Nhộn nhịp mùa đáy cá linh

Lũ về tràn đồng miền Tây. Dân đóng đáy ở An Giang tất bật đổ đáy cá linh. Nhờ cá linh người thất nghiệp cũng có công ăn việc làm.

day ca linh
Quay bánh lăn kéo đáy lên mặt nước.

Những ngày này, con nước nổi về miền Tây bắt đầu tràn đồng trên vùng biên giới. Mùa đánh bắt cá tự nhiên của cư dân vùng đầu nguồn An Giang đang nhộn nhịp. Đáy cá linh non đã thu về những mẻ đổ nặng tay. Giá cá cao khiến ngư dân mừng khấp khởi, hứa hẹn mùa làm ăn thạnh lợi.

Được cá, được cả giá

Vừa nghe chúng tôi hỏi tình hình đánh bắt cá linh non, anh Phạm Thành Tâm, Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện An Phú (An Giang), hồ hởi nói: “Ngon lành. Đầu mùa lũ này bà con huyện mình giăng đáy cá linh bắt được khá lắm. Dù nước nổi về có chậm, lũ không đẹp nhưng xúc cá vẫn oằn tay vợt”.

Đến gian đáy đầu tiên trên sông Châu Đốc của ông Nguyễn Phú Hải (ấp Vĩnh Hội, xã Vĩnh Hội Đông, An Phú) mới thấy không khí phấn khởi ngập tràn. Cách đó chừng một cây số về phía Campuchia là ngã ba sông Lung Tiên chạy thẳng về đồng Dung Dưng đất bạn. Quanh con sông này dớn đú giăng nhiều ở mấy cánh đồng giáp đường biên giới. “Đáy của tui là gian đáy nhất, được huyện bán nền đặt suốt mùa lũ(*) với giá 465 triệu đồng. Giá bán này tăng hơn 165 triệu đồng so với năm rồi. Dù lũ năm nay về trễ nhưng đổi lại cá linh chạy đáy nhiều” - ông Hải tâm sự.

Trưa 4-9, tại gian đáy của ông Hải nhộn nhịp cảnh mua bán cá. Bạn hàng từ vùng Lạc Quới, Vĩnh Gia (huyện Tri Tôn) ra đây thu mua tấp nập mỗi ngày hai bận. “Mua cá tại đây chúng tôi đổ vào thùng xốp ướp nước đá chở về miệt Vĩnh Điều, Mẹt Lung, Đầm Chích (huyện Giang Thành, Kiên Giang) cân bán cho người bán lẻ. Có người móc hầu cá ướp lạnh chở ra tận đảo Phú Quốc bán. Mỗi ngày một lái cá mua đi bán lại khoảng 170 kg cá, kiếm được 500.000 đồng tiền lời. Giá cá linh thời điểm này năm ngoái chỉ 9.000 đồng/kg nhưng nay tới 15.000 đồng/kg. Dân làm đáy phấn khởi lắm” - lái cá Tăng Văn Luận kể.

Đang lăng xăng chỉ đạo lính tráng đổ đáy, ông Hải hí hửng kể: Mấy ngày nay cá linh chạy đáy nhiều hơn năm rồi. Cứ khoảng 20 phút nhân công của tui phải chạy xuồng máy ra giữa sông đổ đáy một đợt. Mỗi lần đổ thu về khoảng 30 kg cá. Vài ngày tới cá sẽ còn chạy nhiều hơn. Cả tháng nay tui thu về hơn 50 triệu đồng tiền bán cá. “Mấy ngày mùng 10 và 25 âm lịch hằng tháng chúng tôi không phút ngơi tay. Kẻ quay bánh lăn, người kéo lưới trút bầu đài (phần cuối lưới đáy) nặng tay. Cá linh non bây giờ không chạy cứng bầu phải xả bỏ như chục năm về trước nhưng mức độ cá vào dớn hiện nay nhiều hơn mấy năm gần đây. Tám anh em nhân công phải liên tục thay nhau đổ đáy, mệt nhoài mà thấy vui” - anh Nguyễn Văn Linh, người làm công cho ông Hải, tâm tình.

Bất ly hương nhờ đáy

Anh Mai Phước Hùng, chủ gian đáy thứ hai của xã Phú Hội chạy về sông Bình Di huyện biên giới An Phú, nói nước nổi năm nay về quá chậm. Từ đó, cá linh đầu mùa vào đáy cũng không đồng đều, nơi nhiều, nơi ít. Sở dĩ những gian đáy nằm ở đầu xã Vĩnh Hội Đông cá vào nhiều là đón được luồng cá trên đồng trải rộng từ Lung Tiên lên chợ Lò Gò và qua Dung Dưng (huyện Praychuasa, Campuchia). Phía nước bạn cũng cấm đặt đáy, đú nên cá theo nước sông Mê Kông đổ về vùng Vĩnh Hội Đông. “Gian đáy của tui nằm sau lưng nhiều gian khác nên lượng cá chạy ít hơn năm rồi. Tuy vậy, nhờ có nghề làm đáy mà gia đình tui một năm cũng kiếm lời vài chục triệu đồng, tạo công ăn việc làm cho thanh niên trong mùa nước nổi” - anh Hùng nói.

Anh Nguyễn Văn Toàn, người làm công cho chủ đáy Nguyễn Phú Hải, tâm sự: “Vùng biên giới này dân nghèo nhiều lắm. Mùa lũ về nhà cửa ngập lêu têu, chỉ được đường sá đi lại là thuận tiện, chứ việc làm cho dân thì chưa có. Dọc theo xóm này nhà đóng kín cửa gần hết. Đó là người dân khóa cửa nhà đi Bình Dương kiếm sống. Tụi này ở lại đi làm thuê cho chủ đáy thu nhập thấp nhưng cũng có để trang trải trong năm, sáu tháng mùa nước đến tết. Nhờ nghề đáy cá linh mà dân thất nghiệp vùng này có việc làm, cải thiện cuộc sống”.

ca linh non
Cá linh non đầy khoang xuồng của ông Nguyễn Phú Hải.

Anh Nguyễn Văn Linh cho biết cơm nước chủ đáy lo, một nhân công được chủ trả gần 100.000 đồng/ngày. “Anh em chia nhau làm theo ca. Bởi đặt đáy cá linh phải canh đổ tối ngày sáng đêm, ngưng lâu cá chạy nhiều vào đáy thì nó chết. Dầm mưa dãi nắng vất vả lắm nhưng đổi lại có được việc làm gần nhà, đỡ hơn nhiều người phải ly xứ lên Bình Dương sống lây lất. Nhiều người sau thời gian lên Bình Dương làm không đủ sống phải đùm túm vợ con về lại quê nhà” - anh Linh bộc bạch.

Những năm gần đây, cá tự nhiên ở miền Tây không ngừng suy giảm do con người ra sức đánh bắt. Nhiều người dân vùng biên giới sống bằng nghề câu lưới phải giải nghệ. Tại An Giang, việc đặt đáy cá linh có năm lời, năm lỗ tùy vào lượng cá đánh bắt được và mức tiền bán nền cao hay thấp của chính quyền. Đa số dân thất nghiệp vùng nông thôn làm thuê cho chủ đáy như một cứu cánh trong mùa nước nổi.

Rời những gian đáy giăng giăng nơi đồng lũ, chúng tôi mừng thầm cho người dân nghèo vùng biên giới. Bởi không có đáy chắc sẽ còn thêm nhiều người phải ly hương vất vả kiếm cái ăn nơi xứ lạ quê người!

Việc cho thuê nền sông đặt đáy lại được xem là nguồn thu của địa phương. Vì thế mà cho thuê càng nhiều đáy càng có lợi cho huyện. Ai cũng biết đặt đáy góp phần tạo thu nhập cho dân vùng biên giới còn khó khăn nhưng không vì thế mà cho phép giăng đáy dày đặt. Đánh bắt quá mức khiến nguồn cá tự nhiên cạn kiệt.

Vừa rồi chính quyền mình phải đem hàng tấn cá phóng sinh tại Búng Bình Thiên để tái tạo nguồn lợi thủy sản. Rồi khi cho thuê nền đáy chính quyền cũng chưa khảo sát thực tế. Có nơi cho đặt đáy chiếm gần hết lòng sông. Nhiều lúc vào ban đêm, sà lan chạy trên sông vô tình vướng vào đáy gây hư hỏng, phải bồi thường cho chủ đáy. Chúng tôi từng phản ánh tình trạng này nhưng đến giờ chưa thấy ai khắc phục.
Đại úy ĐINH QUANG ĐIỀM, Đồn trưởng Đồn biên phòng cửa khẩu Vĩnh Hội Đông (An Giang)

Pháp Luật VN
Đăng ngày 10/09/2012
VĨNH SƠN
Nông thôn

Chuyển giao kỹ thuật nuôi biển công nghiệp

Từ ngày 12 – 15/11/2024, tại thành phố Nha Trang, Tổng cục Thuỷ sản phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương, Đại học Cần Thơ, Đại học Nha Trang và Quỹ Thiện tâm (Tập đoàn Vingroup).

Ông Trần Đình Luân
• 09:57 13/11/2024

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Một số sản phẩm dinh dưỡng phổ biến được dùng để ủ vi sinh

Ủ vi sinh là một quá trình quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, nhằm tối ưu hóa sức khỏe của hệ sinh thái và tăng cường hiệu quả sản xuất.

Vi sinh
• 10:12 19/11/2024

Giá tôm tăng trở lại - Niềm vui phấn khởi cho bà con

Trong những ngày gần đây, thị trường tôm nguyên liệu tại các tỉnh như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đã chứng kiến mức tăng giá trở lại. Đây là tín hiệu tích cực, mang lại hy vọng cho người nuôi tôm sau thời gian dài đối mặt với khó khăn. Với đà tăng giá hiện tại, bà con kỳ vọng sẽ có một mùa vụ cuối năm khởi sắc và một cái Tết trọn vẹn niềm vui.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:12 19/11/2024

Tép Bạc ra mắt máy đo phiên bản mới Farmext Envisor E7

Oxy hòa tan, nhiệt độ, pH - Đo bao nhiêu lần một ngày mới an tâm? Khi các thông số môi trường là yếu tố quan trọng góp phần không nhỏ trong thành công của một vụ nuôi.

Nhá tôm
• 10:12 19/11/2024

Sách Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản: Giảm ngay 15% cho 50 khách hàng đầu tiên

Ngành thủy sản hiện nay đang không ngừng phát triển và đổi mới, nhưng một trong những yếu tố cốt lõi giúp các nhà chuyên môn, kỹ thuật viên và sinh viên ngành thủy sản nâng cao kiến thức chính là sở hữu tài liệu chuyên sâu, đáng tin cậy. Hiểu được điều đó, quyển sách "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản" - một tác phẩm được đánh giá cao bởi các chuyên gia đầu ngành, nay đã chính thức tái bản, đáp ứng nhu cầu học tập và ứng dụng thực tiễn trong công việc.

Đặt hàng trước giảm 15%
• 10:12 19/11/2024

Hành trình đổi đời nhờ nuôi cá chạch lấu của chàng dược sĩ bỏ phố về quê

Võ Lê Hoàng Tuấn, 32 tuổi, từng là một Dược sĩ làm việc tại TP.HCM với mức lương ổn định 15 triệu đồng mỗi tháng.

Nông dân
• 10:12 19/11/2024
Some text some message..