Nhộn nhịp chợ đầu mối ngày Tết

Xuống hàng rau, củ, quả tại chợ Đầu mối. Chính thức hoạt động từ giữa năm 2007, có diện tích tổng thể hơn 6.300m2, 168 hộ kinh doanh mua bán cố định, chợ đầu mối nông, thủy sản Bến Tre (Phường 8, TP. Bến Tre) luôn nhộn nhịp khách hàng. Mỗi ngày, chợ tiêu thụ khoảng 15 tấn tôm, cá các loại, 2 tấn thịt heo và trên 40 tấn rau, củ, quả đủ loại. Vào mùa Tết, chợ nập người mua bán; lượng hàng rau, củ, quả tăng gấp đôi.

chợ Đầu mối
Xuống hàng rau, củ, quả tại chợ Đầu mối.

Nhộn nhịp chợ đêm

Hai giờ sáng, chợ đầu mối đã nườm nượp người mua bán cá, chủ yếu là những bạn hàng tới đây mua về bán lẻ tại các chợ khu vực. Tạp âm của tiếng người, tiếng xối nước, tiếng kéo lê xửng (thau lớn, làm bằng kim loại, đường kính khoảng 1m) xuống nền xi măng đã làm không khí chợ đêm luôn sôi động. Tại đây tập trung đủ các loại tôm, cá các loại được thu gom từ trong và ngoài tỉnh. Khoảng thời gian từ 0 giờ cho tới 4 giờ là cao điểm của người mua bán sỉ; từ 4 giờ 30 trở về sau là thời gian bán lẻ cho khách đi chợ. Ông Thái Trường Vinh, người phụ trách chung chợ đầu mối cho biết: “Mỗi ngày, chợ này tiêu thụ khoảng 40 tấn rau, củ, quả các loại, khoảng 15 tấn cá, tôm và trên 2 tấn thịt heo. Tuy nhiên, khoảng từ 20 tháng Chạp, lượng hàng thủy sản giảm bớt nhưng hàng rau, củ, quả thì tăng nhiều do sức mua của khách hàng vào những ngày cận Tết tăng gấp đôi. Năm nay, giá cả cũng biến động nhưng không nhiều”. Tại vựa cá của chị Thủy (Tổ trưởng Tổ bán hàng thủy, hải sản), có mấy người phụ việc đang trút cá từ giỏ cần xé ra xửng để xả nước. Cá trê, cá lóc ở từng xửng đua nhau trườn mình như muốn thoát ra ngoài. Chị Thủy cho biết: “Giá cả năm nay không cao hơn năm rồi bao nhiêu, hầu hết các hộ kinh doanh mặt hàng thủy, hải sản đều bán được hàng”. Mỗi ngày, quầy của chị tiêu thụ khoảng vài tấn cá nuôi các loại (rô, lóc, trê, tra, điêu hồng…) từ các huyện biển Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú và ở ngoài tỉnh chở về.

5 giờ sáng. Khu vực bán cá chợ đầu mối đã có khá nhiều người đi chợ sớm. Khách hàng tha hồ chọn lựa cá đồng: cá rô, cá phi, lòng tong, tôm, tép đủ loại… được đổ thành đống trải dài. Tiếng rao bán hàng của mấy chị nghe rất ngọt: “Điêu hồng đi… bốn chục ngàn đồng một ký”, “Cá lóc ba mươi lăm ngàn… mua đi”, “Bạc má nửa kí hai hai ngàn, ghé vô”… Tại hai điểm bán thịt gia cầm sạch của chị Huỳnh Thị Ngọc Giàu, bày bán nhiều loại giò gà, đùi gà, cánh gà… trông khá bắt mắt. Gian hàng của chị bán các thứ gồm: gà góc tư (1/4 con gà), đùi tỏi (đùi gà), cánh gà, lòng gà và các loại chả cá, tôm, bò đông lạnh. Ở các quầy bán thịt heo (có 7 quầy) cũng luôn đắt khách, tiếng chặt thịt nghe cồm cộp làm cho không khí buổi sáng tại chợ thêm sống động…

Rộn rã chợ ngày

Tại bến đậu xe, có nhiều xe tải đang xuống hàng. Khoảng thời gian từ trưa cho đến chiều là thời điểm xe chở mặt hàng rau củ quả tập kết về, sau đó mặt hàng này được tiểu thương phân phối cho người mua bán lẻ ở các chợ khác (cũng có một số bạn hàng bán lẻ), chủ yếu trên địa bàn TP. Bến Tre và một số chợ ở các huyện. Ngay đầu nhà lồng chợ, có nhiều xe đẩy đang chuyển hàng cho khách, ra vào tấp nập, làm cho không khí chợ thêm nhộn nhịp. Tại quầy của Chị Yến (khoảng 15m2), có đủ các mặt hàng rau, củ, quả (như củ kiệu, gừng, tỏi, khoai tây, cải bắp, cải đỏ, su hào…) được chất thành đống. Chị Yến cho biết, mỗi ngày chị tiêu thụ hơn một tấn hàng cho những người quen. Tôi hỏi: “Mỗi ngày chị kiếm lời chắc khá lắm?”. Chị cười: “Vài trăm ngàn, đủ chi tiêu trong gia đình, nhưng mà… tụi em cực lắm anh ơi”. Vợ chồng chị làm nghề này đã lâu. Mỗi khi xuống hàng, anh chị phải chịu khó chăm sóc, làm đẹp cho từng quả su, củ cải để người mua ưng ý. Tại quầy bán đồ hàng bông, chị Nguyễn Thị Thúy Loan (chủ quầy) vui vẻ: “Mua đi mấy chú, hàng mới về đó còn tươi rói hà”. Cách bày trí của chị khá hay: cà chua, dưa leo được xếp thành hàng với đủ màu xanh, đỏ, hồng nhạt, vàng, cam… trông rất thu hút khách. Mỗi ngày, chị Loan bán lẻ khoảng vài trăm kg đồ hàng bông. Chị thố lộ: “Dù có mệt nhọc cỡ nào cũng vậy, tôi cũng cố gắng đứng bán, chợ Tết mà!”. Cùng tâm trạng như chị Loan, chị Lan bán hàng kế bên, cũng xen vào: “Vậy đó, chú ơi! Tụi tôi tranh thủ thời gian…”. Chị Lan bỏ dỡ câu nói vì có khách tới mua hàng: “Củ cải đỏ hả em, bữa nay đẹp như mơ, 12 ngàn đồng một kí nghen”. “Cho tôi hai kí”…

Đảm bảo phục vụ khách hàng

Với vai trò là trung tâm phân phối các mặt hàng nông, thủy sản, chợ Đầu mối đã góp phần đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng kịp thời, đúng lúc. Tháng 5-2013, chợ đầu mối được đầu tư nâng cấp thêm khu chợ mới (thêm diện tích 1.130m2), kinh phí 2,63 tỷ đồng (nguồn vốn do tiểu thương đóng góp). Hiện tại, công trình này đã hoàn thành đưa vào sử dụng, có hơn 40 quầy hàng phục vụ các nhóm hàng: thủy, hải sản; trái cây, hoa tươi; rau, củ, quả; tạp hóa; ăn uống; cùng lúc, hệ thống xử lý nước thải của chợ cũng được cải tạo và xây dựng mới (công suất 70m3/ngày. Qua đó góp phần phục vụ tốt hơn nhu cầu mua, bán hàng của người dân.

Ông Đặng Mạnh Đạt – Tổ trưởng Tổ bảo vệ chợ đầu mối chia sẻ: “Mỗi ngày, chợ thải ra khoảng 2 tấn rác. Trong những ngày Tết, lượng rác tăng gấp đôi, chủ yếu ở nhóm hàng rau, củ, quả. Tổ Vệ sinh của chợ phải có mặt suốt để kịp thời thu gom rác cho xe của Công ty Công trình đô thị tới chở đi”. Ông Đạt cho biết thêm, trong Tết Bính Thân 2016, để đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu mua bán, an ninh trật tự và an toàn cháy nổ, lực lượng bảo vệ chợ đảm bảo trực 24/24. Bên cạnh đó, bảo vệ chợ kết hợp với lực lượng công an, dân phòng Phường 8, TP. Bến Tre tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát. Tại chỗ đậu xe chở hàng, Đội Quản lý chợ đã sắp xếp, vận động chủ hàng tranh thủ xuống hàng nhanh, gọn không để ùn tắc;  tăng cường tuyên truyền, kiểm tra việc đảm chất lượng hàng hóa, cân – đong – đo - đếm của các hộ tiểu thương.

Báo Đồng Khởi, 04/02/2016
Đăng ngày 06/02/2016
Bài, ảnh: Huỳnh Đức
Nông thôn

Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 – 2030

Ngày 19/12/2024, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1598/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Nuôi lồng bè
• 10:50 10/02/2025

Giải pháp để phát triển thủy sản bền vững

Phát triển thủy sản bền vững là một mục tiêu quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, đảm bảo nguồn lợi thủy sản lâu dài và nâng cao thu nhập cho ngư dân. Dưới đây là một số giải pháp chính để phát triển thủy sản bền vững.

Khai thác thủy sản
• 10:23 06/02/2025

Làng cá bè đa sắc vào Xuân

Rực rỡ màu đỏ, vàng, cam, lục, lam, tím nối nhau trải dài hơn cây số trên sông Châu Đốc, một nhánh của sông Hậu, thuộc thị trấn Đa Phước (An Phú, An Giang), làng cá bè truyền thống đang rộn ràng vào Xuân với dập dìu du khách bốn phương.

Làng cá
• 10:02 04/02/2025

Bình Định: Sản lượng thủy sản năm 2024 tăng 2,7% (tăng 7.647,7 tấn) so với năm 2023

Trong năm 2024, tỉnh Bình Đinh tiếp tục tăng cường công tác nuôi trồng, khai thác thủy sản gắn với các biện pháp bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản; nhân rộng các mô hình nuôi tôm công nghệ cao tại một số địa phương ven biển.

Cá ngừ
• 09:47 20/01/2025

Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc – Nhịp cầu vững chắc kết nối trại giống và người nuôi

Tép Bạc ra mắt Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc với mục tiêu giúp người nuôi an tâm về chất lượng con giống và hỗ trợ trại giống quản lý sản xuất hiệu quả hơn. Đồng thời, đây sẽ là nhịp cầu vững chắc kết nối niềm tin giữa trại giống và người nuôi, hướng tới một ngành sản xuất giống tin cậy và phát triển bền vững.

Soi tôm giống
• 23:13 16/02/2025

Lợi ích kinh tế của công nghệ thông minh trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, việc áp dụng công nghệ thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu để tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm.

Ao nuôi tôm
• 23:13 16/02/2025

Nghề nuôi tôm vẫn giữ vững tốc độ phát triển qua bao thăng trầm

Trên dải đất ven biển hình chữ S, nơi từng giọt nước mặn hòa lẫn vào nhịp sống cần lao, nghề nuôi tôm không chỉ là một ngành kinh tế mà còn là câu chuyện của lòng kiên trì, sự thích nghi và khát vọng vươn lên.

Thu tôm
• 23:13 16/02/2025

Ngành tôm chuyển động hướng bền vững

Hướng bền vững là làm ra sản phẩm chú trọng yếu tố bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. Từ đây cũng lộ rõ các hạn chế của ngành tôm nước ta hiện nay. Đồng thời, cho thấy những chuyển động tích cực theo hướng bền vững của doanh nghiệp và người nuôi mà bài viết sau đây cung cấp ví dụ cụ thể.

Nuôi tôm
• 23:13 16/02/2025

Đầu tư nạo vét kênh mương và công trình phục vụ thủy lợi

Đầu tư nạo vét kênh mương và các công trình phục vụ thủy lợi đang trở thành một yếu tố quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp bền vững và ứng phó với các thách thức về biến đổi khí hậu. Như vậy, bài viết sau đây sẽ tìm hiểu về tầm quan trọng của việc đầu tư vào các công trình này, cũng như những lợi ích lâu dài mà nó mang lại cho nền nông nghiệp và đời sống cộng đồng.

Nạo vét kênh
• 23:13 16/02/2025
Some text some message..