Những chuyện lạ ít biết về loài rắn

Rắn là động vật bò sát, máu lạnh, cùng lớp với các loài vật có vảy như thằn lằn, tắc kè nhưng lại có răng. Ngoài ra, rắn còn là động vật không tai, không mũi, nhưng lại rất thính và rất tinh, có thể nghe và đánh hơi thấy mùi từ rất xa.

Rắn có thể bay xa tới 15m
Rắn có thể bay xa tới 15m

Chưa hết, rắn còn có vũ khí sinh học rất lợi hại, đó là răng nanh và nọc độc..., nhưng vẫn còn nhiều điều chưa biết về loài động vật bò sát này.

Rắn có thể ăn thịt đồng loại có độ dài hơn cả bản thân nó

Một nhóm các nhà khoa học ở ĐH tổng hợp Toronto (UOT) Canada, đứng đầu là chuyên gia sinh học K. Jackson đã tiến hành một nghiên cứu dài kỳ và phát hiện thấy, khi đói, rắn độc có thể “nuốt tươi” cả những con có độ dài lớn hơn chính bản thân nó. Ban đầu, nó dùng nọc độc để tấn công con mồi, sau khi con mồi bị hạ gục nó bắt đầu nuốt chửng từ phía đầu. Nó dùng hàm để ngoạm sau đó dùng cột sống để ép và kéo con mồi vào trong. Khi đã nuốt hết con mồi, con rắn bắt đầu nôn ói dịch tiết để giảm áp dạ dày và giúp cho việc tiêu hóa được dễ dàng.

Rắn ăn thịt cả con của chúng

Tháng 2/2009, nhóm chuyên gia sinh học ở ĐH Granade (UOG), Tây Ban Nha do 2 giáo sư là E. Mocino và K. Setser đã kết thúc nghiên cứu và phát hiện thấy, loài rắn chuông có thể ăn cả những con rắn do chúng đẻ ra nếu như những con này quá yếu không thể tồn tại được. Trong nghiên cứu, những con rắn mẹ đã ăn khoảng 11% số trứng và những con rắn con quá yếu không có khả năng sống được. Theo các nhà khoa học, sở dĩ có tình trạng này là do rắn chuông bị cạn kiệt năng lượng sau khi sinh nên buộc phải tồn tại bằng cách ăn thịt những con quá yếu và những quả trứng không có khả năng nở con. Đây cũng là những bí ẩn liên quan đến khả năng sinh tồn, chứa đựng nhiều bí ẩn mà con người chưa có điều kiện khám phá hết.

Rắn có thể bay xa hơn 15m.

Sau khi kết thúc nghiên cứu dài kỳ, các chuyên gia ở ĐH Chicago (UOC) do ông Jake Socha đứng đầu đã phát hiện thấy, tuy không có cánh nhưng loài rắn có thể bay hoặc “quăng xa” tới 50 feet (trên 15 mét), truyền từ cây nọ sang cây kia mà không phải bò xuống đất rồi lại leo lên. Đúng hơn thì trạng thái bay của rắn ở đây chính là trượt hoặc rơi từ độ cao xuống. Để “bay” được, rắn phải làm “phẳng” cơ thể sau đó chuyển động ở trạng thái hình chữ S, mang tính tịnh tiến đều. Trước tiên là “làm phẳng” hệ thống xương sườn và tự chúng tạo ra một chuyển động hình đĩa để có thể “quăng” được từ cao xuống thấp, chuyển từ cây nọ sang cây kia.

Trăn có thể “ăn trọn” cả con mồi

Theo nghiên cứu mới nhất do nhóm chuyên gia ĐH Lows Pasteur của Pháp (LPU) thực hiện thì loài trăn có thể ăn trọn con mồi không bỏ thứ gì. Đây là một hành động lạ không loài vật nào có, trăn có thể nhịn ăn nhiều tháng, nhưng khi gặp con mồi nó có thể “ăn sống nuốt tươi” con mồi có kích thước lớn hơn nó rất nhiều. Ăn trọn con mồi ở đây đúng cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Ví dụ, nó có thể hút hết canxi ở bộ xương của con mồi cho đến lông đến da, có nghĩa là tận thu “tối đa” và thải ra ngoài ở mức “tối thiểu”. Vì vậy, sau khi nuốt được con mồi khổng lồ, trăn có thể sống tới hàng tháng mà không cần ăn, đặc biệt là khả năng tiêu hóa của trăn rất tuyệt vời đến nay khoa học vẫn chưa khám phá hết, thứ “văn hóa ẩm thực” duy nhất có ở loài trăn, loài rắn mà ít thấy ở các loài động vật bò sát khác.

Vì sao rắn hổ mang lại hay nhắm vào mắt người?

Từ lâu, rắn hổ mang được xếp vào loại nguy hiểm, bởi nó có nọc độc, đặc biệt là có thể phun trực tiếp vào mắt đối phương, kể cả con người khi bị tấn công. Theo nghiên cứu, làm được điều này rắn hổ mang sử dụng nguyên lý co cơ, ép tuyến nọc của chúng lại để có áp lực đủ phun ra tia, có thể phóng xa khoảng 2m. Đặc biệt, rắn hổ mang có thể hướng nọc độc này trực tiếp vào mắt đối phương bởi nọc độc thần kinh có thể làm mù mắt đối phương trong chốc lát, giúp rắn có thể thoát thân một cách an toàn. Theo nghiên cứu, nọc phun ra không phải theo dòng theo tia, có áp lực rất lớn nhắm thẳng vào mắt đối phương, do vậy, khi tiếp xúc với rắn hổ mang mọi người cần thận trọng.

Loài rắn nhỏ nhất thế giới

Năm 2008, các nhà khoa học đã tìm thấy loài rắn được xem là nhỏ nhất thế giới, có thể cuộn tròn trên đồng tiền xu, dài khoảng 10cm, không khác gì sợi mì, có tên khoa học là Leptotyphlops carlae.

Theo chuyên gia sinh học người Mỹ Blair Hedges ở ĐH Penn State, người phát hiện ra loại rắn này cho biết, đây là loài rắn nhỏ nhất từ trước tới nay được con người phát hiện ra, nó chủ yếu ăn kiến, ấu trùng và mối để tồn tại. Mỗi lần chỉ đẻ 1-2 con.

Không ăn nhiều tháng nhưng rắn vẫn phát triển bình thường

Theo nghiên cứu của ĐH Arkansas Mỹ (UOA) thì giống như trăn, rắn có thể không ăn hàng tháng trời nhưng vẫn phát triển bình thường về độ dài, điều này được thực hiện bằng cách tiết giảm quá trình trao đổi chất của cơ thể tới 70%. Kết quả nghiên cứu trên của UOA được công bố trên tạp chí Zoology số tháng 9/2012, dựa trên nghiên cứu ở 62 con rắn chuông có màu sắc da khác nhau chuyên sống ở miền Tây nước Mỹ. Loài rắn này có những thay đổi hóa sinh rất đặc biệt nên giúp chúng có thể tồn tại mà không cần ăn hàng tháng. Trong giai đoạn đầu không ăn, tốc độ đốt cháy calo của rắn mang tính lựa chọn, tiêu hao mỡ dự trữ, sau đó tốc độ chuyển hóa giảm dần để giúp chúng tồn tại và đây cũng là tiêu chí giúp cho rắn tiến hóa. Tuy đã thực hiện nhiều nghiên cứu nhưng những bí ẩn liên quan đến khả năng nhịn ăn của loài rắn đến nay con người vẫn chưa tường hết.

khoahoc.com.vn
Đăng ngày 14/03/2013
Khoa học

Ứng dụng công nghệ nuôi tôm: Giải pháp giảm thiểu tác động của mưa bão và lũ lụt

Ngành nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp tại Việt Nam, tuy nhiên, biến đổi khí hậu cùng với các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa bão và lũ lụt đang đặt ra nhiều thách thức lớn cho người nuôi tôm.

Ao nuôi tôm
• 10:49 20/09/2024

Nghiên cứu các quy định để giảm thiểu tình trạng kháng thuốc

Nhu cầu toàn cầu về sản phẩm thủy hải sản ngày càng tăng lên đã thúc đẩy sự phát triển đáng kể của hoạt động nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, các hoạt động sản xuất thâm canh đã tạo ra những thách thức về sức khỏe cho vật nuôi, dẫn đến việc sử dụng kháng sinh bừa bãi để phòng ngừa và điều trị bệnh ở động vật thủy sản.

Kiểm kháng sinh
• 10:28 19/09/2024

Hệ thống AI cảnh báo sớm triệu chứng stress tôm nuôi

Một nhóm các nhà nghiên cứu đã phát triển một hệ thống thị giác máy tính dựa trên AI cho phép phát hiện và theo dõi sớm sự tăng trưởng, quy mô quần thể, tỷ lệ tử vong và căng thẳng ở tôm nuôi.

Hệ thống AI
• 10:10 18/09/2024

Liệu pháp kháng vi-rút đầy hứa hẹn chống lại vi-rút đốm trắng

Coumarin, có trong tự nhiên ở nhiều loại thực vật và nổi tiếng với nhiều tác dụng sinh học đa dạng, được biết đến như những tác nhân cải tiến có ái lực và tính đặc hiệu đối với các mục tiêu phân tử khác nhau trong hoạt động kháng vi-rút (Hu et al., 2024, Qin et al., 2020).

Tôm thẻ chân trắng
• 12:00 12/09/2024

Xuất khẩu sang Đài Loan: Bước tiến mới trong sản xuất tôm giống

Chiều 23/9/2024, tại Quảng Nam, Công ty Cổ phần Giống thủy sản Kim Hoàng chính thức xuất khẩu tôm giống sang Đài Loan với việc giao 2,5 triệu con tôm giống trị giá 10.000 USD cho Công ty Yong Sing Seafood Co., Ltd (Đài Loan). Sự kiện đánh dấu một bước tiến cần ghi nhận trong quá trình nghiên cứu, sản xuất tôm giống ở nước ta.

Tôm giống
• 03:19 29/09/2024

Tại sao khí độc lại tăng cao sau khi trời mưa bão?

Sau những cơn mưa bão, một hiện tượng phổ biến trong ao nuôi thủy sản là nồng độ các loại khí độc tăng cao, đặc biệt là khí NH3 (ammonia), H2S (hydro sulfide), và CO2 (carbon dioxide). Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của các loài thủy sản nuôi như cá và tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 03:19 29/09/2024

Thuật ngữ BMW trong nuôi tôm

MBW hay còn gọi là trọng lượng cơ thể trung bình. Trong nuôi tôm, thuật ngữ MBW đóng vai trò khá quan trọng và thường được sử dụng để tính toán nhiều khía cạnh khác nhau nhằm đánh giá tình trạng phát triển của tôm.

Tôm thẻ
• 03:19 29/09/2024

Cải tạo ao nuôi tôm và gây màu

Cải tạo ao nuôi tôm và gây màu nước là hai bước cực kỳ quan trọng để chuẩn bị cho vụ nuôi tôm đạt hiệu quả cao. Quá trình này không chỉ tạo ra môi trường sống lành mạnh cho tôm mà còn giúp cân bằng hệ sinh thái trong ao, ngăn ngừa dịch bệnh và cải thiện chất lượng nước.

Ao nuôi
• 03:19 29/09/2024

Ngăn chặn nhập lậu, buôn bán, vận chuyển trái phép tôm hùm giống

Thời gian qua, sản lượng nuôi tôm hùm ở Việt Nam được duy trì ổn định đạt trên 3.200 tấn/ năm với hơn 180.000 lồng nuôi. Hai đối tượng nuôi chính là nuôi tôm hùm xanh (Panulirus hormarus) và tôm hùm bông (Panulirus ornatus).

Tôm hùm giống
• 03:19 29/09/2024
Some text some message..