Nhân rông mô hình nuôi cua bằng con giống nhân tạo

Thực hiện chương trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Cần Giờ trong đó nghề nuôi trồng thủy sản vẫn chiếm vai trò chủ lực. Bên cạnh con tôm vẫn là đối tượng nuôi chính thì từ năm 2013 để đa dạng hóa các đối tượng nuôi,Trung tâm Khuyến nông TP. Hồ Chí Minh đã triển khai đầu tư một số mô hình nuôi cua bằng con giống nhân tạo.

Mô hình nuôi cua bằng con giống nhân tạo ở Cần Giờ
Mô hình nuôi cua bằng con giống nhân tạo ở Cần Giờ

Sau 04 năm thực hiện việc chuyển giao kỹ thuật nhiều nông dân Cần Giờ đã mạnh dạn sử dụng con giống cua nhân tạo thay thế cho nguồn giống cua tự nhiên ngày càng khan hiếm, tỷ lệ kích cỡ cua nhân tạo đồng đều nên hạn chế ăn thịt lẫn nhau, ít hao hụt và qua đó người nuôi biết áp dụng kỹ thuật nuôi thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp để nâng cao hiệu quả kinh tế giúp nhiều nông hộ có cuộc sống ổn định nhờ nuôi cua. 

Theo bà Huỳnh Thị Tuyết Phương– Ấp An Lộc, xã Tam Thôn Hiệp, hộ tham gia mô hình cho biết: Với hơn 20 năm kinh nghiệm nuôi thủy sản, tôi sản xuất rất nhiều vụ về cua nhưng chủ yếu là sử dụng nguồn cua giống tự nhiên mua từ  những người cào với kích cỡ không đồng đều, nuôi rất khó vì chúng dễ cắn nhau khi giành mồi và chết nhiều nên hiệu quả không cao. Năm 2017, Tôi rất vui khi được nhà nước quan tâm hỗ trợ 5.000 con cua giống nhân tạo để phát triển kinh tế gia đình. Qua thời gian nuôi tôi nhận thấy cua nhân tạo thích hợp với điều kiện tự nhiên ở đây, tỷ lệ sống đạt khoảng 40%, kích cỡ trung bình đạt 200 – 300g/con sau 04 tháng nuôi.

Theo chị Phương: Để nuôi cua đạt kết quả thì người nuôi cần phải siêng năng chăm sóc, theo dõi mọi hoạt động của con cua, thường xuyên kiểm tra lượng thức ăn còn ít hay nhiều để điều chỉnh kịp thời cách cho ăn. Cái khó nhất của nuôi cua là tỷ lệ sống không cao vì cua là loài hung dữ và ăn thịt lẫn nhau trong khi lột xác. Với kinh nghiệm của tôi những ngày nước kém khoảng mùng 10, 25 ÂL cua lột xác thì nên thay đổi nước, cho mực nước cao hơn bình thường và khi những ngày cua lột cua thường trèo lên cao để tránh các cua khác vì thế khi làm ao nên có những cái gờ cao, hay thả chà để cua trú và cho cua ăn đầy đủ. Ngoài ra chị còn tận dụng những phụ phẩm từ cá để làm thức ăn cho cua giúp giảm chi phí đầu vào và sản phẩm làm ra thì tự bán luôn không qua thương lái nên giá bán rất cao (đợt Tết vừa rồi bắt tỉa bán giá từ 250.000 – 300.000 đồng/kg), thu nhập gia đình khá. 


Theo Ông Phạm Văn Chính Văn – Giám đốc Trung tâm Khuyến nông TP. Hồ Chí Minh: Với nhiệm vụ chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật nông nghiệp giúp nông dân nâng cao thu nhập, chúng tôi luôn mong muốn hỗ trợ theo nhu cầu thiết thực nên cần nhiều hơn nữa sự thông tin từ người nông dân như cần hỗ trợ gì, đối tượng nào là phù hợp… Sắp tới Khuyến nông sẽ quan tâm đầu tư nhiều mô hình hơn nữa, đặc biệt là mô hình nuôi tôm thẻ, nuôi cua từ giống nhân tạo. Chúng tôi sẽ cố gắng hoàn thiện quy trình kỹ thuật nâng cao tỷ lệ sống của cua, chọn những cơ sở giống uy tín để chuyển giao cho bà con. Hỗ trợ kỹ thuật tối đa áp dụng công nghệ cao vào sản xuất để chuyển giao đạt hiệu quả nhất. Với người nông dân, khi được tham gia mô hình khuyến nông cần tâm huyết quan tâm hơn nữa trong việc chăm sóc, áp dụng đúng quy trình kỹ thuật đã chuyển giao để cùng khuyến nông xây dựng nhiều mô hình điểm, mô hình hiệu quả qua đó để nhiều nông dân học tập và nhân rộng. Khuyến nông sẽ phối hợp với Hội Nông dân, Phòng Kinh tế và các ban ngành địa phương hỗ trợ tối đa cho nông dân sản xuất giúp người dân sống được với nghề.

TTKN TPHCM
Đăng ngày 19/03/2018
Vân Tâm
Nuôi trồng

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 11:36 14/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 11:00 13/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 10:52 13/11/2024

Chức năng của vôi canxi trong nuôi tôm

Vôi canxi đóng vai trò quan trọng trong nuôi tôm nhờ vào các chức năng cải thiện chất lượng môi trường nước và sức khỏe tôm.

Vôi
• 10:45 12/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 09:52 15/11/2024

Khám phá sự thật thú vị về cá mắt thùng

Cá mắt thùng, hay còn gọi là Barreleye Fish, là một trong những loài cá kỳ lạ nhất và độc đáo nhất trong thế giới động vật biển sâu. Hãy cùng khám phá những sự thật thú vị về cá mắt thùng qua bài viết dưới đây.

Cá mắt thùng
• 09:52 15/11/2024

7 sự thật thú vị và xu hướng xuất khẩu tôm hiện nay

Tôm đã trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng khi liên tục ghi nhận mức giá trị tăng cao qua từng năm, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế một quốc gia. Đây chắc chắn là tín hiệu tích cực cho các nhà sản xuất tôm, tuy nhiên người nuôi cũng phải nhận thức được xu hướng hiện tại trong xuất khẩu tôm trước khi thâm nhập vào thị trường toàn cầu.

Tôm xuất khẩu
• 09:52 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 09:52 15/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:52 15/11/2024
Some text some message..