Nhọc nhằn mùa lưới cá khoai

Đối với những ngư dân đi biển thì mùa lưới cá khoai có lẽ là mùa biển được trông chờ nhất trong năm. Nhưng để có một mùa bội thu người dân cũng không ít nhọc nhằn, quăng quật với sóng gió mùa biển động.

Cá khoai
Cá khoai được xem là mùa “kiếm gạo” để bà con dành dụm cho một cái tết ấm no. Ảnh: vnexpress.vnecdn.net

Trên bãi biển của làng Mỹ Khánh, Phú Diên chỉ có vài chục chiếc thuyền đánh bắt gần bờ ra khơi, đi về trong ngày có khi là trong buổi. Thường thì mỗi chiếc thuyền có hai ngư dân đi chung nhau, thành quả chia đều.

Trên bờ biển tấp nập, náo nhiệt, những người phụ nữ vội vàng chạy ra hướng biển để đón thuyền của mình về, phụ quay thuyền, mang cá lên bờ. Thấy thuyền của ba nhấp nhô rẽ sóng vào bờ, tôi cũng vội xách đôi dép theo mẹ ra đón. Trở về sau chuyến biển mệt nhọc, nhưng thấy những người phụ nữ của mình phấn khích ra phụ, ba và dượng vẫn không quên nở nụ cười thật tươi, cùng câu nói tếu: “Hai anh em tui đi cả sáng được chừng ni, chừ “nộp” lại cho hai “mụ” đó”.

Đánh bắt cáĐể đánh bắt được những con cá khoai tươi rói ngư dân phải quăng quật với những cơn sóng lớn hàng giờ liền. Ảnh: baothuathienhue.vn

Sau lời nói, nụ cười đó, tôi vẫn cảm nhận được sự vất vả, mệt nhọc của ba. Bởi mùa cá khoai là mùa biển động, sóng không êm dịu như mùa câu mực, mùa cá đục… Hàng giờ đồng hồ quăng quật với những cơn sóng, có khi là dầm mình dưới mưa, hay những cái lạnh cắt da, cắt thịt của mùa đông thì những ngư dân tuổi trung niên như ba tôi sẽ càng thêm vất vả.

Những ngày trời mưa, chồng tôi cũng không muốn ba đi biển, nhưng ba vẫn hay tặc lưỡi: Không đi tiếc lắm, mùa kiếm gạo mà con, ngày nào mệt quá ba nghỉ ở nhà, đừng lo.

Sau khi cá được bán cho thương lái, cẩn thận xếp lại tay lái cho chuyến biển ngày mai, dượng Bé (60 tuổi, bạn thuyền của ba) chia sẻ: Đi biển thì vất vả rồi, nhưng mùa cá khoai càng vất vả bởi đây là mùa thời tiết không thuận lợi. Nhưng biển có sóng cá mới nhiều. Có khi cá đầy lưới, hai anh em phải dùng hết sức mới kéo được lưới lên. Ngồi trên thuyền, chồng chềnh theo những cơn sóng, đôi bàn tay đỏ rát khi kéo lưới nhưng bù lại là những thùng cá đầy ắp, có khi cả tôm, ghẹ…

Cá khoai gần bờ luôn được bán với giá cao, bởi cá được đi về trong ngày, tươi ngon, khi ăn thịt cá khác hẳn cá được đánh xa bờ nên dù vất vả các ngư dân đều tranh thủ ra khơi, có khi là ngày hai chuyến.

Thu hoạch cáSau nửa ngày đạp sóng vươn khơi ngư dân thu hoạch cá sau mùa đánh bắt cá. Ảnh: baothuathienhue.vn

Sau nửa ngày đạp sóng vươn khơi, thuyền anh Quỳnh (45 tuổi) trở về với gần 1 tạ cá khoai tươi cong. Là thuyền cập bến sau cùng, cũng là thuyền thu về nhiều cá nhất trong ngày. Bởi tuổi còn trẻ, có sức nên chuyến biển nào anh cũng gắng sức để thành quả thu về tốt hơn. “Năm nay mùa biển cũng khá bấp bênh, sản lượng đánh lại giảm sút, nên đến mùa lưới cá khoai ai cũng tranh thủ đi để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho tết và bù lại những ngày bão thuyền nằm bờ. Với những người làng biển như chúng tôi, biển chính là cuộc sống, nó không đơn thuần chỉ là mưu sinh, mà là duyên là nghề cha truyền con nối. Nghề biển, rủi ro luôn tiềm ẩn nên đâu ai biết trước mà lường. Vì thế, mỗi khi ra khơi, chúng tôi không những tập trung đánh bắt mà cũng “ngó nghiêng” thuyền hàng xóm, nhất là những thuyền của các chú trung niên, để có gì còn kịp thời hỗ trợ lẫn nhau”, anh Quỳnh trải lòng.

Mùa cá khoai, mỗi chuyến biển, một thuyền thu về từ 1 triệu đến chục triệu đồng mỗi ngày. Đây là mức thu nhập không nhỏ, nhưng các ngư dân cũng đánh đổi biết bao mồ hôi, công sức và cả những hiểm nguy luôn rình rập. Nghề nào cũng vậy, để có được thu nhập cao thì phải đánh đổi sức lao động, nghề biển cũng không ngoại lệ. Chỉ mong sao vào mùa gió chướng, những cơn sóng bớt hung dữ, những cơn mưa bất chợt đừng quá nặng hạt để những chiếc thuyền vẫn yên tâm bám biển, đạp sóng ra khơi, để những người phụ nữ làng chài được tíu tít chuyện trò bên bờ biển khi đợi những chuyến biển trở về, cùng nụ cười trọn vẹn.

Một mùa cá khoai nữa lại về, mong cho những chiếc thuyền ra khơi đều trở về với cá đầy khoang, được giá, để bà con làng biển có một cái tết thật ấm no, đủ đầy.

Báo Thừa Thiên Huế
Đăng ngày 16/11/2022
Thanh Thảo
Nông thôn

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 11:29 19/04/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Sáng ngày 12/4, tại xã Cát Minh (huyện Phù Cát), Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát tổ chức lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc cho 20 hộ nuôi tôm trên địa bàn xã.

Tập huẩn
• 09:50 17/04/2024

Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 05/4, Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản cho các hộ dân trên địa bàn các huyện Phù Mỹ và Tuy Phước để chuẩn bị công tác triển khai thực hiện các mô hình trong năm 2024.

Hộ dân
• 21:22 06/04/2024

Các địa phương trong không khí chào mừng 65 năm ngày truyền thống ngành thủy sản

Với ngành thuỷ sản Việt Nam thì ngày 1/4/1959 là ngày có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu một dấu mốc quan trọng với ngành thuỷ sản nước ta, chính vì vậy mà các địa phương trên mọi miền đất nước đã và đang phát động nhiều phong trào nhằm kỷ niệm ngày lễ này.

Thả giống
• 08:00 31/03/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 07:38 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 07:38 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 07:38 20/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 07:38 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 07:38 20/04/2024