Nhân dân tệ phá giá, hàng Việt xuất khẩu gặp khó

Việc Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ khiến nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam gặp khó khăn do sức ép cạnh tranh tăng mạnh.

mặt hàng thủy sản
Thủy sản là một trong số mặt hàng xuất khẩu chịu tác động mạnh sau quyết định hạ tỷ giá tham chiếu đối với đồng Nhân dân tệ. Ảnh: TL

Ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến - Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, việc Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ ảnh hưởng đến xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam khi các nước xuất khẩu thủy sản khác sẽ giảm giá đồng tiền, cạnh tranh trên thị trường thế giới nói chung.

Thách thức cho ngành thủy sản

Trao đổi với BizLIVE, ông Hòe cho rằng, sự điều chỉnh trên tác động trực tiếp đến các doanh nghiệp Việt Nam, ảnh hưởng đến sản lượng và kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng thủy sản sang Trung Quốc vì thị trường Trung Quốc được đánh giá là thị trường còn nhiều tiềm năng đối với doanh nghiệp Việt.

Đáng lưu ý, ông Hòe nhấn mạnh, trong tương lai, các doanh nghiệp thủy sản của Trung Quốc trước đây không xuất khẩu thủy sản có thể sẽ xuất khẩu trở lại và trở thành đối thủ cạnh tranh với các doanh nghiệp của các nước trong đó có doanh nghiệp Việt Nam.

Tuy nhiên, theo đánh giá của ông Trương Đình Hòe, động thái điều chỉnh tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước ngày 12/8 đã tạo sự cân bằng để xuất khẩu giảm bớt áp lực do đồng Nhân dân tệ bị phá giá.

Ông Võ Hùng Dũng, Phó Tổng thư ký Hiệp hội cá tra Việt Nam cho hay, mặc dù thị trường Trung Quốc chiếm 7-8% thị phần cá tra xuất khẩu nhưng việc phá giá đồng Nhân dân tệ sẽ ảnh hưởng đến kim ngạch và giá trị xuất khẩu của cá tra nói riêng và ngành cá Việt Nam nói chung.

Hiện tại, hơn 90% doanh nghiệp thủy sản Việt Nam chọn USD là đồng tiền thanh toán cho các đơn hàng xuất khẩu, sự tăng giá của đồng USD so với các đồng tiền khác tại các thị trường nhập khẩu thủy sản của Việt Nam như châu Âu, Nhật Bản đã ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp thủy sản.

Báo cáo của Bộ Công thương mới đây cho thấy, xuất khẩu của một số mặt hàng như thủy sản, gạo, cà phê của Việt Nam tính đến tháng 7 vừa qua giảm mạnh, một trong số nguyên nhân được đề cập đến là sự sụt giảm từ thị trường Trung Quốc.

Áp lực canh tranh cho nông sản

Tương tự mặt hàng thủy sản, cà phê và cao su của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc cũng được dự báo sẽ khó khăn trong thời gian tới đây.

Ông Nguyễn Nam Hải, Giám đốc Tổng công ty Cà phê Việt Nam cho biết với những hợp đồng thanh toán bằng USD doanh nghiệp nhập khẩu Trung Quốc sẽ phải thêm khoảng 2% để chi trả cho một đơn hàng với giá như trước đây.

xuất khẩu gạo
Xuất khẩu gạo sang Trung Quốc sẽ gặp khó.

Các mặt hàng cà phê hòa tan, cà phê rang xay xuất khẩu sang thị trường này sẽ trở nên đắt đỏ hơn và doanh nghiệp nhập khẩu có thể sẽ giảm giá mua, là áp lực lớn cho doanh nghiệp Việt.

Một số doanh nghiệp xuất khẩu gạo sang Trung Quốc cũng cho biết, xuất khẩu sang Trung Quốc thời gian tới có thể giảm mạnh vì đồng Nhân dân tệ yếu đồng thời cũng kém cạnh tranh so với các nước khác như Thái Lan, Indonesia... là những thị trường cạnh tranh trực tiếp với mặt hàng gạo của Việt Nam.

Cụ thể, mặc dù Trung Quốc là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2015 với 38,1% thị phần nhưng xuất khẩu gạo sang thị trường này có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm 2014 (giảm 9,04% về khối lượng và giảm 13,25% về giá trị).

Nỗi lo về hàng Trung Quốc giá rẻ

Nhiều chuyên gia lo ngại sau khi Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ, hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc sẽ tràn ngập thị trường Việt Nam.

cửa khẩu Lào Cai
Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ giúp hàng hóa của nước này nhập khẩu vào Việt Nam sẽ rẻ hơn (ảnh chụp tại cửa khẩu Lào Cai chiều 11/8) - Ảnh: Ngọc Bằng

Trao đổi với Vietnamplus, chuyên gia tài chính ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, hàng Trung Quốc sẽ tràn sang Việt Nam là điều không thể tránh được. Mặc dù khẩu hiệu kêu gọi “người Việt dùng hàng Việt” đã phần nào phát huy hiệu quả nhưng chưa đủ mạnh để cưỡng lại sức hấp dẫn của hàng Trung Quốc. Cái chính là họ ở ngay sát Việt Nam nên vừa nhập chính thức lại vừa buôn lậu nên Việt Nam bất lợi đủ mọi bề.

Theo PGS.TS Phạm Quốc Thái, Viện Kinh tế chính trị thế giới, doanh nghiệp Việt Nam đang nhập khẩu hàng Trung Quốc sẽ có lợi hơn, do giá nhập khẩu từ quốc gia này sẽ rẻ đi. Hàng Trung Quốc đã có ưu thế giá rẻ, nên việc Trung Quốc phá giá đồng tiền, hàng hóa của họ sẽ càng rẻ thêm. Nhiều người lo ngại nguy cơ hàng Trung Quốc sẽ tràn vào Việt Nam là có cơ sở.

Ông Võ Hùng Dũng, Phó Tổng thư ký Hiệp hội cá tra Việt Nam cho rằng, việc phá giá đồng Nhân dân tệ giúp Trung Quốc xuất khẩu dễ dàng hơn vào Việt Nam, trong khi, nếu tỷ giá của đồng tiền Việt Nam vẫn giữ nguyên như vậy từ giờ đến cuối năm sẽ gây khó khăn lớn cho ngành xuất khẩu thủy sản.

Đồng chia sẻ, ông Nguyễn Văn Sưa, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết, nhiều năm nay Việt Nam nhập khẩu thép từ Trung Quốc rất nhiều, chiếm 50% số thép nhập khẩu. Thép Trung Quốc có ưu thế giá thấp và bây giờ đồng Nhân dân tệ phá giá thì tính cạnh tranh  của thép Trung Quốc càng cao, ảnh hưởng đến thị trường trong nước.

Do vậy, ông Sưa cho rằng, doanh nghiệp thép trong nước phải nâng cao chất lượng và giá cạnh tranh. Đồng thời Nhà nước cần sử dụng hàng rào kỹ thuật để bảo vệ hàng trong nước như với sản phẩm tôn mã kẽm, tôn mã màu.

Nâng cao chất lượng, tìm thị trường mới

Trước sức ép nhập siêu tiếp tục trong thời gian tới, chuyên gia kinh tế Phạm Tất Thắng cho rằng, nếu chỉ hạn chế bằng các biện pháp đơn thuần thương mại thì không hiệu quả, cần giải quyết triệt để, kể cả đầu tư Trung Quốc vào Việt Nam.

“Nếu vẫn rơi vào tình trạng nhà thầu Trung Quốc luôn thắng thầu ở các dự án lớn thì không bao giờ khống chế được nhập siêu từ thị trường Trung Quốc. Vì khi họ có được dự án nào đó thì họ sẽ đưa những vật tư từ thị trường Trung Quốc vào tiêu dùng”, ông Thắng nói.

Ngoài ra, theo chuyên gia Phạm Tất Thắng, các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài sử dụng nguyên liệu từ Trung Quốc như dệt may, giày dép thì cần phải phát triển đồng bộ từ công nghiệp hỗ trợ. Trong đó, thay thế thị trường nhập khẩu Trung Quốc sang các thị trường khác như Singapore, Malaisia, Canada...

Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng, việc Trung Quốc phá giá Nhân dân tệ là tình hình đặc biệt, có tác động mạnh đến nền kinh tế Việt Nam, nhất là khi Việt Nam đang trong tình trạng nhập siêu từ Trung Quốc.

"Việt Nam cần phải có nỗ lực để kiểm soát tình hình đó bằng việc kêu gọi người Việt dùng hàng Việt, thay đổi chính sách đầu tư, nâng cao chất lượng hàng hóa sản xuất trong nước để thu hẹp khoảng cách xuất khẩu và nhập khẩu giữa Việt Nam với Trung Quốc", ông Doanh nhấn mạnh./.

VOV, 13/08/2015
Đăng ngày 13/08/2015
Trần Ngọc
Kinh tế

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:00 25/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 10:29 21/11/2024

Cua ghẹ Việt Nam tăng trưởng ấn tượng khi hút hàng tại Trung Quốc

Xuất khẩu cua ghẹ và các loại giáp xác khác của Việt Nam đang có sự bứt phá ngoạn mục trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Trung Quốc. Số liệu từ tháng 9/2024 cho thấy, ngành hàng này tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.

Ghẹ
• 09:34 20/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 11:14 18/11/2024

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 07:53 28/11/2024

Bản chất pH ao nuôi tôm và cách xử lý

Các kỹ sư thường tư vấn bà con việc kiểm tra pH đều đặn ngày 2 lần. Tuy nhiên nếu kiểm soát được môi trường tốt, nuôi được tảo có lợi chiếm ưu thế thì pH ao tôm sẽ được ổn định và hạn chế dao động. Việc hiểu bản chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và điều chỉnh pH theo ý muốn của mình được dễ dàng.

pH ao nuôi tôm
• 07:53 28/11/2024

Dấu hiệu tôm bệnh thể hiện ở ruột và gan

Trong quá trình nuôi tôm, bệnh tật là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Một trong những dấu hiệu rõ rệt để nhận biết tôm có bệnh là sự thay đổi bất thường ở gan và ruột. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có thể can thiệp kịp thời, từ đó giảm thiểu thiệt hại và duy trì sự phát triển khỏe mạnh cho tôm.

Gan tôm
• 07:53 28/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 07:53 28/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 07:53 28/11/2024
Some text some message..