Nhiều loài cá quý hiếm đang bị đe dọa

Cá anh vũ, cá măng, cá lợ, rầm xanh, cá hảo, cá ngựa bắc, cá lăng, cá chiên… là những loài cá quý, hiếm trên hệ thống sông Gâm. Tuy nhiên, những loại cá nói trên đều đang có tên trong sách Đỏ Việt Nam. Bảo vệ các loài cá này hiện đang là vấn đề cấp bách.

Những con cá lăng quý như thế này đang bị các tay chài lưới săn lùng ráo riết. Ảnh: Đức Kế

Những con cá lăng quý như thế này đang bị các tay chài lưới săn lùng ráo riết. Ảnh: Đức Kế

Theo thống kê của GS.TS Mai Đình Yên, Phó Chủ tịch hội Sinh thái học Việt Nam từ năm 1996 cho thấy sản lượng khai thác cá tự nhiên trên sông Gâm ước tính khoảng 300 tấn/năm. Tuy nhiên, sản lượng khai thác thực tế hiện nay thấp hơn rất nhiều.

Khảo sát của nhóm nghiên cứu Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật cũng chỉ ra, cá anh vũ (hay còn gọi là cá “tiến vua”) trên sông Gâm vẫn còn nhưng rất ít (sản lượng chỉ còn khoảng 30% so với sản lượng khai thác năm 1970-1971), thậm chí có thể còn thấp hơn nữa. Ngoài ra, các loại cá lăng, chiên, rầm xanh… có giá trị kinh tế cao nhưng cũng bị đánh bắt cạn kiệt.

Điều này cũng dễ hiểu khi đi dọc theo bờ sông đoạn thượng nguồn Cao Bằng (khu vực huyện Bảo Lạc, Bảo Lâm) dài chừng 40km, bất cứ khúc sông nào cũng có thuyền chài neo giữ với các phương tiện đánh bắt cá từ đơn giản như: chài, lưới, rọ... đến những bộ xung điện, thậm chí cả thuốc (hoá chất) để bắt cá.

TS Lê Hùng Anh thuộc nhóm nghiên cứu “Đa dạng thủy sinh vật hệ thống sông Gâm- hồ thủy điện Tuyên Quang (khu vực Tây Bắc Việt Nam)” cho biết, Sông Gâm bắt nguồn từ Trung Quốc, chiều dài sông chính là 297 km, chiều dài trên địa phận Việt Nam là 217 km qua các tỉnh Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang. Trên sông Gâm, các hoạt động như nạn chặt phá rừng, khai thác thủy, khai thác vàng, khai thác cát sỏi, xây dựng đập hồ thủy điện, khu đô thị tập trung phát triển với lượng chất thải lớn... đã gây tác động tiêu cực đến chất lượng môi trường nước sông, đồng thời ảnh hưởng tới hệ thủy sinh vật trong hệ sinh thái sông này. Trong khi đó, nơi đây rất nhiều loài cá quý hiếm đã mang lại nguồn lợi cho bà con ven sông, song lại đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt.

Hiện chưa có nhiều nghiên cứu khảo sát về thủy sinh vật sông Gâm và hồ thủy điện Tuyên Quang giai đoạn gần đây. Các dẫn liệu về các nơi cư trú, bãi đẻ trứng, khu vực phân bố của các loài cá quý hiếm, có giá trị kinh tế, cũng như vùng nước nuôi dưỡng cá con cũng chưa được xác định một cách đầy đủ. Đặc biệt chưa có điều tra đầy đủ về điều kiện môi trường sống của sông Gâm tại khu vực Na Hang và một phần của Chiêm Hóa, Tuyên Quang sau khi có hồ thủy điện Tuyên Quang. 

Công tác bảo vệ và quản lý nguồn tài nguyên sinh vật trên hệ thống sông Gâm-Hồ thủy điện Tuyên Quang chưa được quan tâm nhiều. Do vậy, việc nghiên cứu và xây dựng giải pháp bảo tồn, quản lý cho hệ thống sông Gâm-hồ thủy điện Tuyên Quang thành Khu bảo tồn vùng nước nội địa để bảo vệ các nơi sinh cư quan trọng, có ý nghĩa sống còn với đời sống thủy sinh. 

Báo Đất Việt
Đăng ngày 17/05/2012
Bích Ngọc
Sinh học

Nuôi trồng thủy sản thân thiện với môi trường

Thủy sản được coi là nguồn thực phẩm quan trọng cho tương lai do sự gia tăng dân số toàn cầu và diện tích đất cho nông nghiệp ngày càng hạn chế.

nuôi cá bớp
• 10:24 10/02/2022

50 tấn cá chẽm chết cóng

Hàng trăm ngàn con cá chẽm nuôi tại một trại cá ở Hy Lạp chết vì lạnh, sau trận bão tuyết lớn làm tê liệt toàn quốc gia này trong tuần.

cá chết hàng loạt
• 19:47 28/01/2022

Chất diệt khuẩn an toàn thân thiện với môi trường đến 95%

Người ta nói nuôi thủy sản là nuôi nước. Môi trường nước có sạch thì thủy sản nuôi ở dưới mới sống tốt và lớn lên được. Vậy mới nói khâu diệt khuẩn khử trùng ao là rất quan trọng.

chất diệt khuẩn
• 10:01 10/11/2021

Giải cứu cá voi nặng 3 tấn mắc cạn ở Huế

Người dân ở cửa biển Tư Hiền, xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa giải cứu thành công một con cá voi nặng 3 tấn, dài hơn 5m mắc cạn do sóng biển đánh dạt bờ trong lúc triều cường dâng cao, biển động mạnh.

Cá voi mắc cạn
• 16:16 21/10/2021

Ứng dụng một số công nghệ trong chế biến và bảo quản thủy sản

Công nghệ chế biến và bảo quản thủy sản đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn chất lượng, kéo dài thời gian sử dụng, và nâng cao giá trị thương mại của các sản phẩm thủy sản.

Thủy sản
• 10:34 18/02/2025

Bản chất kiềm trong ao nuôi tôm

Độ kiềm là tổng lượng các ion bicarbonate (HCO₃⁻), carbonate (CO₃²⁻) và đôi khi hydroxide (OH⁻) trong nước. Các ion này có khả năng trung hòa axit trong nước.

Ảnh bìa
• 10:00 05/12/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 10:28 29/11/2024

Sự hỗ trợ nhau ở các bộ phận trên cơ thể tôm

Mỗi bộ phận của tôm, từ vỏ ngoài cứng cáp đến các cơ quan tiêu hóa, hô hấp và bài tiết, đều giữ vai trò riêng biệt nhưng lại không thể hoạt động một cách độc lập. Sự liên kết này giúp tôm bảo vệ bản thân trước các mối nguy, tận dụng dinh dưỡng và duy trì sức khỏe.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:33 13/11/2024

Mối quan hệ thời gian đông máu và sức khỏe tôm nuôi

Sức khoẻ tôm nuôi trong ao ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố tác động như thời tiết khí hậu, mùa vụ, chất lượng nguồn nước với các thông số môi trường liên quan, dịch bệnh, chất lượng giống, thức ăn, mật độ nuôi, kỹ thuật chăm sóc quản lý... Đánh giá tôm khoẻ, tôm yếu, thông qua hoạt động bơi lội, tiêu thụ mồi, tăng trưởng, tỷ lệ sống, độ đồng đều size cỡ, cơ thịt, màu sắc vỏ, những vấn đề liên quan đến gan, ruột tôm…Một phương pháp đánh giá nhanh, thông qua thời gian đông máu tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 00:41 24/04/2025

Tín dụng ưu đãi 100.000 tỷ đồng cho nông, lâm, thủy sản

Ngày 15/4/2025, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có công văn số 2756/NHNN-TD đề nghị các ngân hàng thương mại triển khai thực hiện Chương trình tín dụng 100.000 tỷ đồng đối với lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản.

Tôm thẻ
• 00:41 24/04/2025

Cuộc sống quê đơn giản với món tép bầu chiên giòn

Cuộc sống ở quê luôn mang đến những cảm giác bình yên, giản dị mà sâu lắng. Không phải bon chen, không phải vội vã, cuộc sống nơi đây như một làn sóng nhẹ nhàng, trôi qua trong những khoảnh khắc gần gũi với thiên nhiên. Một trong những điều giản dị nhất nhưng lại đầy niềm vui của người dân quê là việc chạy ra sông bắt tép bầu tươi ngon rồi chế biến thành những món ăn đậm đà hương vị quê nhà. Hãy cùng khám phá cuộc sống quê yên bình, giản dị và những bữa cơm ngon lành được làm từ những nguyên liệu tự nhiên, ngay trong vườn nhà.

Tép bầu
• 00:41 24/04/2025

AI dự đoán chất lượng tôm con: Chọn lô giống chuẩn ngay từ đầu

Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đang mở ra cơ hội lớn cho ngành nuôi tôm, giúp nông dân chọn lô giống chất lượng với độ chính xác cao. Tôm con khỏe mạnh là yếu tố quyết định để vụ tôm đạt năng suất và lợi nhuận tốt.

Tôm giống
• 00:41 24/04/2025

Nhu cầu oxy cho tôm thẻ chân trắng và các vấn đề liên quan

Nuôi tôm thẻ chân trắng theo mô hình thâm canh, thâm canh công nghệ cao, siêu thâm canh, do bà con thả nuôi mật độ cao, nên hàm lượng oxy hoà tan trong ao nuôi rất cần cho hoạt động sống, trao đổi chất, bắt mồi, tăng trưởng, khả năng đối phó dịch bệnh, thay đổi thời tiết, biến động thông số môi trường. Nhu cầu oxy của tôm thẻ chân trắng trong ao nuôi từ ≥ 6 mg/lít trở lên, trong quá trình nuôi, bà con đáp ứng đủ nhu cầu trên tôm phát triển tốt, tăng trưởng nhanh, ít bệnh, tỷ lệ sống cao. Ngược lại, oxy không đủ cung cấp theo nhu cầu, tôm còi cọc, chậm lớn, dễ nhiễm bệnh, tỷ lệ sống thấp.

Ao nuôi tôm
• 00:41 24/04/2025
Some text some message..