Nhu cầu cá rô phi toàn cầu ổn định

Trong nửa đầu năm 2017, tiêu thụ cá rô phi toàn cầu (bao gồm nguyên con, philê và tẩm bột) đạt khoảng 170.000 tấn. Trong khi tiêu thụ tại Mỹ có xu hướng chậm lại, tiêu thụ tại thị trường EU có dấu hiệu hồi phục, mặc dù giá vẫn ở mức thấp. Ngoài NK từ Trung Quốc, nhu cầu tại thị trường Châu Á và Mỹ Latinh tiếp tục mạnh khi sản lượng nội địa ngày càng tăng.

Nhu cầu cá rô phi toàn cầu ổn định
Nhu cầu cá rô phi trên toàn cầu ở mức ổn định. Ảnh: The Fish Site

Trung Quốc

Các công ty Trung Quốc đang tiếp tục tìm kiếm cơ hội mở rộng sang các thị trường châu Phi và coi đây là thị trường tiềm năng với nhu cầu cá rô phi tại khu vực này ngày càng tăng, trong khi nhu cầu ở Mỹ - thị trường chính của Trung Quốc giảm. Giá cá rô phi ở thị trường Mỹ giảm xuống mức thấp kỷ lục. Mặc dù nhu cầu tại Mỹ giảm, tổng XK cá rô phi đông lạnh của Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng tốt, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng XK tăng chủ yếu do XK cá rô phi nguyên con đông lạnh và philê đông lạnh tăng (lần lượt là 12% và 23%). XK cá rô phi nguyên con đông lạnh và philê đông lạnh chiếm 35% tổng XK cá rô phi của Trung Quốc. Khoảng 70% cá rô phi đông lạnh đông lạnh từ Trung Quốc NK vào thị trường Châu Phi trong giai đoạn này.

Mỹ

Trong 6 tháng đầu năm 2017, tổng khối lượng cá rô phi philê đông lạnh NK vào Mỹ giảm 15% so với cùng kỳ năm 2016. Mặc dù NK giảm, Mỹ vẫn chiếm 70% thị trường cá rô phi. NK philê cá rô phi tươi tăng 3%. Về giá, giá philê cá ướp lạnh/tươi (3-5 oz/pao) NK từ Mỹ Latinh giảm 9,4% xuống còn 3,58 USD/pao, trong khi giá philê cá đông lạnh (3-5 oz /pao) NK từ châu Á tăng 2,6% lên 1,95 USD/pao. Trung Quốc tiếp tục là nhà cung cấp cá rô phi chính cho thị trường Mỹ. Những tin tiêu cực về cá rô phi từ Châu Á đã làm giảm nhu cầu mặt hàng này tại Mỹ Latinh và dự kiến sẽ chuyển hướng NK philê cá rô phi tươi từ các nước khác.

Mỹ La-tinh

Châu Mỹ Latinh đang trong tình trạng báo động sau khi FAO cảnh báo về Virus Tilapia Lake (TiLV), với bệnh dịch xảy ra ở Colombia và Ecuador. TiLV có thể lây lan đối với cả cá rô phi nuôi và tự nhiên. Các biện pháp, bao gồm yêu cầu giấy chứng nhận sức khoẻ và thực hiện các chiến dịch thông tin cộng đồng được thực hiện nhằm hỗ trợ người nuôi cá rô phi. Phòng Nuôi trồng Thuỷ sản Ecuador và Viện Thủy sản Quốc gia cho biết, không có trường hợp tử vong nào trong các trại nuôi cá rô phi ở cấp quốc gia, nhưng họ sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng ngừa. Ecuador đã XK 745 tấn cá rô phi sang Mỹ trong 6 tháng đầu năm với tổng giá trị 4,1 triệu USD, giảm 35% về giá trị và khối lượng. Honduras tiếp tục là nhà cung cấp philê cá rô phi chính cho thị trường Mỹ, vượt Ecuador và Costa Rica từ năm 2014. Trong nửa đầu năm 2017, XK philê cá rô phi đạt 4.400 tấn trị giá 25,6 triệu USD, giảm tương ứng 12% và 19% so với cùng kỳ năm ngoái.

Brazil

Là một trong những nhà sản xuất cá rô phi hàng đầu, xu hướng mặt hàng này của Brazil khác so với các nước châu Mỹ Latinh, vì 99% sản lượng quốc gia được tiêu thụ trong nước. Sự tăng trưởng mạnh mẽ trong tiêu thụ nội đại cùng với những khó khăn trong XK làm cho thị trường trong nước trở thành lựa chọn tốt nhất đối với ngành công nghiệp cá rô phi của Brazil với chỉ 0,5% sản lượng quốc gia XK, tất cả đều sang Mỹ. Tuy nhiên, với đồng USD tăng giá so với đồng Real Brazil trong 2 năm qua, việc tìm kiếm các thị trường cá rô phi quốc tế đang được đẩy mạnh. Tuy nhiên, quốc gia này sẽ phải đối mặt với những thách thức liên quan đến các yêu cầu chất lượng vệ sinh và các dịch vụ kiểm tra bắt buộc.

Liên minh châu Âu EU

Thị trường EU có dấu hiệu hồi phục với mức tăng 4,7% trong tổng khối lượng NK cá rô phi trong nửa đầu năm 2017 với 12.900 tấn. Sự tăng trưởng này là nhờ giá NK trung bình giảm 5,8% xuống còn 3,19 USD/kg. NK cá đông lạnh nguyên con và philê cá đông lạnh tăng, chiếm 57% tổng khối lượng NK cá rô phi. NK tăng từ Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia.

Châu Á và các thị trường khác

Cộng hòa Hồi giáo Iran và Liên bang Nga là những thị trường mới nổi và tiềm năng đối với cá rô phi của các nước Châu Á, với Iran đứng thứ tư và Nga đứng thứ năm. Trong giai đoạn này, Iran NK 6.200 tấn philê cá đông lạnh và Nga NK 3.200 tấn, với Trung Quốc là nhà cung cấp hàng đầu. Là nguồn cung cá rô phi lớn nhất, châu Á đã XK khoảng 145.000 tấn cá rô phi; giảm 3,8% so với cùng kỳ năm 2016 do nguồn cung cho thị trường nội địa tăng. Khoảng 55% tổng XK của Châu Á là sản phẩm philê cá đông lạnh và 45% là cá đông lạnh nguyên con. Top 5 nhà sản xuất hàng đầu trong khu vực là Trung Quốc, Indonesia, Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia. XK cá rô phi đông lạnh nguyên con tăng khoảng 5.300 tấn trong khi XK philê cá đông lạnh giảm 11.000 tấn trong giai đoạn này.

Trong khi đó, Việt Nam đang đẩy mạnh sản xuất cá rô phi với kế hoạch tăng trưởng 6% trong nuôi trồng thủy sản với trị giá XK 9 tỷ USD vào năm 2020. Thị trường NK cá rô phi lớn nhất của ​​Việt Nam là Mỹ, Pháp, Tây Ban Nha, Malaysia và Hàn Quốc.

FAO
Đăng ngày 18/12/2017
Diệu Thúy - VASEP
Thế giới

Lý do vì sao xuất khẩu sò điệp của Việt Nam qua Trung Quốc tăng nhanh chóng

Xuất khẩu sò điệp là một trong những lĩnh vực đáng chú ý trong ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt đối với thị trường Trung Quốc. Trong những năm gần đây, xuất khẩu sò điệp từ Việt Nam sang Trung Quốc đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc.

Sò điệp
• 12:12 14/01/2025

Hình ảnh lay động thế giới: Cá voi mẹ lặp lại hành trình đau khổ cùng cá voi con đã mất

Vào đầu năm 2025, cộng đồng quốc tế lại một lần nữa xúc động trước hình ảnh cá voi mẹ Tahlequah – thành viên của loài cá voi sát thủ Southern Resident, cõng xác đứa con mới sinh đã chế.t đi khắp đại dương. Đây là lần thứ hai Tahlequah thực hiện hành động đầy đau buồn này, sau sự kiện nổi tiếng vào năm 2018.

Cá voi
• 09:45 06/01/2025

Tại sao Ấn Độ - Quốc gia xuất khẩu tôm lớn thứ 2 lại chú trọng quản lý điện trong ao tôm?

Ấn Độ là quốc gia xuất khẩu tôm lớn thứ hai trên thế giới, chiếm tỷ trọng đáng kể trong chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu.

Ao nuôi tôm
• 12:00 28/12/2024

Những quốc gia dẫn đầu trong xuất khẩu tôm sinh thái

Ngành thủy sản thế giới đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể trong xu hướng nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Trong số những quốc gia nổi bật, Ecuador và Ấn Độ đang vươn lên dẫn đầu thị trường tôm sinh thái nhờ vào những bước đi mang tính chiến lược và sự đổi mới trong công nghệ nuôi trồng.

Thu hoạch tôm
• 10:01 27/12/2024

Tôm sú hay tôm thẻ: Loại nào ngon hơn cho món lẩu ngày Tết?

Tết Nguyên Đán là dịp lễ gia đình quay quần, cùng nhau chuẩn bị những bàn ăn đậm đà, phong phú.

Lẩu hải sản
• 14:53 22/01/2025

Tôm ruột cong: Nguyên nhân và biện pháp phòng trị

Tôm ruột cong là một trong những hiện tượng phổ biến nhưng gây không ít lo lắng cho người nuôi tôm. Khi mắc phải tình trạng này, tôm thường yếu, giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng, dễ bị bệnh, và có nguy cơ chết cao.

Tôm ruột cong
• 14:53 22/01/2025

Mô hình nuôi tôm không xả thải được nghiên cứu và ứng dụng thành công

Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản đã chứng kiến những bước tiến đột phá nhờ vào áp dụng các công nghệ môi trường bền vững. Trong đó, mô hình nuôi tôm không xả thải đã được nghiên cứu và ứng dụng thành công, giải quyết được những thách thức lâu nay về ô nhiễm môi trường trong nuôi tôm

Ao nuôi
• 14:53 22/01/2025

Vai trò dinh dưỡng của thủy sản trong bữa ăn hằng ngày và lợi ích bất ngờ

Thủy sản từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong chế độ ăn của nhiều gia đình. Với sự phong phú về chủng loại và giá trị dinh dưỡng, các món ăn từ thủy sản không chỉ ngon miệng mà còn mang lại vô số lợi ích cho sức khỏe.

Thủy sản
• 14:53 22/01/2025

Đốm trắng hoành hành trở lại trong thời gian gần đây

Trong thời gian gần đây, bệnh đốm trắng trên tôm nuôi đang có dấu hiệu bùng phát trở lại tại nhiều địa phương, gây lo ngại cho bà con nuôi tôm. Đây là bệnh do virus gây ra, có khả năng lây lan nhanh và gây thiệt hại nghiêm trọng nếu không được kiểm soát kịp thời.

Tôm thẻ chân trắng
• 14:53 22/01/2025
Some text some message..