Điều này không chỉ ảnh hưởng đến tôm cá trong ao, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đối với môi trường bên ngoài. Vì vậy, hôm nay hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến việc ao nuôi bị ô nhiễm, hôi thối nhé!
Đâu là những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng nước ao nuôi
Thời tiết thay đổi đột ngột
Thời tiết thất thường, sức đề kháng của tôm cá dễ bị giảm. Khi đó, chúng rất dễ chết hoặc nhiễm bệnh do bị vi khuẩn, virus tấn công. Nếu không phát hiện kịp thời để đưa ra giải pháp xử lý thì rất có thể bùng phát thành dịch trong toàn ao nuôi.
Sử dụng thức ăn không đúng cách
Hiện nay, rất nhiều đơn vị nuôi trồng thuỷ sản sử dụng thức ăn công nghiệp chứa nhiều đạm và photpho. Lượng thức ăn bỏ xuống ao quá nhiều không được cá tiêu thụ hết, bên cạnh đó là lượng phân của tôm cá lắng đọng lại khiến cho hàm lượng chất thải rắn hữu cơ trong nguồn nước tăng cao và duy trì ở trạng thái lơ lửng.
Mưa lớn, lũ lụt làm tăng độ pH
Nước ta là một trong những nước hàng năm xảy ra nhiều thiên tai, bão lũ. Khi gặp lũ lụt, ao nuôi cá có độ pH tăng mạnh. Nguyên nhân là do nước mưa chứa nhiều axit yếu. Ngoài ra, đất xung quanh ao có thể bị nhiễm phèn. Khi nước mưa tràn vào, phèn chảy thẳng xuống ao. Đó là lý do vì sao sau mưa lũ, tỷ lệ ion sắt trong nguồn nước ao hồ nuôi cá thường tăng cao.
Khi nồng độ phèn quá cao trong ao, tôm và cá sẽ gặp trở ngại trong việc hô hấp, hấp thụ dinh dưỡng kém, ảnh hưởng đến sức khoẻ của chúng.
Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác như:
- Xử lý nước ao bằng hóa chất không rõ nguồn gốc cũng là một nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước phổ biến.
- Xác sinh vật trong ao nuôi sau khi chết không qua xử lý sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước.
- Tác động của các hoạt động sinh hoạt, hoạt động sản xuất của con người... xả thải trực tiếp xuống ao hồ gây ô nhiễm nước.
Nếu nước ao bị ô nhiễm, tôm cá sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?
Khi nước ao bị hôi thối, ô nhiễm nghiêm trọng, vật nuôi như tôm cá trong ao sẽ dễ bị nhiễm bệnh mà chết rải rác hoặc hàng loạt.
Bên cạnh đó, môi trường sinh sống xung quanh cũng bị tác động theo, kể cả nguồn nước ngầm, nước sinh hoạt của bà con cũng bị ảnh hưởng. Nếu mùi hôi thối bốc lên làm cho môi trường sống bị ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người.
Môi trường hôi thối cũng là điều kiện thuận lợi cho khí độc, tảo độc sinh sôi mạnh mẽ. Điều này là vấn đề khá quan ngại vì việc xử lý dứt điểm tốn rất nhiều thời gian.
Cách khắc phục mùi hôi thối nước ao hiệu quả cao
Đầu tiên, người nuôi nên làm sạch môi trường xung quanh khu vực ao nuôi như dọn sạch mỗi luống cỏ, lượng rác thải, xác hải sản, vớt dọn ao bèo, tảo rong,... Sau quá trình dọn sạch nên tháo bỏ nguồn nước mới giúp nước thêm sạch trước khi bắt đầu thả nuôi lứa tôm cá mới.
Ngoài ra, người nuôi có thể sử dụng phương pháp xử lý mùi hôi ao nhờ nạo vét đáy ao. Phương pháp này xử lý nước ao bị hôi thối qua việc nạo vét thường xuyên dùng cho nguồn nước ao nuôi ô nhiễm nặng. Vì thực tế, bùn đáy ao là nguyên nhân dẫn tới màu sắc và mùi nước ao thay đổi.
Phương pháp xử lý mùi hôi đáy ao nhờ men vi sinh cũng là một cách mang hiệu quả kinh tế để xử lý nước ao bị hôi thối, so với các phương pháp tốn kém chi phí và công sức khác.
Ngày nay, trên thị trường có đa dạng các dòng men vi sinh. Vì vậy, bà con có thể dựa vào tình trạng nước ao nuôi cũng như điều kiện kinh tế gia đình để lựa chọn ra sản phẩm phù hợp nhất. Tránh mua phải các mặt hàng trôi nổi, không hiệu quả mà còn tốn kém chi phí.