Nhiều câu hỏi khó cho thức ăn thủy sản

Ngành nuôi trồng thủy sản của Việt Nam ngày càng phát triển, kéo theo đó, hoạt động sản xuất, kinh doanh thức ăn thủy sản cũng không ngừng mở rộng. Vậy nhưng, không phải sản phẩm nào cũng đảm bảo chất lượng. Vậy, đâu là giải pháp cho phát triển thức ăn trong nuôi trồng thủy sản?

Nhiều câu hỏi khó cho thức ăn thủy sản
Thức ăn cho tôm.

Thiếu tiêu chí cụ thể

Trong nuôi trồng thủy sản, thức ăn có vai trò quan trọng, thường chiếm 40 - 70% chi phí sản xuất, nhưng hiện nhiều người nuôi vẫn rất băn khoăn về tính hiệu quả của thức ăn khi mà tình trạng tôm chậm lớn vẫn nỗi ám ảnh của họ. Chưa kể, người nông dân hiện nay bị lạc vào những “rừng” quảng bá, quảng cáo về các loại thức ăn, khiến việc đánh giá, lựa chọn thức ăn phù hợp cho vật nuôi trở thành bài toán khó.

Tại Hội thảo giải pháp kỹ thuật cho thức ăn trong nuôi trồng thủy sản tổ chức tại Hà Nội mới đây, có sự tranh luận sôi nổi, thậm chí gay gắt, khi một chuyên gia trẻ của nước ngoài nêu ý kiến: thức ăn thủy sản có cần lượng đạm quá cao hay không? Bởi vì, lượng đạm quá cao, tạo ra quá nhiều năng lượng và điều đó có thực sự cần thiết cho vật nuôi? Thay vì nên tăng cường chất béo để tăng trọng cho vật nuôi? Ý kiến này không phải là không có lý, khi rất nhiều doanh nghiệp sản xuất thức ăn đang theo đuổi và quảng cáo cho các loại thức ăn có độ đạm cao, thậm chí rất cao. Đại diện một doanh nghiệp cho biết: “Hiện nay đánh giá thế nào là thức ăn tốt cũng chưa có. Một số doanh nghiệp lấy thức ăn dùng cho nuôi tôm giống để nuôi tôm thịt và thấy hiệu quả cao, nhưng ngược lại thì không ít doanh nghiệp lấy thức ăn dành cho tôm thịt để nuôi tôm giống mà kết quả lại cao”.

Trong khi đó, ý kiến của một nhà khoa học thì cho rằng, chúng ta chưa có những tiêu chuẩn cụ thể cho thức ăn tôm, cá về các tiêu chí như hàm lượng dưỡng chất, phụ gia và các yếu tố khác. Đánh giá hàm lượng cao hay thấp thì dựa theo tiêu chuẩn nào?

Tăng sức nặng khoa học

Theo nghiên cứu của Trần Việt Phương và Trần Thị Bích Ngọc (Bộ môn Dĩnh dưỡng và thức ăn Chăn nuôi - Viện Chăn nuôi), những cơ sở tiêu chí đánh giá về chất lượng thức ăn tại Việt Nam còn nhiều lạc hậu, yếu kém, đó là điểm yếu từ ngay cả trong giới khoa học. Hai tác giả này cho biết: “Chúng ta phải mượn các phương trình và hệ số tiêu hóa của nước ngoài, chủ yếu từ các tài liệu về thức ăn và dinh dưỡng của Liên Xô cũ và tại liệu của Boghol, do đó tính chính xác chưa cao”.

Gần đây, đã có một số công trình nghiên cứu về thức ăn chuyên sâu, như đề tài cấp nhà nước: “Nghiên cứu xác định nhu cầu dinh dưỡng đối với thủy cầm chăn nuôi tập trung nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế” - TS Trần Quốc Việt chủ trì)… được đánh giá là “chúng ta bắt đầu có những nghiên cứu có hệ thống và bài bản về đánh giá thành phần và giá trị dinh dưỡng của thức ăn cho lợn và gia cầm theo hướng nghiên cứu cơ bản, sử dụng kỹ thuật sắc ký lỏng cao áp để phân tích, xác định hàm lượng các axit amin trong thức ăn... tính tỷ lệ tiêu hóa các axít amin.

Thực tế, nhiều trang trại nuôi trồng cũng phản ánh, do các nhà máy sản xuất thức ăn đua nhau làm sản phẩm giàu đạm dẫn đến việc tôm không hấp thụ hết, gây ô nhiễm ao nuôi. Quá trình làm sạch ao đã phát hiện lượng thức ăn tôm dư thừa rất nhiều. Tình trạng này dẫn đến chi phí thức ăn cao, tạo ra sự lãng phí, tăng giá thành nuôi.

Ông Trần Đình Luân, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cũng cho rằng, cần phải phát triển nghiên cứu về thức ăn thủy sản, đơn cử như việc thức ăn dành cho tôm nuôi theo các hình thức như: quảng canh, thâm canh, nuôi công nghiệp mật độ dày… có sự khác nhau như thế nào và hiệu quả ra sao? Mỗi quy trình nuôi khác nhau có thể sẽ cần đến những loại thức ăn khác nhau.

Tăng chất dụ… người mua

Trong Hội thảo, một nhà nghiên cứu khoa học đã nói lên một thực trạng “nửa cười nửa khóc”, đó là các nhà máy sản xuất thức ăn hướng tới việc thuyết phục câu khách nhằm vào người mua hơn là nhằm vào con tôm. Chẳng hạn, các nhà máy cố làm ra thức ăn có mùi thơm, khiến người mua cảm thấy thích thú, đánh giá cao thức ăn có mùi thơm, song thực sự thì con tôm có cảm nhận được mùi thơm đó hay không? Hay là nó chỉ hấp dẫn với con người?

Tương tự đó là việc sản xuất rất nhiều loại thức ăn đóng gói rất nhỏ, khiến cho chi phí bao bì đóng gói rất cao, giá thành thức ăn tăng cao, nhưng bao bì cũng chỉ là để dành cho con người, làm thỏa mãn nhu cầu của con người và gây ô nhiễm môi trường, còn con tôm thì không ăn bao bì, không quan sát bao bì. Đại diện Công ty TNHH Thủy sản Đắc Lộc cho biết, họ khuyến khích sử dụng bao bì đựng thức ăn loại lớn, không gây ô nhiễm môi trường và nên hạn chế chi phí sản xuất vào bao bì. Một số nhà máy thông tin, họ có thể cung cấp thức ăn thủy sản với loại bao bì có sức chứa hàng tấn thức ăn, với thiết kế đơn giản để giảm giá thành. Nhưng muốn vậy, các cơ sở nuôi trồng phải có hệ thống kho chứa đảm bảo tiêu chuẩn, để tránh thức ăn bị hư hỏng. Nhìn chung, các ý kiến đều cho rằng, cần phải hạn chế chi phí bao bì và hướng tới cung cấp những bao bì thông minh, thân thiện với môi trường, tránh ô nhiễm nguồn nước và vùng nuôi.

Nhiều công ty và doanh nghiệp cùng chung nhận xét, thức ăn dù có hàm lượng dinh dưỡng cao, nhưng quy trình cho ăn, chăm sóc tôm, cá không đúng thì cũng không phát huy được hiệu quả cao. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng đang cố gắng thay đổi quy trình sản xuất, để đưa ra các sản phẩm thức ăn giúp cho tôm, cá có thể tiêu hóa tốt hơn, giảm bệnh tật, tăng sức đề kháng. 

Ông Trần Đình Luân, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản: Sự phát triển của ngành thủy sản Việt Nam không thể tách rời sự phát triển của ngành sản xuất thức ăn thủy sản. Do đó, ngành thức ăn thủy sản cần có những bước phát triển hơn nữa để giúp người nuôi giảm chi phí sản xuất, tăng tỷ lệ nuôi thành công, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm thủy sản Việt Nam trên trường quốc tế.

TSVN
Đăng ngày 09/08/2018
PV
Nuôi trồng

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 09:49 26/12/2024

Thuần hóa tôm giống trước khi thả

Thuần hóa tôm giống trước khi thả vào ao nuôi là một trong những bước quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Quá trình này không chỉ giúp tôm thích nghi với môi trường mới mà còn tăng khả năng sinh trưởng và giảm tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn đầu. Để đảm bảo thành công, người nuôi cần nắm rõ các bước và áp dụng phương pháp phù hợp.

tôm giống
• 10:10 24/12/2024

Xu hướng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản năm 2025

Trước sức ép gia tăng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, nuôi trồng thủy sản được kỳ vọng đáp ứng hơn 60% sản lượng thủy sản tiêu thụ vào năm 2030. Tuy nhiên, ngành này đang đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh, sự suy thoái môi trường, và tác động từ biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh đó, việc ứng dụng công nghệ hiện đại đã trở thành yếu tố cốt lõi để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:50 24/12/2024

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:03 23/12/2024

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 18:44 26/12/2024

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 18:44 26/12/2024

Tiềm năng của cá cảnh trong thị trường xuất khẩu

Ngành nuôi trồng thủy sản không chỉ tập trung vào tôm, cá nuôi thương phẩm mà còn bao gồm cả ngành cá cảnh, một lĩnh vực đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Với sự phát triển của công nghệ nuôi trồng và nhu cầu ngày càng tăng từ các thị trường lớn, cá cảnh đã trở thành một sản phẩm xuất khẩu đầy tiềm năng.

Cá cảnh
• 18:44 26/12/2024

Câu chuyện thành công trong nuôi tôm

Những ngày gần đây, bà con nông dân nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang thu được những thành công lớn từ mô hình nuôi tôm kết hợp với trồng lúa, đặc biệt là khi giá tôm đạt mức kỷ lục. Những câu chuyện thành công từ các mô hình nuôi tôm, đặc biệt là ở Kiên Giang và Cà Mau, đang được chia sẻ rộng rãi và tạo động lực lớn cho người dân trong khu vực và trên cả nước.

Tôm thẻ chân trắng
• 18:44 26/12/2024

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 18:44 26/12/2024
Some text some message..