Nhật Bản: Bị cấm nghiên cứu “cá voi khoa học”

Cuối tháng 3-2014, Tòa án Công lý Quốc tế La Haye, xét rằng: Nhật Bản viện cớ nghiên cứu khoa học về cá voi tại Nam cực, thực ra là đánh bắt thương mại, đã ra lệnh chấm dứt hoạt động này. Dù một số người cho rằng quyết định này có thể kết thúc nền văn hóa cá voi, chẳng phải nghiên cứu khoa học cũng đã làm cạn kiệt nghề bắt cá voi ven bờ hay sao? Junko Sakuma, nhà báo độc lập, luôn chỉ trích chính sách của Sở đánh bắt Nhật Bản, giải thích, có hai kiểu đánh bắt cá voi: để nghiên cứu khoa học và đánh bắt nhỏ gần bờ. Hai vấn đề khác biệt nhau hoàn toàn. Câu gần bờ là hoạt động truyền thống, nhưng Nhật Bản lại thích “đánh bắt khoa học” hơn.

nghiên cứu cá voi

Tại đảo quốc này, chỉ có năm chỗ được xem là nơi đánh bắt cá voi truyền thống, trong đó có Taiji, thuộc quận Wakayama, miền nam đảo Honshu. Hoạt động này ra đời vào năm 1606. Tại viện bảo tàng thành phố dành cho cá voi, có một bức tranh vẽ một thợ câu đang kéo con cá voi, chứng tỏ vị trí của nó trong nền văn hóa Nhật Bản. Theo số liệu của Bộ nông lâm ngư nghiệp, số lượng cá voi bị người Nhật bắt ở gần bờ và xa bờ để bán là 27.000 con trong năm 1965. Đầu năm 1956, lúc bắt đầu làm thống kê, cả nước Nhật chỉ có 146 con cá voi. Để so sánh, năm 2012, tổng số cá voi nhỏ bắt gần bờ để bán chỉ có 817 con. Trong những năm 2000, người ta kiểm kê được năm nhà đánh bắt cá voi. 

Dẹp bỏ nghề bắt cá gần bờ, Sở đánh bắt đã lập ra chương trình “đánh bắt khoa học” mà quyền lợi chui thẳng vào túi mình. Ngân sách năm 2013 cho hoạt động này là 1,05 tỉ yen (7,5 triệu euro). Tất cả tiền bạc giao cho Viện nghiên cứu cá voi Nhật Bản - IJRC, nắm độc quyền bán thịt cá voi “nghiên cứu khoa học”. Năm 2008, doanh số bán của họ là hơn 6 tỉ yen (42 triệu euro). Cho đến gần đây, nó còn là “sân sau” của các quan chức cao cấp của Sở đánh bắt.

Nhưng từ mấy năm qua, bán thịt cá voi không còn có lời nữa. Số cá voi bị bắt quá nhiều, nên giá bán rẻ, cũng chẳng có bao nhiêu người mua. Năm 2010 họ bị lỗ nặng. Mặc dù thế, họ vẫn không từ bỏ trò “đánh bắt khoa học” này. Năm 2011, họ “xoáy” được 1,8 tỉ yen từ ngân sách tái thiết các vùng bị động đất và sóng thần tàn phá ở phía đông bắc để thanh toán nợ nần. Junko Sakuma nhận xét: Nếu đánh bắt cá voi khoa học biến mất, cơ quan quản lý nó chẳng còn lý do gì để tồn tại. Vì thế họ phải cố bằng mọi cách bảo vệ hoạt động này.

Với lệnh cấm mới đây của Tòa án quốc tế, những cố gắng của cơ quan này trở thành vô ích. Theo nhà báo Sakuma, Nhật Bản phải xét lại tận gốc chính sách của mình: Đánh bắt khoa học được tiến hành theo một logic khác xa với cổ truyền. Tôi không căm ghét nếu nó được tiến hành đúng theo mục tiêu khoa học, nhưng ngày nay hoạt động này đã đi quá xa mục tiêu của mình.

Báo Công An, 24/05/2014
Đăng ngày 25/05/2014
Phụng Cao (LCI)
Thế giới

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 10:20 22/11/2024

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 10:52 07/11/2024

Thị trường cá rô phi biến động, tác động gì đến cá tra Việt Nam

Cá rô phi và cá tra là hai loài cá thịt trắng phổ biến trên thế giới nhờ giá thành hợp lý, thịt thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, hiện nay, thị trường cá rô phi đang trải qua nhiều biến động về nguồn cung, sức tiêu thụ và giá cả, đặc biệt tại thị trường lớn như Hoa Kỳ.

Cá rô phi
• 10:21 06/11/2024

Ngành nuôi tôm ở Thái Lan 2024: Thành công và thách thức đáng chú ý

Năm 2024 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng cho ngành nuôi tôm ở Thái Lan, khi quốc gia này liên tục ghi nhận những thành tựu về sản lượng và chất lượng tôm, đồng thời đối mặt với nhiều thách thức từ biến đổi khí hậu và dịch bệnh.

Ao tôm
• 11:08 21/10/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 16:45 22/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 16:45 22/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 16:45 22/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 16:45 22/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 16:45 22/11/2024
Some text some message..