Nhu cầu protein (đạm) cho cá tra

Protein là thành phần chất hữu cơ chính của cơ thể cá, chiếm khoảng 12-18% khối lượng của cơ thể, ở cá tra hàm lượng protein khoảng từ 12-14%. Nhiệm vụ chính của protein là xây dựng nên cấu trúc của cơ thể.

cho cá tra giống ăn

Do đó, nếu thức ăn không cung cấp đủ nhu cầu protein cho cá sẽ dẫn đến cá chậm lớn, hoặc ngừng tăng trưởng, thậm chí có thể giảm khối lượng. Nếu thức ăn được cung cấp quá nhiều protein thì protein dư không được cơ thể hấp thu để tổng hợp protein mới mà sử dụng để chuyển hóa thành năng lượng hoặc thải ra ngoài. Thêm vào đó cá còn phải tốn nănh lượng cho quá trình tiêu hóa protein dư thừa, vì thế sinh trưởng của cá giảm. Điều này dẫn tới lãng phí protein, làm tăng giá thành thức ăn không cần thiết. Protein là chất dinh dưỡng được đặc biệt chú ý trong thức ăn. Mục đích của nuôi động vật thủy sản là biến đổi protein từ thức ăn (tự nhiên và nhân tạo) thành protein cấu tạo cơ thể động vật thủy sản có chất lượng cao.

Nhu cầu protein của cá dao động trong khoảng từ 25% đến 55%, trung bình 30%. Kết quả nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng cho cá tra ở từng giai đoạn phát triển đã được thực hiện từ dự án ACIAR của Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ. Để cá tra sinh trưởng tối ưu, chất luợng cá đảm bảo, ở giai đoạn cá nhỏ (5-50g) thức ăn cung cấp cần có hàm lượng protein là 34-36%, giai đoạn cá lớn hơn 500g là 24-26% protein.

Nhu cầu protein của cá tra theo giai đoạn phát triển như sau:

Cỡ cá (g)

Hàm lượng protein (%)

5- 50

34 - 36

50 – 100

32 - 34

100 – 300

30 - 32

300- 500

28 - 30

>500

24 – 26

Nhu cầu protein tối ưu của một loài nào đó phụ thuộc nguồn nguyên liệu làm thức ăn, tỉ lệ protein và năng lượng, thành phần acid amin, độ tiêu hóa protein, giai đoạn phát triển của cơ thể và các yếu tố bên ngoài khác. Đặc biệt là phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu cung cấp protein vì nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng của cá đối với nguồn protein đó.

Bột cá được xem như là nguồn protein tốt nhất cho cá, tuy nhiên do giá bột cá quá cao và sử dụng nhiều bột cá sẽ ảnh hưởng đến cạn kiệt nguồn cá tự nhiên,... Nên các nhà quản lý, sản xuất thức ăn thủy sản đề nghị hạn chế sử dụng bột cá.

Có nhiều nguồn nguyên liệu có thể thay thế một phần bột cá trong thức ăn cho cá tra như: bột đậu nành, bột đậu phộng, bột thịt, bột huyết,... Tùy theo giá thành và chất lượng nguyên liệu mà các nhà sản xuất thức ăn sử dụng thay thế với tỉ lệ khác nhau, vì vậy chất lượng và giá thành thức ăn sẽ thay đổi theo từng nhà sản xuất cũng như thời điểm sản xuất.

Hiệu quả sử dụng protein của thức ăn còn phụ thuộc vào các thành phần khác nhau của thức ăn, đặc biệt là chất xơ và tinh bột. Thức ăn chứa quá nhiều chất xơ hoặc tinh bột sẽ làm giảm hoạt tính của một số men tiêu hóa protein của cá vì vậy hiệu quả sử dụng protein của thức ăn sẽ thấp, gây lãng phí protein và ảnh hưởng đến môi trường nuôi. Đây là vấn đề cần cân nhắc trong chế biến thức ăn cũng như lựa chọn thức ăn cho cá tra.

Khi nói đến protein, người ta không chỉ quan tâm đến hàm lượng của nó trong thức ăn mà còn chú ý đến các acid amin tham gia cấu tạo nên protein (đặc biệt là thành phần và tỷ lệ các acid amin thiết yếu trong protein).

Nhu cầu acid amin thiết yếu thường được tính theo % trong protein thức ăn. Nhu cầu acid amin thiết yếu thay đổi theo hàm lượng protein trong thức ăn. Đối với cá tra, nhu cầu lysine và methionine lần lượt là 5,35% và 2,67% protein của thức ăn (Trần Thị Thanh Hiền, 2009). Như vậy, nếu hàm lượng protein của thức ăn là 32% thì hàm lượng lysine trong thức ăn là 1,71% và methionine là 0,86%.

Để đảm bảo sự cân bằng về acid amin, tăng khả năng tiêu hóa thức ăn của cá tra nên phối chế hợp lý nguyên liệu cung cấp protein từ nhiều nguốn. Khi phối chế khẩu phần thức ăn cho cá tra thường sử dụng một số nguồn nguyên liệu thực vật, rẻ tiền, nhưng những nguồn nguyên liệu này thường thiếu lysine, methionine. Do đó, khi phối chế thức ăn cho cá tra có thể bổ sung thêm acid amin này.

Thức ăn cung cấp thiếu protein, acid amin thiết yếu không chỉ ảnh hưởng đến sinh trưởng, sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cá nuôi, môi trường ao nuôi và nhiều vấn đề khác. Hiện nay do giá thức ăn tăng cao nên người nuôi có khuynh hướng lựa chọn thức ăn có hàm lượng đạm thấp, giá rẻ nên dẫn đến cá tăng trưởng chậm, tỉ lệ mỡ cao. Vì vậy, nhà sản xuất thức ăn, người nuôi cá cần cân nhắc kỹ trong việc sản xuất, lựa chọn thức ăn cho cá sao cho đạt hiệu quả nhất.

UV Việt Nam
Đăng ngày 25/07/2012
PGS. TS T.T.Thanh Hiền, Khoa TS, ĐHCT
Kỹ thuật

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:47 05/11/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 14:26 01/11/2024

Diệt nấm bám trên thiết bị ao nuôi

Trong ao nuôi tôm, các thiết bị như máy sục khí, hệ thống cấp thoát nước, và các công cụ khác rất dễ bị nấm bám trong môi trường nước giàu chất hữu cơ. Nấm không chỉ làm hỏng thiết bị mà còn ảnh hưởng đến chất lượng nước, gây nguy hiểm cho tôm.

Nấm ao nuôi
• 10:27 30/10/2024

Một số kỹ thuật chọn và thả tôm giống

Trong nuôi tôm việc chọn và thả giống là một kỹ thuật hết sức quan trọng, có thể quyết định tới thành bại của vụ nuôi. Khi chọn tôm giống, người nuôi cần nắm thông tin về nguồn gốc bố mẹ của con giống, quy trình nuôi và các loại thức ăn đã sử dụng để đảm bảo chúng là những con giống chất lượng, khỏe mạnh, có khả năng sống tốt.

Thả giống
• 10:12 28/10/2024

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 23:21 05/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 23:21 05/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 23:21 05/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 23:21 05/11/2024

Các loài không mong muốn xuất hiện trong ao nuôi ngày mưa

Những sinh vật này bao gồm các loại cá tạp, côn trùng, giáp xác không mong muốn và vi sinh vật có hại. Việc hiểu rõ những loài không mong muốn này cùng với tác hại và biện pháp kiểm soát sẽ giúp bà con nông dân duy trì môi trường nuôi tôm ổn định và hiệu quả.

Sinh vật phù du
• 23:21 05/11/2024
Some text some message..