Nhím biển - Loài vật duy nhất nhìn bằng… chân

Vì không có mắt, nên các con nhím biển đã sử dụng các tế bào nhạy sáng có trong các ống tua tự như xúc tu ở chân của nó để cảm nhận và nhìn mọi thứ xung quanh.

Điều ít người biết về khả năng của nhím biển
Ảnh: aniportalimages

Theo báo Daily Mail, tới nay nhím biển là loài vật duy nhất có thể nhìn mà không có mắt. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện chính các chân có những ống xúc tu cảm giác đi kèm đã giúp nhím biển có thể nhìn ở mức vừa đủ đáp ứng nhu cầu cơ bản của nó.


Nhím biển - (Ảnh: Biomedical Beat).

Thực tế ai cũng biết khi bị đe dọa, nhím biển sẽ xù lông gai của nó để tự vệ. Nhưng làm thế nào để những con vật này biết chúng đang bị đe dọa khi không hề có mắt. Đó là câu hỏi từng làm đau đầu giới nghiên cứu sinh vật biển thế giới.

Phải tới năm 2011, các nhà khoa học mới phát hiện nhím biển có thể nhìn bằng chân của chúng. Nhưng nay, với kết quả nghiên cứu mới nhất, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Lund ở Thụy Điển còn biết được nhím biển có thể nhìn tốt ở mức nào.

Nhà nghiên cứu John Kirwan giải thích: "Nhím biển hiện là loài vật duy nhất đã được chứng minh có thể nhìn mà không có mắt. Chúng nhìn bằng cách sử dụng các tế bào nhạy sáng trong các chân dạng ống, tựa như các xúc tu và giống như các gai nhọn mọc trên khắp người. Bạn có thể nói rằng toàn bộ cơ thể một con nhím biển hợp lại thành một con mắt duy nhất".

Các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu về khả năng nhìn của những con nhím biển lông dài, đặt ra cho chúng những bài "kiểm tra mắt" giống như con người. Theo đó, họ đặt những con nhím này vào một chiếc ống hình trụ được chiếu sáng và rất nhiều hình ảnh tối trên tường.


Khả năng nhìn của nhím biển rất hạn chế. (Ảnh: Animalia Life).

"Bình thường, những con nhím biển có xu hướng di chuyển về phía các vùng tối tìm chỗ ẩn nấp. Khi tôi nhận ra chúng phản ứng với những hình ảnh có kích thước này mà không phải những kích thước khác, tôi có thể đo được mức độ "tinh tường" của chúng như thế nào" - nhà nghiên cứu Kirwan nói.

Ông đã chiếu nhiều hình ảnh khác nhau lên tường và sau đó bóng tối của những hình đó phủ lên các con nhím biển tương tự như một đối tượng săn mồi đang tiến tới con nhím.

Kế đó, ông Kirwan có thể tính được những bóng đen này bắt đầu bao trùm lớn tới mức nào thì con nhím biển mới có những động thái tự vệ bằng việc xù lông hướng về cái bóng phía trên.

Tuy nhiên, nhà nghiên cứu cũng nhận ra khả năng nhìn của nhím biển rất hạn chế. Trong không gian 360 độ của môi trường bao quanh nhím biển, một vật phải che phủ ở góc chiếu từ 30-70 độ thì nhím biển mới phát hiện.

Trong khi đó thị giác của con người tốt hơn nhiều. Một vật chỉ cần rơi vào góc nhìn khoảng 1/60 độ, con người đã có thể phát hiện ngay.

"Tuy nhiên khả năng nhìn này là đủ cho nhu cầu và hành vi của con vật. Rõ ràng đó không phải là thị lực kém với một con vật không có mắt" - nhà nghiên cứu John Kirwan kết luận.

Báo Tuổi Trẻ
Đăng ngày 20/06/2018
Đỗ Dương
Sinh học

Sự hỗ trợ nhau ở các bộ phận trên cơ thể tôm

Mỗi bộ phận của tôm, từ vỏ ngoài cứng cáp đến các cơ quan tiêu hóa, hô hấp và bài tiết, đều giữ vai trò riêng biệt nhưng lại không thể hoạt động một cách độc lập. Sự liên kết này giúp tôm bảo vệ bản thân trước các mối nguy, tận dụng dinh dưỡng và duy trì sức khỏe.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:33 13/11/2024

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Sự tương thích giữa chất xử lý nước và bộ lọc sinh học trong RAS

RAS (Recirculating Aquaculture System) là hệ thống nước tuần hoàn, là một mô hình tuy không mới nhưng lại được sử dụng rất phổ trong nuôi trồng thủy sản.

Hệ thống nuôi RAS
• 10:16 20/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 15:59 25/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 15:59 25/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 15:59 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 15:59 25/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 15:59 25/11/2024
Some text some message..