Trong tổng lượng tồn kho, có 709.317 tấn thủy sản đông lạnh, giảm 10%.
Tháng 7/2013, tồn kho cá hồi giảm 16% còn 76.726 tấn, mực ống giảm 23% còn 41.996 tấn, cá thu giảm 36% còn 38.964 tấn; thủy sản có vỏ giảm 9% còn 31.743 tấn.
Trong khi đó, tồn kho cá ngừ tăng 8% đạt 48.443 tấn, surimi cá minh thái tăng 17% đạt 33.203 tấn, bạch tuộc tăng 33% đạt 18.432 tấn, cá sardine tăng 7% đạt 26.835 tấn, cá trích tăng 48% đạt 14.145 tấn, cá minh thái tăng 52% đạt 4.380 tấn, cá cờ tăng 4% đạt 2.527 tấn.
Tồn kho các sản phẩm chế biến sẵn giảm 6% còn 56.920 tấn trong đó trứng cá tuyết (20.779 tấn), cá hồi (3.479 tấn) lần lượt giảm 2% và 32%.
Số DN thủy sản bị phá sản vẫn cao
Nửa đầu năm 2013, thêm 82 DN thủy sản của Nhật bị phá sản, giảm so với con số kỷ lục 95 của nửa cuối năm 2012 nhưng xu hướng các DN bị phá sản sẽ vẫn tiếp tục từ nay đến cuối năm.
Giá thủy sản thế giới tăng do nhu cầu tiêu thụ thủy sản toàn cầu tăng, sản lượng khai thác của Nhật Bản giảm do ảnh hưởng của thời tiết cũng là những nguyên nhân dẫn tới sự phá sản của các DN ở nước này.
Những năm gần đây, giá nguyên liệu đầu vào tăng do sản lượng khai thác giảm, giá bán giảm do tiêu thụ yếu cộng với giảm phát nên doanh thu của các DN thủy sản Nhật Bản rất thấp.
Thêm vào đó, đồng yên bất ngờ tăng giá khiến giá nguyên liệu tăng vọt, 1.000 tàu khai thác mực ống phải ngừng hoạt động cùng một lúc.
Ở Hokkaido, nhiệt độ nước biển tăng khiến sản lượng khai thác giảm.
Với một loạt trở ngại trên, dự báo ngành thủy sản Nhật Bản tiếp tục khó khăn trong thời gian tới.