Nhật kiểm tra giám sát Ethoxyquin trên tôm Việt Nam

Gần đây, 1 số tờ báo đưa tin Nhật đã ra quyết định gỡ bỏ kiểm tra 30% các lô tôm từ Việt Nam đối với chất Ethoxyquin. Tuy nhiên, trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online ngày 21-8, ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), cho biết thông tin đó cần phải xác định lại.

thu hoach tom nuoi
Thông tin Nhật bỏ áp dụng kiểm tra 30% chất Ethoxyquin đối với tôm từ Việt Nam là có nhưng vẫn áp dụng kiểm tra giám sát bất kỳ lúc nào. Trong ảnh là nông dân huyện Cầu Ngang, Trà Vinh đang thu hoạch tôm.

 “Tuần trước Vasep nhận được thông tin từ phía các nhà nhập khẩu thông báo phía Nhật đã bỏ chế độ kiểm tra 30% các lô tôm từ Việt Nam. Tuy nhiên, ngày hôm qua (20-8) nghe các nhà nhập khẩu báo cáo lại rằng phòng kiểm nghiệm của họ vẫn áp dụng kiểm 30%”, ông Hòe cho biết.

Theo ông Hòe, có người lý giải phía Nhật đã bỏ kiểm tra nhưng sau đó họ lại áp dụng kiểm giám sát (tạm dịch là kiểm tra monitor), có nghĩa là họ không kiểm theo một tần suất nào mà lâu lâu họ mới kiểm một lô thì họ phát hiện rồi họ quay lại kiểm chế độ 30%.

Nhật là thị trường tiêu thụ tôm lớn của Việt Nam và giữ mức tăng trưởng khá ổn định trong 6 tháng đầu năm nay của Việt Nam. Cụ thể, tháng 2 tăng 50,4%, tháng 3 tăng 26,4%, tháng 4 tăng 31,1%, tháng 5 và 6 tăng lần lượt là 52,5% và 23,7% so với cùng kỳ năm trước.

Tuy nhiên, những năm qua tôm Việt Nam cũng liên tục bị Nhật cảnh báo nhiễm dư lượng kháng sinh như chất Trifluralin, Enrofloxacin và gần đây nhất là việc Nhật cảnh báo tôm Việt Nam nhiễm chất Ethoxyquin.

Theo Vasep, kể từ khi Nhật Bản nâng mức cảnh báo chất Ethoxyquin lên mức 0,01ppm đã làm tình hình tiêu thụ tôm của Việt Nam gặp khó và giá tôm nguyên liệu cũng liên tục giảm mạnh. Cụ thể, giá tôm nguyên liệu tại các tỉnh ĐBSCL loại 20 con/kí lô gam chỉ còn 180.000 đồng; loại 30 con giá 120.000 đồng/kí lô gam và loại 40 con 110.000 đồng/kí lô gam.

Theo Vasep, vấn đề bây giờ là phải tăng cường quản lý dư lượng kháng sinh trong ao tôm nuôi cũng như các lô hàng khi xuất khẩu qua các nước, đặc biệt là thị trường Nhật Bản- nước đang áp dụng kiểm tra dư lượng kháng sinh cực kỳ khó khăn đối với tôm từ Việt Nam.

Ông Hòe cho biết: “Vấn đề bây giờ là phải tăng cường quản lý nguồn tôm xuất khẩu bởi vì giả sử nếu họ (Nhật Bản) không kiểm 30% lô tôm từ Việt Nam nhưng họ vẫn kiểm monitor thì vẫn có nguy cơ bị nhiễm rồi vẫn bị cảnh báo, cho nên cái đấy (Nhật Bản bỏ kiểm tra 30%) vẫn chưa hẳn giải quyết được vấn đề”.

“Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đang đề xuất với Nhật Bản phải xem xét lại chỉ số mức phát hiện, ví dụ hiện nay Nhật Bản đang áp dụng đối với cá là 1 ppm nhưng mà đối với tôm lại là 0,01 ppm, cho nên vấn đề này giải quyết được hay không là phải thay đổi được mức dư lượng cho phép chứ không hẳn là chuyện là bỏ kiểm tra hay không? Trên nguyên tắc là họ (Nhật Bản) vẫn có thể phát hiện vì họ vẫn kiểm tra monitor (trường hợp bỏ áp dụng kiểm tra 30%)”, ông Hòe cho biết.

Theo Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn
Đăng ngày 22/08/2012
Trung Chánh

Cách chọn cá tra đảm bảo tươi ngon

Cá tra là loại “vua cá xuất nhập khẩu” của Việt Nam nhờ vào hương vị thơm ngon và cực kỳ dinh dưỡng. Không chỉ người nước ngoài mà ngay cả Việt Nam ta cũng cực kỳ ưa chuộng loại cá này, vậy làm thế nào để chọn được cá tra luôn tươi ngon? Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cá tra
• 10:45 02/01/2024

Thách thức lớn nhất của lĩnh vực thủy sản thay thế

Thủy sản “thay thế” có nguồn gốc từ thực vật đang đối mặt với 2 thách thức lớn, đó là kỳ vọng của người tiêu dùng và giá cả.

Cá ngừ
• 10:50 01/11/2023

Loại cá nào nên và không nên có trong chế độ ăn

Nguồn dinh dưỡng từ cá có các chất quan trọng như protein, vitamin D và nguồn axit béo omega - 3 dồi dào, cực kỳ quan trọng đối với cơ thể và não.

Ăn cá
• 11:16 23/09/2023

Những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn

Tôm là một trong những loài hải sản rất giàu chất dinh dưỡng, điển hình như: Canxi, Protein, Omega - 3,.. Tuy nhiên, khi ăn tôm, chúng ta nên lưu vì có một số bộ phận cần loại bỏ. Vậy, bạn đã biết gì về những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn chưa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Ăn tôm
• 10:10 19/09/2023

Bệnh vi bào tử trùng trên tôm nuôi

Bệnh vi bào tử trùng do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, làm cho tôm chậm lớn bởi EHP ký sinh nội bào và sử dụng dinh dưỡng, năng lượng dự trữ trong gan, tụy khiến tôm không đủ dinh dưỡng, năng lượng cho sự tăng trưởng và lột xác.

Tôm thẻ
• 00:32 06/07/2024

So sánh sự tăng trưởng của tôm ở mỗi vùng nước nuôi khác nhau

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng và phát triển mạnh mẽ tại nhiều địa phương ở Việt Nam. Tuy nhiên, hiệu quả nuôi tôm không phải lúc nào cũng giống nhau ở các vùng nước khác nhau. Mỗi môi trường nuôi đều có những đặc điểm riêng, ảnh hưởng đến sự phát triển và tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 00:32 06/07/2024

Những dưỡng chất mà tôm có thể hấp thụ qua mang

Một trong những bộ phận quan trọng nhất của tôm để hấp thụ dưỡng chất chính là mang. Mang tôm không chỉ giúp tôm hô hấp mà còn đóng vai trò trong việc hấp thụ các dưỡng chất từ môi trường nước.

Tôm thẻ
• 00:32 06/07/2024

Nuôi tôm hữu cơ: Giải pháp cho tương lai ngành tôm Việt Nam

Trong bối cảnh đó, mô hình nuôi tôm hữu cơ đang nổi lên như một giải pháp tiềm năng, mang lại lợi ích bền vững cho cả người nuôi và người tiêu dùng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về nuôi tôm hữu cơ, từ lịch sử phát triển đến các kỹ thuật nuôi và những lợi ích mà mô hình này mang lại.

Tôm thẻ chân trắng
• 00:32 06/07/2024

Nhiều doanh nghiệp tham gia bảo tồn hệ sinh thái biển Phú Quốc

Ngày 27/6/2024, tại thành phố Phú Quốc (Kiên Giang), một cuộc họp tham vấn ý kiến doanh nghiệp trong công tác bảo tồn biển Phú Quốc do Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cùng Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam) và Ban quản lý Khu Bảo tồn Biển (KBTB) Kiên Giang tổ chức đã thu hút đại diện 28 doanh nghiệp.

Biển Phú Quốc
• 00:32 06/07/2024
Some text some message..