Những điều cần lưu ý khi nuôi tôm nước lợ vụ Đông ở miền Bắc

Nuôi tôm vụ đông ở khu vực miền Bắc là rất khó bởi nhiệt độ xuống thấp hơn ngưỡng độ thích hợp của tôm thẻ. Vì thế, biện pháp hữu hiệu nhất để nuôi tôm thẻ vụ đông đạt hiệu quả là nuôi trong nhà bạt. Dưới đây là những điều cần lưu ý để vụ nuôi được thành công.

Những điều cần lưu ý khi nuôi tôm nước lợ vụ Đông ở miền Bắc
Người nuôi cần thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường đảm bảo nằm trong ngưỡng thích hợp.

1. Cải tạo và chuẩn bị ao nuôi

Cải tạo và chuẩn bị ao nuôi: Ao có diện tích thích hợp nhất từ 2.000 - 3.000 m2, độ sâu từ 1,5-1,8 m, được lót bạt, có hệ thống cấp thoát nước, ao lắng,… hoàn chỉnh. Trước khi nuôi, cần có biện pháp cải tạo tốt như: vệ sinh hoặc tháo dỡ lớp bạt cũ rồi bón vôi với liều 15-17 kg/100 m3, phơi đáy từ 5-7 ngày,… sau đó cấp nước vào ao khoảng 1,2-1,4 m.

- Xây dựng và chuẩn bị nhà bạt: Sử dụng cột bê tông từ 5-6 m để làm trụ đỡ, tiếp theo chăng dây cáp bọc nhựa để tạo khung, đồng thời tạo cửa ra vào thuận tiện cho việc chăm sóc và quản lý. Có thể xây nhà bạt, hình chóp nón hoặc nhà 2 mái, sau cùng phủ một tấm bạt mỏng lên để tránh bị chăng dây đè cáp,…

- Xử lý nước và gây màu: Có thể sử dụng phân vô cơ NPK, DAP hoặc cám gạo, bột đậu nành, bột cá nấu chín,… trộn với men bánh mì ủ chua bón liên tục từ 3-5 ngày đến khi nước có màu đạt yêu cầu. Ngoài ra, bà con có thể bổ sung thêm các chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản để tạo môi trường nuôi tốt hơn, cân bằng tảo và tạo nguồn thức ăn tự nhiên khi thả tôm.

2. Chọn giống và thả nuôi

Khi nước trong ao có màu xanh nõn chuối hoặc nâu, độ trong từ 30-40 cm và tiến hành kiểm tra các yếu tố môi trường đều đạt ngưỡng thích hợp (Oxy > 4mg/l, pH: 7.5-8.5, kiềm: 80-120 mg/l,…) thì tiến hành thả giống. Tôm giống khỏe mạnh, không dị tật, có xuất xứ rõ ràng. Với tôm giống cỡ 12 PL- 15PL bà con có thể thả nuôi với mật độ 120-150 con/m2.

Thời gian thả nuôi tốt nhất là khoảng đầu tháng 9. Thời điểm thả thích hợp nhất là vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, tránh thả lúc nắng nóng hoặc có mưa. Trước khi thả cần ngâm túi giống trong ao nuôi khoảng 15-20 phút.

3. Chăm sóc và quản lý

- Chăm sóc: Sử dụng thức ăn công nghiệp và cho tôm ăn theo hướng dẫn của nhà sản xuất, đồng thời bổ sung thêm các Vitamin C, hoặc các khoáng chất cần thiết,… để giúp tôm tăng cường sức đề kháng, khả năng chống chịu và khỏe mạnh. Nên sử dụng nhá khi cho ăn để quản lý lượng thức ăn. Khi thời tiết có sự thay đổi hoặc tình trạng tôm nuôi bị biến động cần điều chỉnh lượng thức ăn hợp lý.

- Quản lý: Bố trí các dàn quạt trong ao là điều cần thiết để cung cấp đủ oxy hòa tan. Do nuôi tôm trong nhà bạt sẽ có lượng oxy khuyếch tán từ không khí ít hơn so với nuôi tôm ngoài trời nên cần sử dụng quạt nước trong ngày nhiều hơn. Cụ thể: 

+ Với tôm nuôi trong 2 tháng đầu: Thời gian quạt nước là 6-8 giờ/ngày, bắt đầu từ 22h-6h sáng.

+ Với tôm nuôi từ tháng thứ 3 trở đi: Thời gian quạt nước là 15 giờ/ngày, bắt đầu từ 16h-7h sáng.

Bên cạnh đó, cần tiến hành đo các yếu tố môi trường 2 lần/ngày vào lúc 6h và 14h để phát hiện các chỉ số môi trường biến động, nếu vượt ngưỡng thích hợp cần điều chỉnh ngay. Có thể bổ sung các chế phẩm sinh học để ổn định các yếu tố môi trường nuôi.

- Phòng trị bệnh: Có thể nói nuôi tôm thẻ vụ đông thật sự là một thách thức lớn về dịch bệnh, do vậy cần đặc biệt lưu ý đến việc phòng và trị bệnh như sau:

+ Khi đi vào nhà bạt, người nuôi cần phải đi ủng và lội qua thùng dung dịch thuốc tím (KMnO4) để khử trùng. Cần phải có ao lắng để xử lý nước trước khi cấp vào ao nuôi.

+ Cho tôm ăn đầy đủ, bổ sung các khoáng chất và vitamin cần thiết để tăng sức đề kháng.

+ Thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường và đảm bảo luôn nằm trong ngưỡng thích hợp.

+ Khi ao nuôi có dấu hiệu bất thường cần báo với các chuyên gia hoặc cơ quan chức năng để có biện pháp phòng trị kịp thời.

TTKNQG
Đăng ngày 03/11/2018
BTT
Kỹ thuật

Nuôi tôm thành công nhờ vào vi sinh vật có lợi

Ngày càng nhiều người nuôi nhận thấy lợi ích của việc sử dụng vi sinh vật có lợi để cải thiện môi trường ao và tăng cường sức khỏe cho tôm. Đây không chỉ là xu hướng mới mà còn là một phương pháp nuôi tôm bền vững, giúp giảm thiểu rủi ro bệnh tật và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:38 11/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:47 05/11/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 14:26 01/11/2024

Diệt nấm bám trên thiết bị ao nuôi

Trong ao nuôi tôm, các thiết bị như máy sục khí, hệ thống cấp thoát nước, và các công cụ khác rất dễ bị nấm bám trong môi trường nước giàu chất hữu cơ. Nấm không chỉ làm hỏng thiết bị mà còn ảnh hưởng đến chất lượng nước, gây nguy hiểm cho tôm.

Nấm ao nuôi
• 10:27 30/10/2024

Mở Shop Cá cảnh - Tép cảnh online nhanh và nhàn tại Farmext eShop

Bạn đang kinh doanh, phân phối giống và các sản phẩm thuộc lĩnh vực Cá cảnh - Tép cảnh? Bạn cần mở shop online nhanh chóng, để có thêm hướng ra cho sản phẩm và tăng thêm thu nhập? Hãy liên hệ với Farmext eShop ngay.

Cá cảnh - Tép cảnh online
• 19:40 20/11/2024

Tự tin thể hiện ý tưởng cùng Tương Lai Thủy Sản Việt: Thế Hệ Mới, Level Mới

Tương Lai Thủy Sản Việt: Thế Hệ Mới, Level Mới là cuộc thi viết được tổ chức bởi Tép Bạc. Cuộc thi dành cho tất các các đối tượng sinh viên đam mê ngành thủy sản tại Việt Nam. Đây là cơ hội để các bạn tự do thể hiện mọi góc nhìn và ý tưởng của mình đối với ngành thủy sản.

Cuộc thi viết
• 19:40 20/11/2024

Đặc điểm sinh sản kỳ thú của rồng lá biển

Rồng lá biển (Phyllopteryx) là một trong những loài sinh vật biển kỳ thú bậc nhất với vẻ ngoài vô cùng độc đáo, khiến chúng dễ bị nhầm lẫn với thực vật hơn là động vật.

Rồng lá biển
• 19:40 20/11/2024

Niềm tự hào của người ươm mầm tương lai

Thuở còn đi dạy, tôi thường lên mạng tìm kiếm tài liệu bổ sung cho các bài giảng của mình. Một lần tình cờ tôi tìm đến trang web có tên rất ngộ nghĩnh và dễ thương: Tepbac.

Anh Trần Duy Phong
• 19:40 20/11/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 19:40 20/11/2024
Some text some message..