Nguy cơ cạn kiệt nguồn nước ngầm tại Đồng bằng sông Cửu Long

Do khai thác tràn lan, quá mức và chưa được kiểm soát chặt chẽ, hiện nguồn nước ngầm ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã và đang bị sụt giảm và ô nhiễm ở mức báo động.

sử dụng nước
Hộ dân ở thị trấn Thới Lai, huyện Thới Lai (TP.Cần Thơ) đang sử dụng nước từ giếng khoan lên sinh hoạt.

Khai thác vô tội vạ

Là tỉnh giáp biển nên nguồn nước ở Sóc Trăng thường bị nhiễm mặn, phần lớn người dân chọn cách khai thác nguồn nước ngầm để phục vụ sinh hoạt, sản xuất. Người dân lấy nước ngầm bằng cách khoan nhiều giếng, cây nước (bơm tay và bơm máy) xuống lòng đất 90m để sử dụng. Do khai thác quá mức nên mực nước ngầm này ngày càng cạn kiệt, nhiều nơi khoan sâu hơn 100m nhưng vẫn không hút được nước.

Ông Ngô Quốc Dũng - Phó trưởng phòng TNMT huyện Mỹ Xuyên - cho biết: “Chúng tôi chỉ xác nhận cho các hộ dân khai thác  nước ngầm dưới 20m3/ngày, nếu muốn khai thác hơn thì phải lập đề án trình Sở TNMT ký. Về trữ lượng khai thác nước ngầm thì chúng tôi chưa có điều kiện để nắm được”.

Theo Sở TNMT tỉnh Sóc Trăng, hàng năm, nguồn nước ngầm bị sụt giảm (từ 0,2 đến 0,3cm). Tập trung nhiều ở huyện Mỹ Xuyên, Trần Đề, TP.Sóc Trăng, Vĩnh Châu. Riêng huyện Mỹ Xuyên và TP.Sóc Trăng đã khai thác vượt mức 20% của trữ lượng tiềm năng cho phép. Nguyên nhân là do nhu cầu sử dụng nước trong sinh hoạt, sản xuất ngày càng cao, cùng ảnh hưởng của biến đổi khí hậu dẫn đến khả năng bổ sung nước không kịp, bị nhiễm mặn. Một số địa phương bị nhiễm mặn ở tầng nông (từ 40-120m), nên nhiều hộ dân chuyển sang khai thác ở tầng sâu (trên 120m).

Hiện toàn tỉnh Sóc Trăng có trên 80.000 giếng khoan hộ gia đình và trên 130 trạm cấp nước tập trung, trữ lượng khai thác gần 200.000m3/ngày. Số lượng giếng, trạm khai thác trên đã gây thiếu hụt nguồn nước ngầm,  hiện nhiều người dân vẫn tự ý  khoan giếng ở tầng sâu mà chưa được chính quyền cho phép.  Các địa phương như Cần Thơ, Cà Mau, Bạc Liêu, An Giang... cũng xảy ra tình trạng trên.

Theo Sở TNMT TP.Cần Thơ, toàn thành phố có trên 32.400 giếng khoan, khai thác 700.000m3/ngày. Trong đó, có gần 400 giếng có công suất 50m3/ngày và hơn 30 giếng có công suất từ 500-1.000m3/ngày. Còn theo Sở TNMT Cà Mau, cả tỉnh có  180.000 giếng nước ngầm, trong đó có 40.000 giếng bị ô nhiễm nghiêm trọng. Đặc biệt, trong số giếng nước bị ô nhiễm trên, có 2/3 giếng được khoan lậu, có một số vùng khoan sâu trên 200m nhưng không lấy được nước...

Theo Bộ TNMT, toàn vùng ĐBSCL có khoảng 100.000 giếng nước ngầm, khoan với độ sâu từ 10-300m. Tổng lượng nước ngầm được khai thác sử dụng toàn vùng khoảng 1 triệu mét khối/ngày.

Biện pháp tạm thời

Ông Đồng Thống Nhất - Trưởng phòng Tài nguyên nước, Khoáng sản và Khí tượng thủy văn thuộc Sở TNMT tỉnh Sóc Trăng - cho biết: “Tỉnh đang khuyến khích người dân khai thác nguồn nước ngầm một cách tập trung, tránh tình trạng thất thoát, gây ô nhiễm và hạn chế khoan giếng bơm. Thời gian tới, sẽ tổ chức thanh - kiểm tra, phối hợp với các cơ quan có liên quan nghiên cứu các mô hình thích ứng với nước nhiễm mặn, biến đổi khí hậu, tránh khai thác nước tràn lan, không theo quy trình kỹ thuật”.

TP.Cần Thơ cũng đang khảo sát, thống kê số lượng giếng nước ngầm đã và đang khai thác. Theo đó, những giếng ở những địa phương có nguồn nước máy của NM nước Cần Thơ dẫn đến thì sẽ hướng dẫn người dân, DN chuyển qua sử dụng nguồn nước máy nếu đã hết phép khai thác. TP.Cần Thơ  không cấp phép, không gia hạn cấp phép cho một số DN chế biến tại KCN Trà Nóc, vì nguồn nước của NM nước Cần Thơ đủ cung cấp.

Hiện tỉnh Cà Mau đang đẩy mạnh tiến độ chương trình cung cấp nước sạch về nông thôn, phấn đấu đến năm 2015 có 100% hộ dân đủ nước sạch sử dụng, không còn khai thác nước ngầm một cách tràn lan. Đồng thời, đề ra kế hoạch xử lý những giếng khoan không còn sử dụng, bị ô nhiễm...

Lao động
Đăng ngày 21/06/2013
Môi trường

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 11:26 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 14:41 20/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 14:41 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 14:41 20/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 14:41 20/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 14:41 20/12/2024
Some text some message..