Nhìn sang cường quốc cá cảnh Singapore

Mặc dù chỉ sở hữu rất ít đất nông nghiệp, nhưng Singapore lại là quốc gia xuất khẩu cá cảnh hàng đầu thế giới.

thủy cung Singapore
Thủy cung ở Sentosa, Singapore. Ảnh: Klook.

Nhìn vào định hướng và đầu tư bài bản của đất của nước này, ta không ngạc nhiên khi thấy Singapore đã nắm giữ danh hiệu “cường quốc cá cảnh” suốt hơn 10 năm. Năm 2007, “quốc đảo sư tử” thu về hơn 69 triệu SGD (khoảng 48 triệu USD) nhờ xuất khẩu cá koi, cá bảy màu và cá vàng, chiếm gần 20% thị phần thế giới. Những năm sau, tỷ lệ này sụt giảm đôi chút do cạnh tranh từ các đối thủ (như Đài Loan). Năm 2016, Singapore vẫn đạt gần 43 triệu SGD (30 triệu USD), chiếm 14,1% thị trường toàn cầu và bỏ xa các láng giềng Đông Nam Á.

Cựu bộ trưởng Bộ Biển & Nghề cá Indonesia, bà Susi Pudjiastuti từng phát biểu trên trang Jarkata Post: “Tại sao chúng ta, quốc gia có diện tích lớn hơn Singapore cả trăm lần lại thua kém họ trong lĩnh vực xuất khẩu cá cảnh. Indonesia nhất định phải đẩy mạnh sự phát triển của ngành này.”

Vì sao lại là cá cảnh?

Với đặc điểm của một đảo quốc được biển bao phủ bốn hướng, Singapore cũng là nhà của nhiều cộng đồng ngư dân và người nuôi cá trong hàng thập kỷ. Vào những năm 1960, các mô hình nuôi cá dạng bè (kelong) và bẫy (trap) đã từng rất phổ biến, trước khi người dân chuyển sang lồng lưới.

Bước sang thế kỷ 21, những trại nuôi cá truyền thống dần biến mất, nhường chỗ cho các mô hình mới ứng dụng công nghệ cao và quy trình tự động hóa để cắt giảm nhu cầu về nhân lực, đồng thời giúp tối ưu hóa chi phí và hiệu suất. Phần lớn trại nuôi cá cảnh ngày nay tại Singapore đều sử dụng máy cho ăn tự động, thay vì thực hiện bằng tay.


Nuôi cá trong kelong và trap tại Singapore hồi thập niên 1960. Ảnh: AVA.

Bất chấp sự giới hạn về diện tích, Singapore vẫn là nơi lý tưởng để nuôi các loài cá cảnh nhiệt đới nhờ sở hữu khí hậu, nhiệt độ và lượng mưa phù hợp. Đó là kết luận của báo cáo “Thực trạng ngành công nghiệp cá cảnh tại Singapore” xuất bản năm 2005.

Theo thời gian, Singapore đã thiết lập thành công chuỗi cung ứng và hệ thống phân phối cá cảnh rất phát triển, với đầy đủ người nuôi, nhà bán buôn và công ty xuất khẩu,…

Cá cảnh Singapore hiện đang được bán trên toàn thế giới. Một số tìm đường đến với những cửa tiệm bán đồ theo sở hữu (hobby shop), nơi chúng được săn lùng bởi các nhà sưu tầm và người đam mê, đặc biệt là tại châu Á – người dân ở đây thường có truyền thống coi một số loài như cá koi là “bùa may mắn.” Trong khi số khác lại xuất hiện tại bể của những chuỗi nhà hàng khách sạn và tập đoàn lớn cho mục đích trang trí.

5 loài cá cảnh xuất khẩu chủ lực của Singapore

Bên cạnh các loài phổ biến, người nuôi còn được giới thiệu hoặc tự tìm cách phát triển những loài mới trên quy mô thương mại. Cá sau khi thu hoạch được bán trực tiếp cho các nhà bán buôn và xuất khẩu. Dưới đây là năm loài cá cảnh xuất khẩu chủ lực của Singapore:


Cá bảy màu (Guppy) kích thước nhỏ, màu sắc rực rỡ và rất dễ nuôi. Ảnh: DEA / C. GALASSO/De Agostini/Getty Images


Cá molly phổ biến với người mới chơi, do sinh sản dễ, màu cũng rất sặc sỡ.


Cá platy nhiều màu sắc và hiền lành.


Cá vàng gắn liền với sự thịnh vượng trong văn hóa Á Đông.


Và tất nhiên, không thể thiếu cá Koi khỏe mạnh, có khả năng kháng lại hầu hết các loại bệnh tật thông thường ở cá; ngoài ra còn sống rất lâu, có thể lên tới trên 50 năm.

Năm 2017, toàn Singapore đang có hơn 125 trại nuôi cá cảnh. Ngày càng nhiều người nuôi tìm cách học hỏi và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ để tự động hóa quy trình và nâng cao hiệu suất. Chính phủ Singapore luôn coi trọng vai trò của ngành công nghiệp cá cảnh, cho nên đã áp dụng nhiều chính sách và biện pháp hỗ trợ, nhằm duy trì vị thế nổi bật của đất nước trong lĩnh vực này. Chẳng hạn năm 2016, học viện bách khoa Temasek Polytechnic đã khai trương một Trung tâm Khoa học Nuôi trồng Thủy sản và Thú y (Centre for Aquaculture and Veterinary Science) để hướng dẫn người trẻ Singapore tham gia vào lĩnh vực kinh doanh nuôi trồng thủy sản, thay vì quá phụ thuộc vào nguồn đánh bắt tự nhiên. Tháng 3/2017, chính phủ cũng giới thiệu một bản đồ chuyển đổi cho các trang trại, giúp người trồng rau, thu hoạch trứng và nuôi cá ứng dụng những công nghệ mới.

Có lẽ người dân Singapore sẽ có quyền tự hào thêm nhiều năm nữa về cá cảnh - một thứ mà họ giỏi nhất thế giới.

Khoa học & Phát triển
Đăng ngày 01/06/2020
Phương Hiền
Thế giới

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 10:20 22/11/2024

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 10:52 07/11/2024

Thị trường cá rô phi biến động, tác động gì đến cá tra Việt Nam

Cá rô phi và cá tra là hai loài cá thịt trắng phổ biến trên thế giới nhờ giá thành hợp lý, thịt thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, hiện nay, thị trường cá rô phi đang trải qua nhiều biến động về nguồn cung, sức tiêu thụ và giá cả, đặc biệt tại thị trường lớn như Hoa Kỳ.

Cá rô phi
• 10:21 06/11/2024

Ngành nuôi tôm ở Thái Lan 2024: Thành công và thách thức đáng chú ý

Năm 2024 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng cho ngành nuôi tôm ở Thái Lan, khi quốc gia này liên tục ghi nhận những thành tựu về sản lượng và chất lượng tôm, đồng thời đối mặt với nhiều thách thức từ biến đổi khí hậu và dịch bệnh.

Ao tôm
• 11:08 21/10/2024

Sử dụng Thuốc mê Durelax Liquid cho cá tôm sao cho hiệu quả?

Với thành phần từ thảo dược tự nhiên, khả năng gây mê nhẹ thuốc mê Durelax Liquid chuyên dùng để vận chuyển, hỗ trợ trước sinh sản cho nhiều loài cá và dùng cho tôm để san ao, phân cỡ. Với sự phổ rộng như vậy, Durelax Liquid được sử dụng với liều như thế nào cho từng loài nhất định? Cùng Farmext eShop tìm hiểu ngay nhé.

Durelax Liquid
• 20:52 25/12/2024

Da cá hồi: Từ phế phẩm trở thành món ăn được ưa chuộng

Trong những năm gần đây, da cá hồi đã trở thành một nguyên liệu được ưa chuộng trong ẩm thực, không chỉ nhờ vào hương vị đặc biệt mà còn bởi những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Từ một phần thường bị bỏ đi trong chế biến cá, da cá hồi đã được khám phá và tận dụng một cách sáng tạo, biến thành món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích.

Da cá hồi
• 20:52 25/12/2024

Một số loài cây trồng thủy sinh hot nhất năm

Thủy sinh là một phần không thể thiếu trong thế giới của những người yêu thích nghệ thuật trang trí hồ cá và không gian nước.

Cây thủy sinh
• 20:52 25/12/2024

Thuần hóa tôm giống trước khi thả

Thuần hóa tôm giống trước khi thả vào ao nuôi là một trong những bước quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Quá trình này không chỉ giúp tôm thích nghi với môi trường mới mà còn tăng khả năng sinh trưởng và giảm tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn đầu. Để đảm bảo thành công, người nuôi cần nắm rõ các bước và áp dụng phương pháp phù hợp.

tôm giống
• 20:52 25/12/2024

Xu hướng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản năm 2025

Trước sức ép gia tăng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, nuôi trồng thủy sản được kỳ vọng đáp ứng hơn 60% sản lượng thủy sản tiêu thụ vào năm 2030. Tuy nhiên, ngành này đang đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh, sự suy thoái môi trường, và tác động từ biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh đó, việc ứng dụng công nghệ hiện đại đã trở thành yếu tố cốt lõi để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Nuôi trồng thủy sản
• 20:52 25/12/2024
Some text some message..