Nhận diện sinh vật ngoại lai ở dãy Trường Sơn

Sự lan rộng của sinh vật ngoại lai hiện nay được ghi nhận như một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với sinh thái và nền kinh tế thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến sức khỏe con người và hệ sinh thái. Đặc biệt, nó càng trở nên nghiêm trọng hơn do sự biến đổi khí hậu và những xáo động về vật lý, hóa học đối với các loài và hệ sinh thái.

Cây mai dương
Cây mai dương. Nguồn: Internet

Qua kết quả thu thập tài liệu và nghiên cứu về sinh vật ngoại lai ở dãy Trường Sơn của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường, bước đầu đã xác định được một số loài nguy hiểm. Trước hết phải kể đến là cây mai dương (hay còn gọi là cây trinh nữ đầm lầy), hiện đang là sinh vật ngoại lai gây hại lớn nhất ở Việt Nam .

Cây mai dương phân bố ở hầu hết trong các sinh cảnh tự nhiên và sinh cảnh công nghiệp trong nội địa, các vùng nước ngọt và vùng ven biển, chủ yếu là các khu vực gần nước ngọt. Đây là loài có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới châu Mỹ và được du nhập vào châu Á từ cuối thế kỷ XIX. Chúng phát tán và lần đầu được ghi nhận ở Đồng bằng sông Cửu Long vào năm 1979, tại huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An và đã xuất hiện trên khắp cả nước.

Loài này rất phổ biến ở các vùng đất trống cũng như trong các khu bảo vệ, dọc đường, ven kênh rạch, sông suối và đất khô cằn, thoái hóa. Loài này đã trở thành một loài gây hại nghiêm trọng ở những vùng đất ngập nước thuộc dãy Trường Sơn, như Vườn quốc gia Cát Tiên và Yok Đôn, Biển Lạc, các hồ ở Quảng Trị, sông Đắk Rông, các hồ ở Lâm Đồng.

Loài thứ 2 là ốc bươu vàng cũng được nhiều nghiên cứu xác định là một trong những loài gây hại mạnh nhất tại Việt Nam . Ốc bươu vàng có nguồn gốc từ Nam Mỹ, sống trong các vùng đầm lầy. Ốc bươu vàng du nhập vào nước ta từ trước năm 1975. Đến năm 1989 chúng được nhập bằng nhiều cách khác nhau như một nguồn cung cấp thực phẩm cho người và động vật nuôi. Đặc biệt, đã có 2 công ty phía Nam liên doanh với Đài Loan nuôi ốc bươu vàng trên diện tích 23ha.

Loài ốc này đã xâm nhiễm vào đồng ruộng Việt Nam và với điều kiện sinh thái phù hợp, chúng đã phát triển nhanh chóng, trở thành dịch hại trên nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây lúa, rau muống ở hầu hết mọi miền đất nước. Ốc bươu vàng còn được xác định là ký chủ trung gian truyền bệnh sán phổi từ chuột sang người.

Còn ốc sên là loài thứ 3 có nguồn gốc từ lục địa châu Phi, trở thành loài ốc cạn ngoại lai xâm nhập vào Việt Nam từ những năm 1960. Đến nay trở thành sinh vật gây hại cây trồng cạn từ vùng đồng bằng cho đến miền núi. Mùa sinh sản của ốc sên là vào khoảng tháng 3 hàng năm. Ở một số đồng bằng và trung du Bắc Bộ, Tây Nguyên, ốc sên gây thiệt hại cho các vườn chuối, vườn rau, đậu và các loại cây trồng khác.

Lục bình (bèo Nhật Bản hoặc bèo tây) là loài thứ 4 di nhập vào Việt Nam từ Nhật Bản vào năm 1902, với mục đích làm cảnh. Trong điều kiện thuận lợi, loài này phát triển rất nhanh phủ kín mặt nước. Khi thối mục, chúng làm giảm ôxy hòa tan trong nước, dẫn đến làm chết cá và các loài thủy sinh khác. Loài bèo này không chỉ cản trở giao thông đường thủy mà còn làm chậm dòng chảy, giảm khả năng phát điện, sức tưới tiêu và tăng kinh phí bảo trì các hồ chứa nước.

Loài thứ 5 là cây bông ổi (cây ngũ sắc) được đưa vào nước ta từ đầu thế kỷ XX, mục đích làm cảnh và đang có mặt rộng rãi khắp nơitrong cả nước. Cây này đang phát triển mạnh ở Quảng Bình, Quảng Trị, Tây Nguyên...có khả năng loại trừ một số cây bản địa và trở thành cỏ dại nguy hiểm đối với cây trồng.

Loài sinh vật ngoại lai xâm lấn nguy hiểm thứ 6 là sâu róm thông hại thông thuộc họ bướm, có vùng phân bố tự nhiên ở các tỉnh phía Nam Trung Quốc. Sâu róm thông xâm nhập vào Việt Nam từ những năm 1950, cùng với việc nhập nội và gieo trồng một số giống thông từ Trung Quốc, như thông đuôi ngựa. Vào những năm 1965-1970, sâu róm thông gây ra những trận dịch lớn đối với rừng thông ở Quảng Ninh, Bắc Giang và từ đó trở thành đối tượng gây hại nghiêm trọng. Dịch sâu róm thông đã lan ra các tỉnh Bắc Trung Bộ và đang có nguy cơ lây lan đến các tỉnh khác. Công tác phòng trừ sâu róm thông ở Việt Nam hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn.

Báo Tin Tức, 20/01/2014
Đăng ngày 21/01/2014
Văn Hào
Sinh học

Bản chất kiềm trong ao nuôi tôm

Độ kiềm là tổng lượng các ion bicarbonate (HCO₃⁻), carbonate (CO₃²⁻) và đôi khi hydroxide (OH⁻) trong nước. Các ion này có khả năng trung hòa axit trong nước.

Ảnh bìa
• 10:00 05/12/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 10:28 29/11/2024

Sự hỗ trợ nhau ở các bộ phận trên cơ thể tôm

Mỗi bộ phận của tôm, từ vỏ ngoài cứng cáp đến các cơ quan tiêu hóa, hô hấp và bài tiết, đều giữ vai trò riêng biệt nhưng lại không thể hoạt động một cách độc lập. Sự liên kết này giúp tôm bảo vệ bản thân trước các mối nguy, tận dụng dinh dưỡng và duy trì sức khỏe.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:33 13/11/2024

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Nuôi tôm hiệu quả với thức ăn tiên phong Advance Pro - Độ đạm tối ưu 36%

Trong những năm qua, nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh được xem là mô hình lý tưởng mang lại thu nhập ổn định cho các hộ nuôi.

Grobest
• 08:36 09/01/2025

Nguyên tắc nuôi ghép các loài phù hợp

Nuôi ghép các loài đang trở thành xu hướng phổ biến trong nuôi trồng thủy hải sản hiện đại. Phương pháp này không chỉ giúp tối ưu hóa nguồn lực và diện tích ao hồ, mà còn tăng cường hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường.

Nuôi ghép
• 08:36 09/01/2025

Các cơ sở chế biến thủy sản đang tăng khối lượng để phục vụ dịp tết

Dịp Tết Nguyên Đán không chỉ là thời gian để người dân sum vầy, mà còn là giai đoạn cao điểm cho ngành chế biến thủy sản. Nhu cầu về thực phẩm tăng vọt trong dịp này đã khiến các cơ sở chế biến đẩy mạnh sản xuất để cung ứng hàng hóa ra thị trường.

Cơ sở chế biến thủy sản
• 08:36 09/01/2025

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 900 tàu cá trong năm 2024

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 4511/QĐ-UBND ngày 28/12/2024 phê duyệt danh sách tàu cá được hỗ trợ chi phí nhiên liệu chuyến biển theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa.

Ngư dân
• 08:36 09/01/2025

Biện pháp an toàn sinh học trong nuôi tôm

Nuôi tôm an toàn sinh học là giải pháp đã và đang được nhiều địa phương trên cả nước áp dụng, đem lại hiệu quả cao trong việc kiểm soát mầm bệnh. Đây là hướng đi hiệu quả và bền vững mà ngành tôm đang hướng tới trong tương lai.

Người dân
• 08:36 09/01/2025
Some text some message..