Nhân rộng mô hình nuôi tôm rừng cho lợi ích "kép" ở Trà Vinh

Tỉnh Trà Vinh nhân rộng mô hình tôm rừng để đa dạng hóa mô hình nuôi thủy sản.

nuôi tôm rừng
Mô hình nuôi tôm rừng đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Mô hình nuôi tôm dưới tán rừng đang được ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh khuyến khích người dân vùng ven biển nhân rộng. Bởi lợi ích "kép" vừa đạt hiệu quả kinh tế cao, vừa tăng dần độ che phủ diện tích rừng ngập mặn từ mô hình nuôi tôm rừng đã được chứng minh bằng thực tế.

Hiệu quả từ mô hình nuôi tôm rừng

Gần 20 năm nuôi tôm dưới tán rừng ở xã Long Vĩnh, huyện Duyên Hải trên diện tích hơn 3 ha; trong đó, cây rừng chiếm hơn 30% diện tích, ông Phạm Thái Bình cho biết, đây là mô hình sinh kế rất bền vững, giảm thiểu rủi ro do dịch bệnh trên tôm nuôi. Bình quân mỗi ha, gia đình ông có thu nhập khoảng 100 triệu đồng/năm. Tuy lợi nhuận không cao như nuôi tôm công nghiệp nhưng điều ông Bình luôn hài lòng là có nguồn thu nhập ổn định hàng năm và góp phần cùng cộng đồng vừa bảo vệ, phát triển rừng ngập mặn, tạo môi trường sinh thái bền vững cho cuộc sống, sản xuất vùng ven biển của tỉnh.

Ông Bình chia sẻ kinh nghiệm nuôi tôm rừng đảm bảo đạt năng suất cao, là người nuôi cần tuân thủ lịch thời vụ thả giống, chọn con giống chất lượng. Ông cho biết, mỗi năm gia đình thả giống tôm nuôi 4 đợt, mỗi đợt khoảng 50.000 con giống. Đợt đầu tiên thả giống bắt đầu từ tháng 11 âm lịch, và cứ sau 2 tháng nuôi ông tiếp tục thả giống lần 2, lần 3 và kết thúc thả giống vào tháng 5 âm lịch năm sau. Tôm nuôi theo hình thức quảng canh và thu hoạch bằng cách tỉa thưa chọn tôm đạt kích cỡ loại I để bán được giá cao. Đặc biệt, theo ông Bình, những tháng mùa mưa, nhiệt độ và độ mặn, ngọt của môi trường nước thường biến động tôm nuôi dễ bị bệnh, thiệt hại, nên ông  không thả tôm giống mà thả nuôi cua biển giống để đảm bảo có thu nhập thường xuyên trên cùng diện tích.

Huyện Duyên Hải có đường bờ biển dài chạy qua nhiều xã, với hệ thống sông ngòi chằng chịt và diện tích rừng lớn. Vì thế, để đa dạng hóa nghề nuôi thủy sản nuôi đảm bảo nguồn thu kinh tế và bền vững, những xã này vận động các hộ dân không có đủ diện tích và vốn đầu tư mô hình nuôi tôm thâm canh, thâm canh ứng dụng công nghệ cao chuyển sang sinh kế bằng mô hình nuôi tôm rừng thích ứng biến đổi khí hậu, bảo vệ và phát triển diện tích rừng ngập mặn ở địa phương, ngăn được tình trạng biển xâm thực.

Ông Trần Kiến Chúc, Chủ tịch UBND xã Đông Hải, huyện Duyên Hải cho biết, hầu hết hộ nuôi tôm dưới tán rừng trên địa bàn đều có thu nhập  ổn định. Bình quân, một ha sản xuất nuôi tôm rừng đạt lãi ròng từ 100- 200 triệu đồng/năm. Trước đó, nhận thấy việc nuôi tôm bán thâm canh, thâm canh thường xuyên gặp rủi ro, bị thiệt hại do dịch bệnh, chính quyền địa phương đã vận động người dân sản xuất theo hướng bền vững, thực hiện mô hình nuôi tôm kết hợp trồng rừng.

Mô hình nuôi tôm rừng cho thu nhập không cao như nuôi công nghiệp nhưng rất ổn định, vì tôm nuôi ít bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh trong điều kiện biến đổi khí hậu; tôm thương phẩm sạch, bán được giá cao do đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Đi đôi với hiệu quả kinh tế là hiệu quả về môi trường, khi “lá phổi xanh” của địa phương được khôi phục và không ngừng phát triển.

Khuyến khích người dân nhân rộng mô hình nuôi tôm rừng

Theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Duyên Hải, toàn huyện Duyên Hải có hơn 8.500 ha nuôi tôm hàng năm. Hiện nay, nhiều hộ dân đã chuyển đổi sang mô hình nuôi thuỷ sản kết hợp với rừng chiếm gần 60% diện tích. Để hỗ trợ những hộ dân ít đất, ít nguồn vốn phát triển mô hình nuôi tôm dưới tán rừng, nắm vững quy trình kỹ thuật nuôi, tháng 6/2020, từ nguồn vốn của Dự án chống chịu khí hậu tổng hợp sinh kế bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long do Ngân hàng Thế giới tài trợ, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Trà Vinh đã chọn 22 hộ ở huyện Duyên Hải để hỗ trợ thực hiện mô hình và trình diễn; trong đó, xã Đông Hải có 14 hộ sản xuất trên tổng diện tích 16 ha và xã Long Vĩnh có 8 hộ với diện tích sản xuất 20 ha.

Hộ tham gia được hỗ trợ 50% giống tôm sú, 50% thức ăn viên công nghiệp, 50% bộ dụng cụ đo môi trường nước như: Độ pH, độ kiềm, một phần thuốc phòng trị bệnh, quy trình kỹ thuật nuôi… với tổng số tiền hỗ trợ hơn 12 triệu đồng/ha. Đồng thời được cán bộ kỹ thuật hỗ trợ ứng dụng tiến bộ khoa học vào quy trình nuôi nên giảm được nhiều chi phí sản xuất.

Kết quả sau một kỳ nuôi hơn 3 tháng, năng suất bình quân trong mô hình đạt khoảng 0,7 tấn/ha, lợi nhuận mỗi ha đạt gần 74 triệu đồng, cao hơn so với sản xuất đại trà trước đó gần 40 triệu đồng. Cùng với đó, tôm thương phẩm rất dễ tiêu thụ, do  các đại lý thu mua tại địa phương hoặc nhà máy chế biến tại tỉnh đều rất ưa chuộng tôm sạch.

Ông Huỳnh Hoàng Ân, xã Long Vĩnh, huyện Duyên Hải cho biết, gia đình ông được hỗ trợ 100.000 con giống tôm sú, hơn 400 kg thức ăn và 50% chi phí mua dụng cụ đo môi trường nước, với tổng số tiền hơn 25 triệu đồng để thực hiện mô hình trên diện tích sản xuất 2,5 ha, được bố trí trồng từ 30 - 40% cây đước trên tổng diện tích sản xuất. Ông Ân chia sẻ, nuôi tôm dưới tán rừng rất nhẹ công chăm sóc. Chi phí thức ăn không nhiều do tận dụng được nguồn vi sinh vật trong môi trường nước tự nhiên; tôm nuôi phát triển khỏe mạnh, ít bệnh. Vì vậy, ông Ân quyết định tiếp tục duy trì mô hình này, phát triển lên diện tích 7 ha.

Theo ông Nguyễn Văn Phùng, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Trà Vinh, đây là mô hình có tính thích ứng biến đổi khí hậu tốt, được khuyến khích phát triển. Bởi, vừa đảm bảo lợi nhuận cho người dân mà rừng vẫn được bảo vệ và phát triển. Để sản xuất đạt hiệu quả cao nhất, người nuôi cần chọn con giống có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được kiểm dịch loại trừ mầm bệnh, thuần về độ mặn của ao nuôi để tránh hao hụt do tôm bị sốc độ mặn. Đồng thời, phải ương con giống trước khi thả nuôi, không nên thả nuôi trực tiếp để tôm đạt tỉ lệ sống cao. Ao nuôi phải được diệt cá dữ để hạn chế tôm bị hao hụt. 

Theo Sở Nông nghiệp và Phát nông thôn tỉnh Trà Vinh, toàn tỉnh có tổng diện tích rừng hơn 9.000 ha; trong đó có hơn 4.000 ha rừng được người dân tự trồng và bảo vệ để kết hợp nuôi tôm sinh thái (quảng canh). Đây là mô hình đem lại hiệu quả bền vững, bảo vệ được môi trường trước tình hình biến đổi khí hậu đang được các địa phương và người dân vùng ven biển phấn khởi, tích cực nhân rộng để vừa tăng thu nhập vừa góp phần ứng phó với tình hình biến đổi khí hậu đang càng ngày diễn ra gay gắt.

Báo Thanh Tra
Đăng ngày 25/05/2021
Thanh Hòa
Nuôi trồng

Giải pháp chống dịch bệnh EMS trong ngành nuôi tôm Việt Nam năm 2024

Năm 2024, Hội chứng chết sớm (EMS) không còn là thảm họa không thể kiểm soát của ngành nuôi tôm, mà trở thành động lực cho cuộc cách mạng công nghệ sinh học. Với sự kết hợp giữa công nghệ AI, nghiên cứu gen tiên tiến và các giải pháp sinh thái mới, chúng ta đang từng bước chinh phục thử thách này, hướng tới một nền nuôi trồng thủy sản bền vững, hiệu quả và ít rủi ro hơn bao giờ hết.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:37 04/12/2024

3 phương pháp chính tạo ra vụ nuôi thành công: An toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh

Để đạt được một vụ nuôi thành công, người nuôi cần áp dụng các phương pháp quản lý khoa học và bài bản. Trong đó, ba phương pháp chính và vô cùng quan trọng là an toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh. Những phương pháp này giúp bảo vệ sức khỏe cho tôm, duy trì chất lượng môi trường và đảm bảo hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

Nuôi tôm
• 09:55 04/12/2024

Bọt xuất hiện do chất hữu cơ

Bọt trong ao nuôi tôm có thể là một vấn đề phổ biến nhưng không phải lúc nào cũng được quan tâm đúng mức.

Nước ao nuôi
• 09:46 04/12/2024

Men vi sinh trong phòng ngừa bệnh trong nuôi tôm

Các bệnh gây hại cho tôm như bệnh đầu vàng, bệnh đốm trắng, bệnh gan tụy, hay bệnh nấm thường xuyên xảy ra và có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho năng suất và chất lượng sản phẩm.

Vi sinh
• 10:44 03/12/2024

Tăng cường hợp tác và ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển ngành tôm bền vững

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN&PTNT) tổ chức tọa đàm với chủ đề: "Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển nuôi tôm nước lợ bền vững, giảm chi phí sản xuất, giảm phát thải, nâng cao hiệu quả".

Mô hình nuôi tôm
• 23:39 04/12/2024

Giải pháp chống dịch bệnh EMS trong ngành nuôi tôm Việt Nam năm 2024

Năm 2024, Hội chứng chết sớm (EMS) không còn là thảm họa không thể kiểm soát của ngành nuôi tôm, mà trở thành động lực cho cuộc cách mạng công nghệ sinh học. Với sự kết hợp giữa công nghệ AI, nghiên cứu gen tiên tiến và các giải pháp sinh thái mới, chúng ta đang từng bước chinh phục thử thách này, hướng tới một nền nuôi trồng thủy sản bền vững, hiệu quả và ít rủi ro hơn bao giờ hết.

Tôm thẻ chân trắng
• 23:39 04/12/2024

Cá sú mì: Một loài cá mang màu sắc của đại dương

Cá sú mì là một trong số ít những loài cá hiếm hoi có màu sắc tương đồng với màu của đại dương. Tuy nhiên, chính ngoại hình xinh đẹp kết hợp với hương vị độc đáo đã khiến tình trạng săn bắt trái phép loài cá này diễn ra ngày càng nghiêm trọng.

Cá sú mì
• 23:39 04/12/2024

3 phương pháp chính tạo ra vụ nuôi thành công: An toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh

Để đạt được một vụ nuôi thành công, người nuôi cần áp dụng các phương pháp quản lý khoa học và bài bản. Trong đó, ba phương pháp chính và vô cùng quan trọng là an toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh. Những phương pháp này giúp bảo vệ sức khỏe cho tôm, duy trì chất lượng môi trường và đảm bảo hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

Nuôi tôm
• 23:39 04/12/2024

Bọt xuất hiện do chất hữu cơ

Bọt trong ao nuôi tôm có thể là một vấn đề phổ biến nhưng không phải lúc nào cũng được quan tâm đúng mức.

Nước ao nuôi
• 23:39 04/12/2024
Some text some message..