Nhà khoa học Italy kêu gọi ăn sứa để bảo vệ môi trường

Một nhà khoa học người Italy đề xuất phương án ăn thịt sứa để ngăn chặn sự phát triển mất kiểm soát của loài vật này.

Nhà khoa học Italy kêu gọi ăn sứa để bảo vệ môi trường
Gỏi sứa. Ảnh: Internet

Một nhà khoa học Italy đưa ra dự án khuyến khích ăn thịt sứa, ngăn loài vật này sinh sôi quá mức gây ảnh hưởng xấu đến môi trường cũng như các hoạt động của con người, Mirror hôm 28/9 đưa tin.

Sứa có nhiều hình thức sinh sản. Chúng có thể chia tách các phần cơ thể để tạo thành con non mới hoặc sinh sản hữu tính bằng cách đẻ trứng rồi thụ tinh bên ngoài. Chúng có thể đẻ tới 45.000 quả trứng một ngày.

ẩm thực, ăn sứa, món ăn từ sứa, loài sứa
Sứa sinh sôi nhanh chóng đe dọa sinh vật biển và các hoạt động của con người. (Ảnh: Avoca Ventures).

Biến đổi khí hậu khiến nước biển ấm lâu hơn, tạo điều kiện thuận lợi để sứa sinh sôi nhanh chóng. Những năm gần đây, số lượng sứa bùng nổ vượt ngoài tầm kiểm soát. Năm 2015, kênh đào Suez được mở rộng, trở thành "đường cao tốc" cho loài vật này xâm lấn Địa Trung Hải.

Một nhà máy điện Nhật Bản từng thử giết bớt sứa bằng máy nghiền, nhưng lại vô tình giúp chúng sinh sôi mạnh mẽ hơn, theo New York Times. Năm 2013, sự bùng nổ số lượng sứa đã buộc một nhà máy điện hạt nhân Thụy Điển phải đóng cửa. Sứa cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động nuôi cá hồi ở biển Ireland.

Ủy ban châu Âu cho rằng sự bùng nổ của sứa cùng ô nhiễm biển gây ra nhiều vấn đề lớn và ngày càng trầm trọng. Tổ chức này cũng tài trợ cho các nhà nghiên cứu đưa ra những biện pháp đột phá để giải quyết tình trạng trên.

Stefano Piraino, giáo sư ngành động vật học tại Đại học Salento, cùng các đồng nghiệp đề xuất dự án Go Jelly nhằm khuyến khích mọi người ăn thịt sứa. Trước đó, ông từng thực hiện một số nghiên cứu về sứa và mở chiến dịch bảo vệ các bãi biển khỏi những loài sứa độc bằng lưới.

Sứa có thể giúp phát hiện các khối u gây ung thư, Piraino cho biết. Chúng cũng chứa nhiều collagen và có thể giúp làm đẹp môi. Ngoài ra, các món ăn từ sứa còn rất giàu protein và ít cholesterol.

Piraino và nhóm dự án tin rằng, biến đổi khí hậu và tình trạng đánh bắt cá quá mức sẽ khiến người Italy dần làm quen với việc ăn sứa. Ở một số nước như Nhật Bản hay Trung Quốc, những món ăn từ sứa từ lâu đã trở nên quen thuộc với người dân.

VNExpress
Đăng ngày 11/10/2017
Ẩm thực

Don Quảng Ngãi: Vị ngon khó quên của miền Trung

Don Quảng Ngãi là một món ăn độc đáo của xứ Quảng, nổi bật với vị ngọt thanh từ con don nhỏ bé sống ở các dòng sông. Với cách chế biến giản dị nhưng đậm đà, món ăn này không chỉ là đặc sản mà còn là niềm tự hào của người dân Quảng Ngãi.

Quảng Ngãi
• 09:00 30/10/2024

Đảo thiên đường Quan Lạn: Du lịch biển và khám phá "vàng ròng" của Quảng Ninh

Bên cạnh vẻ đẹp tự nhiên, Quan Lạn còn nổi tiếng với đặc sản sá sùng - loài hải sản quý hiếm được mệnh danh là "vàng ròng" của vùng biển. Sá sùng không chỉ là nguyên liệu bổ dưỡng trong ẩm thực mà còn có giá trị kinh tế cao, góp phần tạo nên sự phong phú và độc đáo cho du lịch ẩm thực tại đảo.

Đảo Quan
• 14:09 19/10/2024

Hòn ngọc quý Phú Quốc: Hương vị đặc sắc từ "vàng đen" của đại dương

Phú Quốc, ngoài vẻ đẹp hoang sơ của biển đảo, còn là điểm đến hấp dẫn cho những ai yêu thích ẩm thực hải sản, đặc biệt là nhum biển. Nuôi nhum tại Phú Quốc không chỉ tạo nên nguồn hải sản tươi ngon mà còn mang đến cho du khách cơ hội khám phá những món ăn độc đáo, đậm chất địa phương.

Hòn đảo ngọc Phú Quốc
• 12:00 15/10/2024

Tôm hùm Bình Ba: Niềm tự hào của vùng biển Khánh Hòa

Tôm hùm đảo Bình Ba, Khánh Hòa là một đặc sản biển nổi tiếng với hương vị tươi ngon, thịt chắc và giàu dinh dưỡng. Được nuôi trồng trong môi trường biển trong lành, tôm hùm Bình Ba không chỉ thu hút du khách mà còn đóng góp quan trọng vào kinh tế địa phương, giúp đảo này trở thành "Quốc đảo tôm hùm" của Việt Nam.

Quốc đảo tôm hùm
• 09:00 05/10/2024

Các loại thức ăn giúp thúc đẩy sự phát triển của tôm thẻ chân trắng

Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng cần lưu ý trong quá trình nuôi tôm, so với các nhu cầu khác của ao thì chi phí thức ăn chiếm 40 – 70% chi phí sản xuất.

Động vật phù du
• 03:52 09/11/2024

Cảnh báo về cơn bão Yinxing cho người dân nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 8/11/2024, cơn bão Yinxing chính thức đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 của năm. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đây là một trong những cơn bão mạnh nhất năm nay, với sức gió vùng gần tâm bão đạt cấp 14 (từ 150 đến 166 km/h), giật đến cấp 17

Bão
• 03:52 09/11/2024

Xuất khẩu tôm của Ecuador giảm mạnh trong tháng 9

Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador trong tháng 9/2024 đã giảm đáng kể do nhu cầu suy giảm từ các thị trường quan trọng, đặc biệt là châu Á. Cụ thể, lượng xuất khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng
• 03:52 09/11/2024

Lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất có thể giúp phòng bệnh và tăng năng suất tạm thời, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Vậy lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm là gì, nguy cơ từ nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này?

Tôm thẻ chân trắng
• 03:52 09/11/2024

Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và phốt pho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao.

Cải tạo ao nuôi
• 03:52 09/11/2024
Some text some message..