Nhật Bản tăng nhập khẩu tôm đông lạnh

Sau khi giảm 17,9% giá trị NK tôm trong năm 2015 so với năm 2014, nhu cầu NK tôm của Nhật Bản đầu năm 2016 đã khả quan hơn.

tôm càng xanh

Tổng NK tôm vào Nhật Bản 8 tháng đầu năm nay tăng cả về khối lượng và giá trị lần lượt 4,6% và 0,8% với 132.198 tấn, trị giá 1,4 tỷ USD.

Theo số liệu của Trung tâm Thương mại Thế giới (ITC), Việt Nam vẫn là nước cung cấp tôm lớn nhất cho Nhật Bản, chiếm trên 23% tổng giá trị NK tôm vào nước này. Thái Lan đứng thứ hai chiếm 17,8%, tiếp đó Indonesia với 15,7% và Ấn Độ với 13,5%. Vị trí các nước cung cấp tôm lớn nhất cho Nhật Bản không thay đổi từ năm 2015. Tuy nhiên, Nhật Bản có xu hướng tăng NK tôm từ Ấn Độ và Argentina do lợi thế giá rẻ và nguồn cung ổn định trong khi giảm NK từ Việt Nam và Indonesia do giá cao hơn.

Việt Nam – nguồn cung số 1 tôm đông lạnh cho Nhật Bản

Tôm đông lạnh (chủ yếu là tôm chân trắng và tôm sú) chiếm 90% tổng tôm tiêu thụ ở Nhật Bản. Tôm đông lạnh là thành phần chính trong các món truyền thống đặc trưng ở Nhật Bản như sushi và tempura (tôm tẩm bột chiên). Nhật Bản chủ yếu NK tôm đông lạnh từ các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Việt Nam và Indonesia.

Năm tháng đầu năm nay, Indonesia là nhà cung cấp tôm nước ấm đông lạnh lớn nhất cho Nhật Bản, tiếp đó là Việt Nam và Ấn Độ. Tuy nhiên, về tốc độ tăng trưởng XK mặt hàng này sang Nhật Bản 5 tháng đầu năm nay, Việt Nam tăng mạnh hơn Indonesia.

Giá NK trung bình 5 tháng đầu năm 2016 giảm so với cùng kỳ 2 năm trước đó. Nhật Bản là thị trường nhạy cảm về giá. Do giá giảm nên khối lượng NK tôm nước ấm đông lạnh 5 tháng đầu năm nay tăng so với cùng kỳ năm ngoái. Tháng 1/2016, giá NK trung bình còn ở dưới 10 USD/kg, từ tháng 2 đến tháng 5 năm nay, giá luôn duy trì trên 10 USD/kg.

Theo ITC, tôm nước ấm đông lạnh (HS 030617) và tôm chế biến không đóng túi kín khí (HS 160521) là 2 sản phẩm chính NK vào Nhật Bản lần lượt chiếm 64% và 28% tổng NK tôm vào nước này. Tám tháng đầu năm nay, NK tôm nước ấm đông lạnh (HS 030617) tăng 2,8% trong khi tôm chế biến (HS 160521) giảm 4,4%.

Việt Nam dẫn đầu về cung cấp mặt hàng này cho Nhật Bản trong 8 tháng đầu năm nay với 22,3%. Tiếp đó là Ấn Độ và Indonesia với lần lượt 20,3% và 20,1%. Thái Lan chỉ chiếm thị phần nhỏ 8% về cung cấp mặt hàng này cho Nhật Bản.

Tôm Việt Nam XK sang Nhật tăng 3,2% trong tháng 8

Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, sau khi sụt giảm liên tục từ đầu năm, XK Việt Nam sang Nhật Bản trong tháng 8/2016 đã tăng 3,2% so với tháng 8/2015 và tăng 12,7% so với tháng 7/2016.

Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản (MHLW) đã điều chỉnh kế hoạch kiểm tra một số chỉ tiêu kháng sinh trên tôm NK từ Việt Nam. Theo đó, từ ngày 13/9/2016, tần suất lấy mẫu kiểm tra chỉ tiêu Chloramphenicol đối với lô hàng tôm và sản phẩm tôm Việt Nam đã giảm từ 100% xuống còn 30%, do trong thời gian qua trên các lô tôm Việt Nam không phát hiện chỉ tiêu này.
Thuế chống bán phá giá đối với tôm đông lạnh Ấn Độ XK sang Mỹ đã được giảm xuống 2,2%; thông tin này có thể khiến tôm Ấn Độ tăng thị phần ở Mỹ và giảm thị phần ở Nhật Bản.

Do các yếu tố trên, XK tôm Việt Nam sang Nhật Bản những tháng cuối năm nay dự báo sẽ tăng nhẹ.

Top các nguồn cung tôm chính cho Nhật Bản (Nguồn: ITC)

Nguồn cung

KL (tấn)

GT (nghìn USD)

T1-T8/2015

T1-T8/2016

Tăng, giảm (%)

T1-T8/2015

T1-T8/2016

Tăng, giảm (%)

TG

126.352

132.198

4,6

1.371.420

1.382.005

0,8

Việt Nam

30.080

29.190

-3,0

353.097

320.207

-9,3

Ấn Độ

15.561

19.719

26,7

153.739

186.693

21,4

Thái Lan

22.910

23.059

0,6

244.014

246.561

1,0

Indonesia

21.148

20.242

-4,3

240.011

217.239

-9,5

Argentina

6.247

8.187

31,1

60.579

71.440

17,9

Trung Quốc

9.057

9.333

3,0

79.263

79.312

0,1

 

Vinanet, 13/10/2016
Đăng ngày 13/10/2016
Thủy Chung
Thế giới

Mực ma cà rồng: Sinh vật có lai lịch và hành tung bí ẩn

Dưới lòng đại dương sâu thẳm và tăm tối, có một sinh vật biển có ngoại hình kỳ dị và hành tung hết sức bí hiểm trú ẩn, các nhà khoa học đặt tên cho chúng là “mực ma cà rồng đến từ địa ngục”.

Mực ma cà rồng
• 12:02 17/09/2024

Tôm Indonesia: Tính cạnh tranh vượt trội và cơ hội chinh phục thị trường toàn cầu

Tôm Indonesia đang nổi lên như một ứng viên tiềm năng trên thị trường thủy sản toàn cầu, nhờ vào chất lượng tự nhiên vượt trội và sự tăng trưởng ổn định trong sản lượng.

Trại tôm
• 14:00 10/09/2024

Ngành tôm Ấn Độ mất 500 triệu đô la vì lệnh cấm của Hoa Kỳ

Năm 2024, ngành tôm Ấn Độ đối mặt với một cú sốc lớn khi Hoa Kỳ, một trong những thị trường xuất khẩu chủ chốt, áp đặt lệnh cấm đối với các sản phẩm tôm nhập khẩu từ quốc gia này.

Tôm thẻ
• 11:10 09/09/2024

Cá mập yêu tinh: Chuyên gia sống đời “ẩn danh”

Trong họ cá mập có ghi danh một loài cá được gọi là cá mập yêu tinh mà theo ghi nhận của nhiều nhà khoa học thì số lần chúng xuất hiện vô cùng ít ỏi. Điều bất ngờ là dù nằm trong họ cá mập, nhưng chúng lại có ngoại hình khác xa với những anh em của mình.

Cá mập yêu tinh
• 10:07 06/09/2024

Lợi ích của việc ứng dụng nông nghiệp tuần hoàn trong nuôi trồng thủy sản

Nông nghiệp tuần hoàn là một phương thức sản xuất nông nghiệp mà các nguồn tài nguyên, vật liệu và chất thải được tái sử dụng và tái chế để tạo ra một hệ thống nông nghiệp bền vững, giảm thiểu tác động đến môi trường.

Tạt vi sinh
• 23:04 06/10/2024

Tôm hùm Bình Ba: Niềm tự hào của vùng biển Khánh Hòa

Tôm hùm đảo Bình Ba, Khánh Hòa là một đặc sản biển nổi tiếng với hương vị tươi ngon, thịt chắc và giàu dinh dưỡng. Được nuôi trồng trong môi trường biển trong lành, tôm hùm Bình Ba không chỉ thu hút du khách mà còn đóng góp quan trọng vào kinh tế địa phương, giúp đảo này trở thành "Quốc đảo tôm hùm" của Việt Nam.

Quốc đảo tôm hùm
• 23:04 06/10/2024

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 23:04 06/10/2024

Khuyến cáo bảo vệ các lĩnh vực thủy sản khi có bão

Từ tháng 10-12/2024, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, có khả năng xuất hiện bão trên biển Đông xấp xỉ hoặc cao hơn trung bình hàng năm (4,5 cơn bão) và đổ bộ vào đất liền cao hơn trung bình hàng năm (1,9 cơn bão), tập trung ở Trung Bộ và phía Nam. Mùa mưa ở Nam Bộ có thể đến nửa cuối tháng 12/2024 mới kết thúc, muộn hơn bình thường. Bão gây mưa to, sóng biển cao ảnh hưởng lớn đến nuôi trồng, khai thác thủy sản và chuyên gia khuyến cáo một số biện pháp bảo vệ.

Ao nuôi
• 23:04 06/10/2024

Cá ngọc trai và chiếc “hầm trú ẩn” lạ kỳ

Thế giới đại dương không chỉ là phần không gian bí ẩn đối với con người mà những sinh vật biển với sở thích, tập tính quái dị cũng thu hút chúng ta tìm hiểu không kém. Chẳng hạn như câu chuyện “cộng sinh” kỳ lạ giữa cá ngọc trai và hải sâm dưới đây.

Cá ngọc trai
• 23:04 06/10/2024
Some text some message..