Nhiều hộ dân xã Vạn Thạnh: Lấn chiếm đất công làm đìa nuôi tôm

Lợi nhuận lớn từ nuôi tôm trên cát khiến nhiều hộ dân tại xã đảo Vạn Thạnh (huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa) ngang nhiên lấn chiếm đất công, đầu tư xây dựng ao đìa nuôi tôm.

đìa nuôi tôm
Vì lợi nhuận cao, nhiều hộ đã lấn chiếm đất công làm đìa nuôi tôm.

Con đường nhựa vào Sơn Đừng (Vạn Thạnh) bấy lâu im ắng, nay sôi động hẳn bởi phong trào nuôi tôm trên cát. Những khu vực ven biển trước đây chỉ có cây dại, bụi rậm được nhanh chóng thay thế bởi các ao nuôi tôm với guồng máy sục khí quay tít.

Anh Phan Văn Tiến (thôn Đầm Môn) cho biết: Hiệu quả nuôi tôm trên cát rất cao. Đầu tư một ao nuôi tôm chuẩn khoảng 3.000m2 tốn 700 - 800 triệu đồng nhưng bù lại, lợi nhuận mang về rất lớn. Sau 1 vụ nuôi thành công, có thể thu lãi 400 - 500 triệu đồng. Ông Nguyễn Dừa (thôn Đầm Môn), một hộ lấy đất công nuôi tôm trên cát, phân trần: “Năm 1992, khu vực này là rừng mắm, tôi xin phép xã khai hoang và được Chủ tịch UBND xã Vạn Thạnh lúc đó là ông Trần Sỹ Thuyết chấp nhận. Nay xã nói tôi lấn chiếm đất công, yêu cầu trả lại nguyên trạng”. Ông Dừa cho biết, diện tích ông được phép khai thác lên tới 80ha, chiều dài và chiều rộng tương đương 1.000m và 800m. Sau nhiều năm khai thác kém hiệu quả (chủ yếu là trồng hoa màu), phong trào nuôi tôm trên cát xuất hiện, ông bèn cải tạo 3 ao cũ thành ao lót bạt nuôi tôm, nay đã bước sang vụ thứ 7 (1 năm 3 vụ).

Theo ông Trương Thái Hùng - Chủ tịch UBND xã Vạn Thạnh: Lợi dụng việc quản lý thiếu chặt chẽ, nhiều hộ dân đã lấn chiếm đất Nhà nước tại khu vực Sơn Đừng, Lỗ Sơn, Lỗ Gũ (thôn Đầm Môn) - nơi không được quy hoạch nuôi trồng thủy sản - để làm đìa nuôi tôm công nghiệp. Tổng cộng có 10 hộ, diện tích lấn chiếm khoảng 5ha. Qua rà soát phân loại có 6 hộ diện lấn chiếm, 4 hộ khai hoang. Trường hợp của ông Nguyễn Dừa thuộc diện khai hoang.

Trước tình hình đó, UBND huyện chỉ đạo: Yêu cầu xã làm việc với các hộ dân lấn chiếm đất làm đìa nuôi tôm tại khu vực Sơn Đừng và Lỗ Gũ, Lỗ Sơn, yêu cầu các chủ đìa khẩn trương tự tháo dỡ, hoàn trả mặt bằng, khôi phục hiện trạng (đối với các ao chưa thả nuôi), lập biên bản cam kết tự tháo dỡ sau khi kết thúc vụ nuôi (đối với ao đang nuôi). Đồng thời, có kế hoạch cưỡng chế, tháo dỡ, xử lý theo quy định đối với những trường hợp lấn chiếm trái phép.

Thực hiện chỉ đạo của huyện, vừa qua, UBND xã đã mời các hộ dân vi phạm lên vận động, giải thích, yêu cầu chấp hành theo chỉ đạo của UBND huyện. Các chủ đìa đều thừa nhận việc lấn chiếm đất, san ủi đìa trái phép là vi phạm pháp luật song vì người dân thiếu đất sản xuất, thiếu phương tiện đánh bắt, không có nghề nghiệp mưu sinh nên biết sai vẫn làm. Hiện tại, các ao đều thả nuôi, một vụ kéo dài 3 - 4 tháng nên các hộ mong được huyện, xã cho thuê lại đìa để làm ăn, phát triển kinh tế, khi nào Nhà nước thu hồi sẽ giao trả và tự tháo dỡ, khôi phục nguyên trạng, không yêu cầu bồi thường, hỗ trợ. Riêng trường hợp ông Nguyễn Dừa được Chủ tịch UBND xã trước đây xác nhận cho phép nuôi từ năm 1992 đến nay nên ông không đồng ý tháo dỡ, giao trả mặt bằng.

Sự việc xảy ra tại xã Vạn Thạnh cho thấy sự buông lỏng trong quản lý đất đai của chính quyền địa phương. Đây là điều kiện để các hộ lấn chiếm đất Nhà nước trái phép. Huyện đã yêu cầu xem xét, kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của đơn vị, cá nhân; đồng thời khẳng định sẽ xử lý nghiêm khắc việc lấn chiếm đất công, nuôi trồng thủy sản không thuộc vùng quy hoạch.

Ông Nguyễn Phương Phai - Chánh Thanh tra huyện Vạn Ninh: Qua kiểm tra, phát hiện có 10 trường hợp vi phạm gồm 19 ô đìa (2.000 - 3.000m2/ô). Huyện yêu cầu xã xác minh, lập biên bản, xử lý phù hợp. Đối với trường hợp trước đây người dân được phép khai hoang, cần kiểm tra, xác minh lại, nếu đủ điều kiện thì đề nghị cấp quyền sử dụng đất; các trường hợp lấn chiếm sau thời gian gia hạn hết vụ (tháng 4-2014) phải tự tháo dỡ, khắc phục nguyên trạng...

Báo Khánh Hòa, 03/04/2014
Đăng ngày 05/04/2014
V.L
Nông thôn

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Sáng ngày 18.9, tại xã Cát Khánh (huyện Phù Cát), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng thâm canh – bán thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc cho 20 hộ nuôi tôm trên địa bàn xã.

Tập huấn nuôi tôm
• 09:00 21/09/2024

Bình Định hỗ trợ hơn 91 tỷ đồng cho các tàu cá trong đợt 2/2024

Vừa qua UBND tỉnh Bình Định ban hành quyết định số 3210 /QĐ-UBND ngày 11 tháng 9 năm 2024 phê duyệt Đợt 02 năm 2024 các tàu cá được hỗ trợ chi phí nhiên liệu chuyến biển theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu Bình Định
• 09:00 16/09/2024

Cà Mau tập huấn nuôi tôm công nghệ cao cho hàng trăm người

Vừa qua, Chi cục Thủy sản tỉnh Cà Mau phối hợp với Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ tổ chức tập huấn nuôi tôm công nghệ cao cho 120 người ở các doanh nghiệp, hợp tác xã và gia đình đang nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh trong tỉnh.

Thu tôm
• 12:00 07/09/2024

Một gia đình ở Cần Thơ cưu mang nhiều tấn cá dưới sông

Gia đình anh Dương Anh Tuấn ở phường Cái Khế (Ninh Kiều, Cần Thơ) đang cho ăn, chăm sóc, bảo vệ nhiều tấn cá tự nhiên dưới sông.

Anh Tuấn
• 10:08 30/08/2024

Xuất khẩu sang Đài Loan: Bước tiến mới trong sản xuất tôm giống

Chiều 23/9/2024, tại Quảng Nam, Công ty Cổ phần Giống thủy sản Kim Hoàng chính thức xuất khẩu tôm giống sang Đài Loan với việc giao 2,5 triệu con tôm giống trị giá 10.000 USD cho Công ty Yong Sing Seafood Co., Ltd (Đài Loan). Sự kiện đánh dấu một bước tiến cần ghi nhận trong quá trình nghiên cứu, sản xuất tôm giống ở nước ta.

Tôm giống
• 17:23 29/09/2024

Tại sao khí độc lại tăng cao sau khi trời mưa bão?

Sau những cơn mưa bão, một hiện tượng phổ biến trong ao nuôi thủy sản là nồng độ các loại khí độc tăng cao, đặc biệt là khí NH3 (ammonia), H2S (hydro sulfide), và CO2 (carbon dioxide). Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của các loài thủy sản nuôi như cá và tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 17:23 29/09/2024

Thuật ngữ BMW trong nuôi tôm

MBW hay còn gọi là trọng lượng cơ thể trung bình. Trong nuôi tôm, thuật ngữ MBW đóng vai trò khá quan trọng và thường được sử dụng để tính toán nhiều khía cạnh khác nhau nhằm đánh giá tình trạng phát triển của tôm.

Tôm thẻ
• 17:23 29/09/2024

Cải tạo ao nuôi tôm và gây màu

Cải tạo ao nuôi tôm và gây màu nước là hai bước cực kỳ quan trọng để chuẩn bị cho vụ nuôi tôm đạt hiệu quả cao. Quá trình này không chỉ tạo ra môi trường sống lành mạnh cho tôm mà còn giúp cân bằng hệ sinh thái trong ao, ngăn ngừa dịch bệnh và cải thiện chất lượng nước.

Ao nuôi
• 17:23 29/09/2024

Ngăn chặn nhập lậu, buôn bán, vận chuyển trái phép tôm hùm giống

Thời gian qua, sản lượng nuôi tôm hùm ở Việt Nam được duy trì ổn định đạt trên 3.200 tấn/ năm với hơn 180.000 lồng nuôi. Hai đối tượng nuôi chính là nuôi tôm hùm xanh (Panulirus hormarus) và tôm hùm bông (Panulirus ornatus).

Tôm hùm giống
• 17:23 29/09/2024
Some text some message..