Những “cú hích” trong phát triển nuôi trồng thủy sản Việt Nam dưới cái nhìn của một người trong cuộc – Phần 2

Tôi may mắn được gắn bó với ngành nuôi trồng thủy sản (NTTS) nước nhà trong hơn 40 năm. Những thành tựu đạt được của NTTS Việt Nam ngày nay đã làm vui lòng những người gắn bó với ngành và gây ngạc nhiên đối với nhiều bạn bè quốc tế. Tuy nhiên, NTTS nước ta cũng đã có những bước thăng trầm; trong đó có những “cú hích” có tác động thúc đẩy NTTS phát triển lên một tầm cao mới ở những thời điểm khác nhau. Đi với NTTS qua cùng năm tháng, cá nhân tôi cho rằng là những “cú hích” dưới đây là đáng ghi nhận hơn cả.

ao nuôi tôm
Sau khi được cấp phép nuôi vào năm 2008, tôm chân trắng nhanh chóng vực dậy nghề nuôi tôm nước lợ.

Mời bạn đọc theo dõi phần 1 tại đây!

Tôm sú và tôm chân trắng

Nuôi tôm nước lợ ban đầu là các hệ thống nuôi quảng canh trong rừng ngập mặn vào thập niên 1970s với con giống tự nhiên là tôm bạc thẻ/tôm chuối (Penaeus (Fenneropenaeus) merguiensis), tôm thẻ Ấn Độ (P. (Fenneropenaeus) indicus), tôm bạc đất/tôm rảo (Metapenaeus ensis),... Trước năm 1975, khách du lịch đến Vũng Tàu có thể thấy những “đầm” (còn gọi là “đùn”) nuôi tôm quảng canh ở vùng Phước Cơ, được cho là của bà Trần Lệ Xuân.

Đầu thập niên 1980s, nhiều nông trường “nuôi tôm” quốc doanh được thành lập, đặc biệt ở huyện Duyên Hải (nay là huyện Cần Giờ) của Thành phố Hồ Chí Minh. Trong khoảng thời gian này, để gia tăng nguồn nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu, Tổng công ty SEAPRODEX thành lập Xí nghiệp NTTS Phước Cơ với nhiệm vụ nuôi tôm theo mô hình quảng canh. Do nguồn giống tự nhiên ngày càng giảm sút, xí nghiệp đã mời 1 chuyên gia người Nhật sang chuyển giao công nghệ sản xuất giống nhân tạo tôm bạc thẻ với kỹ thuật “cắt mắt” để kích thích sự thành thục sinh dục của tôm mẹ. Với việc bổ sung con giống tôm bạc thẻ nhân tạo, nuôi tôm ở nước ta đã được nâng lên thành trình độ “quảng canh cải tiến”. Tuy nhiên, việc nuôi tôm bạc thẻ với con giống nhân tạo gặp một trở ngại là khi tôm đạt kích cỡ 11-12 g/con thì ngừng sinh trưởng (trong khi tôm tự nhiên có thể đạt >20 g/con) và hao hụt dần. 

tôm thẻ
Với việc bổ sung con giống tôm bạc thẻ nhân tạo, nuôi tôm ở nước ta đã được “nâng cấp” dần. 

Các nước có nuôi tôm biển ở Châu Á như Thái Lan, Philippines,… cũng gặp trở ngại này và đã chuyển sang nuôi một đối tượng mới là tôm sú (Penaeus monodon). Một sự may mắn là ở Việt Nam, tôm sú bố mẹ cũng được tìm thấy ở các vùng biển miền Trung. Năm 1985, nhóm nghiên cứu của Bảo tàng Biển Nha Trang (tiền thân của Viện Hải dương học ngày nay) đã thành công trong sản xuất giống nhân tạo tôm sú với kỹ thuật cắt mắt tôm mẹ từ tôm bố mẹ đánh bắt từ tự nhiên. Công nghệ sản xuất giống tôm sú được lan truyền và thúc đẩy sự thành lập nhiều trại giống tôm sú tư nhân ở miền Trung. Con giống tôm sú nhân tạo cũng đã thúc đẩy sự phát triển các hệ thống nuôi tôm nước lợ “quảng canh cải tiến” vào những năm đầu của thập niên 1990s. Với việc “copy” guồng quạt nước – thông qua các tham quan học tập (study tour), và sử dụng thức ăn viên nhập từ Thái Lan, nuôi tôm sú đã phát triển lên các trình độ bán thâm canh và thâm canh từ giữa thập niên 1990s. 


Từ giữa thập niên 1990s, nuôi tôm sú đã phát triển lên các trình độ bán thâm canh và thâm canh. 

Từ năm 1994, nuôi tôm nước lợ ở nước ta bắt đầu đối diện với dịch bệnh đốm trắng (white spot disease, WSD) với mức độ thiệt hại ngày càng tăng. Nghề nuôi tôm của Thái Lan, “đối thủ” cạnh tranh của Việt Nam về nuôi và xuất khẩu tôm sú, cũng chịu thiệt hại nặng nề do bệnh gây ra bởi vi-rút như đốm trắng (white spot syndrome virus, WSSV) và đầu vàng (yellow head virus, YHV). Từ năm 1998, nuôi tôm ở Thái Lan đã chuyển dần sang đối tượng tôm chân trắng (Penaeus (Litopenaeus) vannamei) sử dụng con giống không mang hay kháng mầm bệnh chuyên biệt (specific pathogen free, SPF hay specific pathogen resistant, SPR). Nuôi tôm chân trắng đã giúp Thái Lan dần khôi phục và gia tăng sản lượng tôm nuôi sau đó. Tôm chân trắng đã được Công ty Duyên Hải Bạc Liêu nhập và nuôi thử nghiệm vào giữa thập niên 1990s. Tuy nhiên, do lo sợ tôm chân trắng có thể mang mầm bệnh Taura (Taura syndrome virus, TVS) - gây bệnh phổ biến trên tôm chân trắng được nuôi ở nhiều nước Nam Mỹ, lây cho tôm sú nên đối tượng này bị cấm nhập và nuôi ở Việt Nam. Đầu thập niên 2000s, khi nghề nuôi tôm sú bị thiệt hại nặng nề và liên tục do bệnh đốm trắng, tôm chân trắng mới được phép nuôi thử nghiệm ở miền Trung. Sau đó, đối tượng này được phép nuôi trong cả nước vào năm 2008. Nuôi tôm chân trắng đã nhanh chóng “hồi phục” nghề nuôi tôm nước lợ của Việt Nam. Trong hơn 5 năm qua, sản lượng và giá trị xuất khẩu của tôm chân trắng đã dần vượt xa tôm sú.

Tôm càng xanh

Nuôi tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) trong mương vườn với con giống tự nhiên cũng là hoạt động thủy sản lâu đời của người dân vùng ĐBSCL. Việt Nam là nước có sản lượng khai thác tôm càng xanh tự nhiên cao nhất ở Đông Nam Á. Trước năm 1980, sản lượng tôm càng xanh khai thác tự nhiên của Việt Nam khoảng 7.000-11.000 T/năm, Campuchia 100-200 T/năm, Malaysia 120 T/năm, Thái Lan 400-500 T/năm. Có lẽ do có tiềm năng nuôi tôm càng xanh lớn nên một Hội nghị quốc tế về Nuôi tôm càng xanh (International Conference on Prawn Farming) do Ủy ban Kinh tế và Xã hội cho Châu Á và Thái Bình Dương – Liên Hiệp Quốc (Economic and Social Commission for Asia and the Pacific, ESCAP - UN) tài trợ được tổ chức tại Vũng Tàu từ ngày 31/3 đến 4/4/1975 với sự tham gia của nhiều nhà khoa học trên thế giới. Do nguồn lợi tôm càng xanh bị giảm sút nhanh chóng nên những nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo đã bắt đầu từ những năm 1976-1977. Tuy nhiên, phải đến đầu thập niên 1990s, Trung tâm sản xuất tôm Vũng Tàu (cơ sở được tài trợ của chính phủ Úc, tiền thân của Trung tâm quốc gia giống hải sản Nam bộ - Viện 2) mới cho ra những con giống tôm càng xanh nhân tạo đầu tiên với qui trình ương ấu trùng trong môi trường nước trong (kín và hở). Qui trình này khó áp dụng ở những trại giống nhỏ/gia đình. Đầu thập niên 2000s, KTS-ĐHCT đã nghiên cứu thành công qui trình ương ấu trùng tôm càng xanh trong môi trường nước xanh hở - cải tiến. Qui trình đã được áp dụng bởi nhiều trại giống và từ đó thúc đẩy sự phát triển mô hình nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa ở ĐBSCL.


Nuôi tôm càng xanh trong mương vườn với con giống tự nhiên cũng là hoạt động thủy sản lâu đời của người dân vùng ĐBSCL.

Trong tự nhiên, tôm càng xanh đực thường có tốc độ sinh trưởng và kích thước lớn hơn tôm cái. Tốc độ sinh trưởng tôm càng xanh bị cái chậm lại do các hoạt động sinh sản và ấp trứng diễn ra liên tục sau khi thành thục sinh dục lần đầu. Trong điều kiện nuôi tôm càng đực (chiếm khoảng 40% số lượng cá thể của đàn tôm) có hiện tượng “phân cỡ” gồm 3 dạng trưởng thành: Càng xanh (kích thước càng lớn nhất và tăng trưởng tương đối chậm, tỉ lệ khoảng 10-20% số lượng tôm đực), càng cam/lửa (kích thước càng nhỏ hơn và tăng trưởng nhanh, tỉ lệ khoảng 34-47%) và tôm nhỏ (kích thước càng rất nhỏ và tăng trưởng chậm, tỉ lệ khoảng 33-57%). Các tôm đực sẽ trải qua một loạt thay đồi về hình thái từ tôm nhỏ đến tôm càng cam và tôm càng xanh. Vì vậy, trong nuôi tôm càng xanh, người nuôi phải thường xuyên tiến hành thu tỉa tôm càng cam và tôm càng xanh lớn để tôm nhỏ phát triển. Hoạt động này tốn thời gian và lao động. Vào đầu thập niên 1990s, Tiến sĩ Amir Sagi – giáo sư của ĐH Ben-Gurion (the Negev, Israel) đã phát triển thành công kỹ thuật vi phẫu để loại bỏ tuyến phát sinh tính đực (androgenic gland) trên tôm càng xanh đực để cho ra ‘con cái mới’ (neo-female) có nhiễm sắc thể giới tính là ZZ (con cái bình thường có nhiễm sắc thể giới tính là WZ). Con cái mới khi được cho sinh sản với con đực sẽ cho ra đàn tôm càng xanh toàn đực giới tính (ZZ). Kỹ thuật vi phẫu để loại bỏ tuyến phát sinh tính đực sau đó được chuyển giao cho Viện 2 vào năm 2004, và từ đây kỹ thuật này được chuyển giao cho các địa phương. Mặc dầu kỹ thuật vi phẫu có nhiều hạn chế so với kỹ thuật ngày nay là “vô hiệu hóa gen (gene silencing) điều khiển tuyến IAG (insulin-like androgenic gland)” bằng phương pháp “RNA can thiệp” (RNA interference, RNAi) để tạo con cái mới, việc sản xuất giống toàn đực ngày ấy đã thúc đẩy sự phát triển nghề nuôi tôm càng xanh trong ao, ruộng lúa vùng ngập lũ ở nhiều địa phương ĐBSCL như An Giang, Đồng Tháp,… cho đến hôm nay.

Kết luận

Mặc dầu đã có nhiều bài viết giới thiệu về các tiến bộ khoa học và kỹ thuật trong quá trình phát triển của NTTS Việt Nam, bài viết này chỉ nhằm tổng hợp và cung cấp thêm thông tin về những giải pháp kỹ thuật đã có tác động thúc đẩy sự phát triển đó với những đối tượng nuôi quan trọng ở những thời điểm khác nhau. Rất tiếc do thiếu tư liệu nên bài viết này đã không thể đề cập đến những “cú hích” như di nhập và cho sinh sản cá chép Trung Quốc [mè trắng (H. molitrix), mè hoa (H. nobilis) và trắm cỏ (C. idella)], di nhập cá chép (C. carpio) Hungary và sản xuất cá chép lai V1, cá cảnh,… NTTS nước ta có được vị thế như ngày hôm nay là do sự đóng góp của rất nhiều người ở các vị trí công tác và hoạt động khác nhau; trong đó có những đóng góp đã được vinh danh nhưng cũng còn nhiều đóng góp mãi mãi vẫn là “thầm lặng”. Đối với tác giả, tất cả những đóng góp đó, dù lớn hay nhỏ, đều đáng trân trọng như nhau nên bài viết đã không nêu tên cụ thể một cá nhân nào. Một số thông tin trong bài viết này có thể chưa thật chính xác, rất mong nhận được sự bổ sung và góp ý của các chuyên gia trong ngành.

Đăng ngày 10/04/2021
NTC @ntc
Góc nhìn

Cá tra năm 2024 và định hướng năm 2025

Hội nghị tổng kết ngành hàng cá tra do Bộ NN&PTNT tổ chức ngày 17/11/2024 cho biết, xuất khẩu năm 2024 đạt 1,56 tỷ USD và đặt mục tiêu năm 2025 tăng lên 2 tỷ USD.

Cá tra
• 11:12 21/11/2024

Phấn đấu ương dưỡng giống cá tra hao hụt dưới 85%

Ương dưỡng giống cá tra hiện nay, tỷ lệ hao hụt trên 90% và Cục Thủy sản đặt mục tiêu phấn đấu trong thời gian tới giảm xuống dưới 85%, tỷ lệ cá sống đạt 15-20%.

Cá tra giống
• 10:09 25/10/2024

Khử trùng nước bằng Ozone tốt hơn tia UV khi nuôi tôm tuần hoàn?

Nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) trong hệ thống tuần hoàn (RAS) đang phát triển ở nhiều nước. Tuy nhiên cũng phát triển nhóm Vibrio gây bệnh cho tôm và thường được sử dụng Ozone hay tia UV để làm giảm lượng vi khuẩn.

Nuôi tôm tuần hoàn
• 09:53 23/10/2024

Phó Thủ tướng yêu cầu xóa tàu cá “3 không” trong tháng 11

Ngày 17/10/2024, Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác IUU họp ở Cà Mau, cho biết cả nước còn hơn 9.300 tàu cá “3 không” (không đăng ký, không đăng kiểm, không cấp phép). Chủ trì cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu trong tháng 11/2024 tập trung xóa hết tàu cá “3 không”

Tàu cá Việt Nam
• 09:25 22/10/2024

Giải thích cơ chế cắt tảo ao nuôi bằng vi sinh

Trong quá trình nuôi tôm, sự xuất hiện và phát triển quá mức của các loại tảo độc như tảo lam, tảo giáp hay tảo mắt,… luôn là một thách thức lớn đối với người dân.

Ao nuôi
• 09:23 29/11/2024

Tôm sinh thái của Việt Nam: Mở khóa tiềm năng tại thị trường Châu Âu và Hoa Kỳ

Khi người tiêu dùng ở châu Âu và Hoa Kỳ ngày càng coi trọng sức khỏe và các mối quan tâm về môi trường, tôm sinh thái đang nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản.

Tôm sú
• 09:23 29/11/2024

Từ loài cá gây sợ hãi đến món ăn sánh ngang với tôm hùm

Trước đây, cá thầy tu là một trong những loài cá được cho là sở hữu ngoại hình lập dị nhất thế giới đại dương và thậm chí còn từng bị nước Pháp cấm săn bắt và buôn bán vì nó mang lại nỗi khiếp sợ cho khách hàng.

Món cá
• 09:23 29/11/2024

Giải quyết vấn đề nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm

Nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm là một trong những vấn đề nghiêm trọng mà người nuôi tôm phải đối mặt. Loại nấm này gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm, thậm chí dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế.

Nấm đồng tiền
• 09:23 29/11/2024

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 09:23 29/11/2024
Some text some message..