Nhãn hiệu “Cá khô bổi U Minh” trước nguy cơ bị xâm hại

Mặc dù sản phẩm cá khô bổi của Cà Mau đã được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học Công nghệ cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể “Cá khô bổi U Minh” vào năm 2011, nhưng thời gian qua, do chưa được sự quan tâm của người dân nên nhãn hiệu này vẫn chưa phát huy hiệu quả.

khô cá bổi
Nghề làm khô cá bổi ở xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời.

Những năm gần đây, diện tích nuôi cá bổi ở tỉnh Cà Mau nói chung, huyện Trần Văn Thời nói riêng, không ngừng tăng lên. Ðến nay, toàn huyện Trần Văn Thời có hơn 210 ha ao đầm nuôi cá bổi công nghiệp, sản lượng ước đạt hơn 4.000 tấn. Với sản lượng này, nông dân sẽ sản xuất được gần 2.000 tấn cá khô bổi thành phẩm. Tuy nhiên, số lượng sản phẩm được người dân đăng ký sử dụng nhãn hiệu tập thể “Cá khô bổi U Minh” còn rất thấp, chưa tới 100 tấn/năm.

Theo thống kê của Hội Nông dân huyện Trần Văn Thời (là chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể “Cá khô bổi U Minh”), hiện nay, trên địa bàn huyện có khoảng 42 cơ sở làm nghề sản xuất cá khô bổi nhưng chỉ có 2 cơ sở đăng ký sử dụng nhãn hiệu, gồm: cơ sở Ba Ðức ở Khóm 7, thị trấn Trần Văn Thời; cơ sở Tư Hùng ở Ấp 3, xã Trần Hợi; các cơ sở còn lại chưa đăng ký sử dụng nhãn hiệu.

Ông Trần Thanh Hải, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Trần Văn Thời, cho biết, từ khi được cấp nhãn hiệu đến nay, nhìn chung giá trị sản phẩm cá khô bổi được nâng lên đáng kể. Ví dụ, đối với sản phẩm cá khô bổi không có sử dụng nhãn hiệu thì thấp hơn so với sản phẩm có gắn nhãn hiệu từ 40.000-50.000 đồng/kg.

Thời gian qua, Ban Quản lý nhãn hiệu tập thể “Cá khô bổi U Minh” đã có nhiều nỗ lực trong việc tuyên truyền, vận động các cơ sở sản xuất làm thủ tục đăng ký sử dụng nhãn hiệu tập thể “Cá khô bổi U Minh” và hỗ trợ kỹ thuật, máy móc để người dân thực hiện đúng các quy trình, kỹ thuật. Nhưng do nhiều người chưa hiểu hết ý nghĩa và tầm quan trọng của việc sử dụng nhãn hiệu tập thể này nên chưa tham gia đăng ký sử dụng. Chính từ sự thiếu quan tâm đã làm cho nhãn hiệu tập thể “Cá khô bổi U Minh” chưa được người tiêu dùng ngoài tỉnh biết đến và chưa phát huy được thương hiệu.

Ðã qua, nhiều người chưa nhận thức đầy đủ về giá trị của nhãn hiệu tập thể “Cá khô bổi U Minh” và nhập cá bổi tươi từ các tỉnh vùng trên về để làm khô nên đã vô tình đánh mất thương hiệu.

Ông Trần Văn Khoa, ở Khóm 2, thị trấn Trần Văn Thời, huyện Trần Văn Thời, nói: "Con cá vùng trên đem về đây mà lấy thương hiệu con cá U Minh, Cà Mau, tôi thấy làm như vậy là không đúng. Như vậy sẽ làm mất thương hiệu con cá của Cà Mau. Vì thế bà con ở đây rất bức xúc với tình trạng con cá vùng trên đổ về đây nhiều.

Ông Nguyễn Chí Thanh, ở Khóm 2, thị trấn Trần Văn Thời, cho biết: "Tiếng là con cá U Minh, nhưng cuối cùng toàn là cá vùng trên chuyển xuống. Cá ở đây không gắn nhãn hiệu bao nhiêu".

Ông Lê Minh Ðức, chủ cơ sở sản xuất cá khô bổi Ba Ðức, ở Khóm 7, thị trấn Trần Văn Thời, chia sẻ: "Mình đã được gắn nhãn hiệu cá khô bổi U Minh thì dĩ nhiên mình không có quyền mua cá bổi Cần Thơ về làm khô. Mình phải làm sao cho chất lượng con cá ngày càng cao hơn để người tiêu dùng lựa chọn. Nếu cá bổi Cần Thơ nhập về liên tục như vậy sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thương hiệu con cá Cà Mau của mình".

Theo quy định, một sản phẩm muốn được công nhận nhãn hiệu phải đáp ứng 3 yếu tố. Ðối với nhãn hiệu tập thể “Cá khô bổi U Minh” thì nguồn gốc xuất xứ phải là của huyện Trần Văn Thời và huyện U Minh, tỉnh Cà Mau. Vì vậy, nếu người dân nhập cá bổi tươi từ nơi khác về để làm khô là không đúng nguồn gốc xuất xứ, đó là chưa kể đến chất lượng sản phẩm không đảm bảo và gây khó khăn cho những hộ làm nghề nuôi cá bổi ở địa phương.

Một sản phẩm muốn được công nhận nhãn hiệu phải trải qua một quá trình dài, tốn kém rất nhiều thời gian và chi phí. Nhưng từ khi được các ngành chức năng công nhận nhãn hiệu tập thể đến nay, người dân vẫn chưa thật sự quan tâm.

Ông Lê Minh Ðức kiến nghị: "Các ngành địa phương cần làm thế nào để người sản xuất gắn nhãn hiệu "Cá khô bổi U Minh" cho sản phẩm của mình, đồng thời tuyên truyền, tuyệt đối không mua cá bổi Cần Thơ, nếu mua cá bổi Cần Thơ mà Ban Quản lý nhãn hiệu biết thì sẽ bị rút thương hiệu lại"./.

Báo Cà Mau, 21/11/2016
Đăng ngày 22/11/2016
Bài và ảnh: Anh Quốc
Chế biến

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 08:00 21/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 10:03 20/12/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 10:49 15/11/2024

Bí quyết nấu tôm ngon: 4 sai lầm phổ biến phải tránh

Tôm là một loại hải sản phổ biến và rất được yêu thích trong ẩm thực. Tuy nhiên, để chế biến tôm ngon và giữ được hương vị tự nhiên, có một số lưu ý quan trọng mà nhiều người thường bỏ qua:

Chế biến tôm thẻ
• 09:46 04/10/2024

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 13:04 26/12/2024

Tiềm năng của cá cảnh trong thị trường xuất khẩu

Ngành nuôi trồng thủy sản không chỉ tập trung vào tôm, cá nuôi thương phẩm mà còn bao gồm cả ngành cá cảnh, một lĩnh vực đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Với sự phát triển của công nghệ nuôi trồng và nhu cầu ngày càng tăng từ các thị trường lớn, cá cảnh đã trở thành một sản phẩm xuất khẩu đầy tiềm năng.

Cá cảnh
• 13:04 26/12/2024

Câu chuyện thành công trong nuôi tôm

Những ngày gần đây, bà con nông dân nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang thu được những thành công lớn từ mô hình nuôi tôm kết hợp với trồng lúa, đặc biệt là khi giá tôm đạt mức kỷ lục. Những câu chuyện thành công từ các mô hình nuôi tôm, đặc biệt là ở Kiên Giang và Cà Mau, đang được chia sẻ rộng rãi và tạo động lực lớn cho người dân trong khu vực và trên cả nước.

Tôm thẻ chân trắng
• 13:04 26/12/2024

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 13:04 26/12/2024

Xuất khẩu tôm: Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường thế giới

Ngành tôm xuất khẩu của Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế thủy sản, với kim ngạch đạt hàng tỷ USD mỗi năm.

Tôm xuất khẩu
• 13:04 26/12/2024
Some text some message..