Nhớ món cá tràu óm xứ Quảng

Lúc sinh thời, mẹ tôi cho hay, người miền Trung xứ Quảng thường chế biến cá tràu óm để cúng tổ tiên ông bà, nhất là trong dịp Tết như cúng rước ông bà, cúng tiễn ông bà… Sở dĩ món ăn có tên óm, có thể là món này chỉ cách nấu nhỏ lửa, còn gọi là om, sau đó đọc trại thành óm.

món cá tràu óm
Món cá tràu óm trên mâm cúng.

Tôi còn nhớ như in, thời tôi còn thơ ấu, tết năm nào cũng vậy, mẹ làm món cá tràu óm để cúng rước và tiễn ông bà.

Trước tiên, mẹ làm sạch vảy cá, bỏ mang (nhưng nhớ giữ lại bộ lòng cá vì đây là phần được coi là đặc sắc nhất), ngâm sơ qua nước muối pha để loại bỏ nhớt tanh. Thân cá cắt xéo đều nhau nhưng giữ nguyên con rồi tẩm ướp gia vị gồm mắm, muối, củ hành tím giã dập, ít đường, bột ngọt... Trong khi chờ đợi, mẹ giã nhuyễn một ít củ nghệ tươi, vắt lấy nước và chuẩn bị thêm ít nấm mèo, bún tàu cắt nhỏ. Xong đâu vào đấy, mẹ phi dầu phộng (dầu lạc) với tỏi cho thơm rồi rưới đều lên con cá đã ướp. Sau đó mẹ cho cá, nước nghệ cùng nám mèo, bún tàu vào nồi đất, đun nhỏ lửa cho cá chín nhừ. Món ăn chín, mẹ bày đĩa cá tràu óm lên bàn thờ cùng với các món khác và không quên đĩa rau sống có chuối cây xắt mỏng trộn với các loại rau thơm, rau má...

Tuổi thơ tôi đã qua bao mùa lũ lụt nơi miền Trung nghèo khó, lớn lên bằng những hạt lúa, củ khoai trên nương trên rẫy; con tép bạt, con cá trên mương cạn, dưới đồng sâu do mẹ bắt về. Ngày ấy, để có tiền mua mắm muối, sách vở, áo quần… cho anh em chúng tôi, mẹ thường “mang tơi đội nón”, “lặn lội thân cò…” ở đồng sâu lạnh giá để mò tôm, bắt cá về ăn. Giáp Tết, gặp những con cá tràu lớn đáng giá, dù thương đàn con nhưng mẹ vẫn “bấm bụng” mang ra chợ bán kiếm tiền mua cho anh em chúng tôi tấm áo mới mặc trong ngày Tết. Chỉ gặp khi cúng, giỗ, mẹ mới cố tìm vài con cá tràu để nấu cúng ông bà. Những dịp như thế, sau khi cúng, anh em chúng tôi mới được ăn thỏa thích.

Hằng năm, cứ đến ngày giỗ mẹ, món cá tràu óm, dù làm rất kỳ công nhưng anh em tôi vẫn làm để trước thì quãy (cúng) mẹ, sau là ăn. Cũng là dịp để nhớ công lao của mẹ. Và ngày nay, mỗi khi đi qua đám ruộng rộc nhà ai, thấy người đang “mang tơi đội nón”, tôi cứ ngỡ dáng mẹ đang lom khom bắt cá trên cánh đồng làng. Mắt tôi bỗng cay cay và ước gì mẹ tôi sống lại!

miền trung lũ lụt

Miền Trung lũ lụt.

dáng bắt cá

Nhìn ai như dáng mẹ tôi bắt cá dưới đồng sâu.

Con cá tràu (tiếng gọi của miền Trung), người Bắc gọi là cá quả, người Nam gọi là cá lóc. Cá tràu khá ngon, được chế biến thành nhiều món ăn nhưng độc đáo nhất là nấu óm. Tuy nhiên, cá tràu sống tự nhiên ngoài hoang dã thì mới thật sự ngon vì thịt săn và có vị ngọt. Món cá tràu óm thường ăn với cơm, bún, bánh tráng nướng, mì Quảng… đều ngon.

Báo Dân Việt, 28/12/2015
Đăng ngày 28/12/2015
Bài, ảnh: Tiên Sa
Ẩm thực

Cua Cà Mau: Đặc sản thiên nhiên vùng Đất Mũi

Cua Cà Mau nổi tiếng khắp nơi nhờ thịt chắc, ngọt và gạch béo bùi, là đặc sản trứ danh của vùng sông nước miền Tây. Được nuôi tự nhiên trong môi trường nước mặn và lợ, cua Cà Mau có sức sống dẻo dai, chất lượng vượt trội so với các vùng khác. Với giá trị dinh dưỡng cao và hương vị thơm ngon, cua Cà Mau luôn là lựa chọn yêu thích trong các bữa tiệc hải sản

Cà Mau
• 09:49 12/11/2024

Don Quảng Ngãi: Vị ngon khó quên của miền Trung

Don Quảng Ngãi là một món ăn độc đáo của xứ Quảng, nổi bật với vị ngọt thanh từ con don nhỏ bé sống ở các dòng sông. Với cách chế biến giản dị nhưng đậm đà, món ăn này không chỉ là đặc sản mà còn là niềm tự hào của người dân Quảng Ngãi.

Quảng Ngãi
• 09:00 30/10/2024

Đảo thiên đường Quan Lạn: Du lịch biển và khám phá "vàng ròng" của Quảng Ninh

Bên cạnh vẻ đẹp tự nhiên, Quan Lạn còn nổi tiếng với đặc sản sá sùng - loài hải sản quý hiếm được mệnh danh là "vàng ròng" của vùng biển. Sá sùng không chỉ là nguyên liệu bổ dưỡng trong ẩm thực mà còn có giá trị kinh tế cao, góp phần tạo nên sự phong phú và độc đáo cho du lịch ẩm thực tại đảo.

Đảo Quan
• 14:09 19/10/2024

Hòn ngọc quý Phú Quốc: Hương vị đặc sắc từ "vàng đen" của đại dương

Phú Quốc, ngoài vẻ đẹp hoang sơ của biển đảo, còn là điểm đến hấp dẫn cho những ai yêu thích ẩm thực hải sản, đặc biệt là nhum biển. Nuôi nhum tại Phú Quốc không chỉ tạo nên nguồn hải sản tươi ngon mà còn mang đến cho du khách cơ hội khám phá những món ăn độc đáo, đậm chất địa phương.

Hòn đảo ngọc Phú Quốc
• 12:00 15/10/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 02:28 16/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 02:28 16/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 02:28 16/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 02:28 16/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 02:28 16/11/2024
Some text some message..