng nguồn lợi thủy sản giảm sút, ngư lưới cụ lạc hậu khiến nhiều chủ tàu cá ở Quảng Nam quyết định nằm bờ.

tàu cá đóng theo NĐ 67 phải nằm bờ
Ngư dân Đỗ Văn Tiến lo lắng vì tàu cá QNa 93455 của mình nằm bờ 2 năm nay.

Nghị định 67 về một số chính sách phát triển thủy sản đã giúp nhiều ngư dân ở tỉnh Quảng Nam đóng mới tàu công suất lớn. Tuy nhiên, dù tàu to, máy lớn, nhưng thời gian gần đây việc đánh bắt hải sản đạt năng suất thấp, giá cả bấp bênh, chi phí mỗi chuyến đi biển tăng cao, dẫn đến nhiều ngư dân chuyển sang làm nghề khác. Cũng theo phản ánh của ngư dân, hiện nay nhiều tàu cá xuống cấp không có kinh phí sửa chữa khiến cuộc sống lâm vào cảnh khó khăn.

Anh Đỗ Văn Tiến, ở thôn Trà Đông, xã Duy Vinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Là chủ tàu cá QNa 93455, trước đây, gia đình anh Tiến đi biển bằng tàu gỗ. Hơn 3 năm nay, anh Tiến đã mạnh dạn đóng mới tàu vỏ thép đánh bắt xa bờ.

Được Ngân hàng cho vay 15,3 tỷ đồng, gia đình anh góp thêm 1,5 tỷ đồng để đóng mới tàu cá. Sau 2 năm hoạt động, tàu cá của anh Tiến phải nằm bờ vì ngư cụ lạc hậu, không phù hợp với điều kiện đánh bắt. “Tàu cá vỏ thép giờ nằm bờ hư hỏng nhiều trong khi chủ tàu không có tiền chi tiêu, tiền trả ngân hàng cũng khó khăn”, anh Tiến nói.

Theo ngư dân Phạm Hiên - chủ tàu QNa 93789, xã Duy Vinh, huyện Duy Xuyên tỉnh Quảng Nam, tàu của ông đã nằm bờ hơn 1 năm nay. Tàu cá không hoạt động nên rỉ sét, xuống cấp nặng nề. Nhìn khối tài sản hơn 16 tỷ đồng nằm phơi nắng phơi mưa, ông Phạm Hiên không khỏi xót xa. Theo ông Hiên, hiện nay mỗi chuyến ra khơi chi phí rất lớn nhưng sản lượng hải sản đánh bắt thấp, không đủ bù chi phí nên ngư dân dễ lâm cảnh nợ nần.

“Mấy chuyến đầu sau khi đóng tàu khai thác có hiệu quả, nhưng 2 năm trở lại đây tàu khai thác kém hiệu quả do lưới và ngư cụ đã lỗi thời. Tàu giờ nằm bờ nên kinh tế ngư dân bấp bênh, khó khăn. Chi phí mỗi chuyến biển hết 60 triệu đồng nên phải kiếm được 100 triệu đồng mới có lãi”, ông Hiên cho biết.

Ông Lê Trung Cường, Phó Chủ tịch UBND huyện Duy Xuyên tỉnh Quảng Nam cho biết, tại địa phương có có 9 tàu cá vỏ thép được đóng mới theo Nghị định 67 về một số chính sách phát triển thủy sản. Sau thời gian hoạt động, nhiều tàu khai thác không hiệu quả, một số tàu nằm bờ không vươn khơi do khan hiếm lao động đi biển, ngư cụ chưa phù hợp. Trước thực tế này, huyện đã đề nghị với các ngành chức năng có hướng hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho ngư dân. 

“Phần lớn tàu cá đóng mới sau một thời gian hoạt động đã không chứng tỏ hiệu quả. Ngư dân vay vốn ngân hàng đóng tàu phải trả lãi trong khi đó đánh bắt không hiệu quả nên người dân không mặn mà đi biển, chỉ còn lại một số tàu đi cầm chừng nên hiệu quả của Nghị định 67 không được phát huy. Huyện đã đề nghị với các cấp, các ngành chức năng của tỉnh có hướng để tháo gỡ hỗ trợ điều kiện về đánh bắt, nguồn vốn để sữa chữa tàu, giãn nợ, khoanh nợ cho người dân yên tâm tiếp tục bám biển”, ông Cường cho biết.

Theo ông Ngô Tấn, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Nam, toàn tỉnh hiện có 63 tàu cá đóng mới theo Nghị định 67, trong đó có 13 tàu lưới rê hỗn hợp. Hiện nay, nghề lưới rê hỗn hợp hoạt động không hiệu quả nên đã có 5 tàu chuyển đổi qua nghề chụp mực. Trước tình trạng nhiều tàu cá nằm bờ, ngành nông nghiệp đang xem xét và đề xuất hướng giúp đỡ bà con.

“Nghị định 67 hỗ trợ một số chính sách về phát triển thủy sản hỗ trợ cho dân vay vốn đóng mới, trang thiết bị mới tàu thuyền, chính sách hỗ trợ duy tu bảo dưỡng, hỗ trợ chi phí nhiên liệu cho bà con. Trong thời gian vừa qua, bà con có ra khơi đánh bắt, nhưng một số tàu phản ánh nguồn lợi suy giảm nên doanh thu của nhiều chủ tàu giảm sút, khiến nhiều tàu cá phải nằm bờ. Sở đang chỉ đạo Chi cục thủy sản xuống kiểm tra lại”, ông Tấn cho hay./.


VOV
Đăng ngày 26/09/2019
Tuyết Lê
Đánh bắt

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Giải mã những khó khăn của nghề đánh bắt sứa biển

Các món ăn làm từ sứa biển ngày càng thu hút nhiều tín đồ đam mê ẩm thực, nhưng có lẽ ít người biết rằng quá trình tạo ra sứa thương phẩm kỳ công ra sao.

Sứa
• 11:08 25/03/2024

Bình Định: Ngư dân trúng mùa cá cơm

Trong 2 ngày, từ 13-14.3, vùng biển ven bờ xã Nhơn Lý ( TP Quy Nhơn) và xã Mỹ An ( huyện Phù Mỹ) xuất hiện đàn cá cơm dày đặc, ngư dân làm nghề mành rút trủ ra khơi khai thác cá cơm trúng đậm, sản lượng đánh bắt cao.

Cá cơm
• 09:50 15/03/2024

Bình Định: Đẩy mạnh tuyên truyền IUU năm 2024

Trong 2 ngày 11 và 12.01, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phù Cát phối hợp với Trung tâm VH-TT-TT huyện tổ chức xe hoa lưu động tuyên truyền về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn xã Cát Minh, Cát Khánh và thị trấn Cát Tiến huyện Phù Cát, Bình Định.

IUU
• 09:57 12/01/2024

Hội chứng chết sớm EMS trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

Nuôi tôm không phải là một công việc dễ dàng. Trong quá trình nuôi tôm thường xuất hiện rất nhiều loại bệnh khác nhau. Một trong số đó là EMS, hay Hội chứng chết sớm, còn được gọi là AHPNS hoặc Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính.

Tôm nhiễm bệnh
• 22:05 26/04/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 22:05 26/04/2024

Kinh tế tuần hoàn với giải pháp nội tại ngành tôm

Chuyên gia Huỳnh Quốc Tịnh ở Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) phân tích giải pháp tiếp cận đối với sản phẩm tôm theo định hướng kinh tế tuần hoàn bằng việc thực hiện tuần hoàn trong nội tại ngành tôm.

Khu nuôi tôm
• 22:05 26/04/2024

Bình Định: Tập huấn phòng chống dịch bệnh trong nuôi thủy sản

Sáng ngày 25.4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y ( Sở NN&PTNT Bình Định) phối hợp UBND xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ tổ chức tập huấn tuyên truyền phòng chống dịch bệnh thủy sản cho cán bộ phụ trách thủy sản và 40 hộ dân nuôi trồng thủy sản của 3 thôn Xuân Bình Nam, Hưng Lạc và Hưng Tân.

Ao nuôi tôm
• 22:05 26/04/2024

Một số loại lưới che nắng cho ao tôm tiết kiệm chi phí

Tại các tỉnh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long đang phát triển mô hình nuôi tôm công nghệ cao, siêu thâm canh, đem lại hiệu quả rõ ràng và mở ra hướng đi mới cho ngành nuôi tôm. Với đặc thù khí hậu nhiệt đới quanh năm tác động lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm. Do đó, việc tìm kiếm các phương pháp để che mát cho ao nuôi trở nên vô cùng quan trọng.

Ao tôm
• 22:05 26/04/2024