Những hải sản quý hiếm giá bạc triệu hút khách

Có hình dạng bắt mắt, thơm ngon, bổ dưỡng lại hiếm, nhiều hải sản dù có giá ngang bằng cả một chỉ vàng nhưng vẫn luôn hút khách.

cua huynh de

1. Cua huỳnh đế

Cua huỳnh đế hay còn gọi là cua hoàng đế - một đặc sản mà thời xưa thường được dâng lên các vị vua chúa mỗi dịp xuân về. Cua này màu sắc khá đặc biệt, thịt lại thơm ngon như tôm hùm, chắc, gạch thơm béo và chứa nhiều dinh dưỡng nên được nhiều thực khách ưa chuộng. Cua huỳnh đế thường sống ở xa bờ, vùng biển sạch, nước sâu, nơi có đất cát và sỏi. Loại cua này chỉ có nhiều vào thời điểm trước Tết âm lịch một tháng và kéo dài đến tháng 4 âm lịch. Còn lại các tháng khác sẽ ít dần. Do vậy, loại này khá quý hiếm. Thời điểm này nhiều khách đặt trước cả tháng cũng chưa chắc có sản phẩm để sử dụng.

Chủ vựa hải sản ở quận 10 (TP HCM) cho biết, hầu như năm nào khi vào mùa cua sản phẩm này cũng cháy hàng. Mỗi ngày cửa hàng thu mua về gần nửa tạ nhưng không đủ phục vụ khách hàng. Hiện tại, nhiều khách đặt hàng nhưng sản phẩm đã không còn để bán. Đặc biệt, đối với sản phẩm từ 1kg mỗi con trở lên được khách Hà Nội săn đón và mua hết dù giá cao. Ở thời điểm vào mùa, loại từ 1kg mỗi con này có giá một triệu đồng một kg, con nặng nhất là 1,5kg. Còn thời điểm trái mùa có lúc giá lên 1,5 triệu đồng một kg. Riêng với loại cua có trọng lượng 700 - 900 gram một con giá bán là 850.000 đồng mỗi kg, còn loại 4 - 5 con một kg có giá 450.000 đồng.

2. Tôm mũ ni đỏ

Là loại hải sản quý hiếm nhất trong họ tôm mũ ni, dòng mũ ni đỏ được nhiều thực khách săn đón, trong đó loại có trọng lượng trên 2 kg một con có thể bán giá 3 - 5 triệu đồng một kg.

Quản lý tại cửa hàng hải sản nổi tiếng ở Thủ Đức (TP HCM) cho biết, thời điểm này, tôm mũ ni vào mùa nên lượng hàng dồi dào. Đặc biệt, tôm mũ ni đen và đỏ chỉ có từ tháng 4 đến tháng 7 nên nhiều khách hàng cũng như khách sạn, nhà hàng lớn ở TP HCM, Đà Nẵng, Hà Nội đều có nhu cầu đặt mua. Do đang vào mùa nên mỗi tháng, cửa hàng này bán được 30 - 100kg mũ ni đen, còn mũ ni đỏ thì 20 - 30kg vì loại này hiếm hàng. Với mũ ni trắng, giá dao động 650.000 - 690.000 đồng một kg (3 - 5 con một kg), còn mũ ni đen vào mùa giá 850.000 đồng, nhưng khi khan hàng giá lên tới một triệu đồng một kg. Riêng mũ ni đỏ, do là đặc sản quý hiếm nên giá 1,8 - 2 triệu đồng một kg (2 - 4 con một kg). Nếu mũ ni đỏ có trọng lượng từ 2kg trở lên sẽ được bán với mức giá thương lượng riêng, dao động 3 - 5 triệu đồng một kg.

Sở dĩ mũ ni đỏ có giá “trên trời” là vì đây là dòng hải sản quý hiếm, chỉ có ở một số vùng biển có nhiều san hô, thức ăn là một số loài giáp xác như nghêu, ốc, bào ngư, hải quỳ.

Mũ ni đỏ có hình dáng đẹp, màu sắc bắt mắt là nhờ chúng ăn các loại thức ăn là động vật và san hô mang chất dinh dưỡng cùng khoáng chất tự nhiên cao. Do vậy, thịt của tôm mũ ni đỏ mềm, ngọt, thơm, giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều protein, calo và mega3…

Đa phần tôm mũ ni phân bố ở vùng nước cạn nơi có rạn san hô phát triển. Tôm không có cặp càng to như tôm hùm, thay vào đó là 2 miếng vỏ mỏng và dẹp như chiếc mũ ni. Vào ban ngày, chúng thường vùi mình vào đáy cát hoặc treo mình lên các vách đá, ẩn trong hang hốc; ban đêm mới rời hang đi kiếm mồi. Lúc đó, thợ lặn rình bắt hoặc chúng tự sa vào lưới. Tại Việt Nam, tôm mũ ni có nhiều ở các vùng biển Quảng Ninh, Bình Thuận, Vũng Tàu, Kiên Giang.

tom mu ni

3. Sá sùng

Sá sùng là một trong những hải sản quý hiếm từ thời xa xưa, cho tới nay vẫn có giá khá cao. Thậm chí, trong một vài thời điểm, giá 1kg thành phẩm của loại “sâu biển” này tương đương hoặc hơn một chỉ vàng.

Bà Hoàng Thị Xuân Điểm - Chủ tịch Hiệp hội khai thác và chế biến sá sùng Quan Lạn cho biết, sá sùng chính vụ khai thác của địa phương diễn ra từ tháng Giêng đến tháng 10 hằng năm. Còn thời gian gần đây, sản lượng khá ít nhưng vẫn nhiều hộ tranh thủ tìm bắt để về bán cho tiểu thương.

Với một kg sá sùng tươi nếu giao ngay tại bãi có giá 250.000 - 300.000 đồng mỗi kg. Nhưng nếu đem về sấy khô thì giá bán cao gấp 10 lần, dao động trong khoảng 3,5 - 4 triệu đồng một kg, thậm chí có thời điểm khan nguồn cung giá bán ra gần 5 triệu đồng mỗi kg. Sở dĩ sá sùng khô đắt đỏ là vì để được một kg khô cần đến 10 - 11kg tươi, sấy khô cũng qua nhiều công đoạn.

Sá sùng sinh sống và phát triển nhiều nhất ở vùng biển Vân Đồn, Móng Cái (Quảng Ninh), Hải Phòng, Cam Ranh (Khánh Hòa), Cần Giờ (TP HCM). Ngoài tên gọi sá sùng, nhiều vùng còn gọi loài hải sản này là sâm đất. Bề ngoài sá sùng có màu nâu đỏ, nhìn qua rất dễ bị nhầm lẫn với con trùn đất. Tuy nhiên, trên thân loài này có xuất hiện những sợi vân nhỏ li ti.

Sá sùng có thể chế biến món ăn khi còn tươi hay đã phơi khô. Tùy phương pháp chế biến, song với mỗi món ăn, loại nguyên liệu này luôn được khách ưa chuộng.

VnExpress, 15/05/2016
Đăng ngày 16/05/2016
Hồng Châu
Kinh tế

Xuất khẩu thủy sản cuối năm liệu có tăng cao?

Cuối năm thường được xem là giai đoạn cao điểm trong xuất khẩu thủy sản tại Việt Nam. Các doanh nghiệp tăng tốc để đáp ứng nhu cầu từ thị trường quốc tế, nhất là trong các dịp lễ lớn như Giáng sinh và Tết Dương lịch. Tuy nhiên, để đánh giá xuất khẩu thủy sản cuối năm có tăng cao hay không, cần xét nhiều yếu tố quan trọng.

Cá tra
• 09:45 24/12/2024

Hướng đi xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam

Tôm Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng trên thị trường quốc tế nhờ chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, để gia tăng giá trị thương hiệu và cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm tôm khác trên thế giới, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam là một yếu tố quan trọng.

Tôm thẻ
• 10:10 23/12/2024

Thị trường tiêu thụ tôm trước những ngày cận kề tết dương lịch

Cứ mỗi dịp cuối năm, nhu cầu tiêu thụ tôm trên thị trường nội địa và quốc tế đều tăng đột biến. Trong đó, nổi bật nhất là sản phẩm tôm - một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, thường được lựa chọn cho các bữa tiệc gia đình và những sự kiện quan trọng. Theo thông lệ, trong những ngày cận Tết Dương Lịch, tỷ lệ người dùng tôm gia tăng đến 25 - 30% so với các tháng bình thường.

Tôm thẻ
• 10:03 18/12/2024

Người nuôi tôm thẻ Tiền Giang trúng lớn nhờ giá tôm tăng vọt

Cuối năm 2024, giá tôm thẻ tại tỉnh Tiền Giang đạt mức cao nhất trong nhiều năm qua, mang lại lợi nhuận đáng kể cho người nuôi với mức lãi lên tới 50%. Đây là tín hiệu tích cực cho ngành thủy sản địa phương, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh dịp cuối năm.

Tôm thẻ
• 09:44 18/12/2024

Những loài cá cảnh có hành vi kỳ lạ

Trong thế giới cá cảnh đa dạng và phong phú, những loài cá sở hữu ngoại hình độc đáo hoặc hành vi khác thường luôn có sức hút đặc biệt.

Cá cảnh
• 11:56 28/12/2024

Vấn đề tồn tại lớn của EHP: Không có thuốc đặc trị, khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh

Trong những năm gần đây, ngành nuôi nuôi tôm đã chứng kiến sự gia tăng nghiêm trọng của các bệnh gây thiệt hại lớn, trong đó có bệnh do EHP. Hai vấn đề tồn tại lớn nhất của bệnh EHP là không có thuốc đặc trị và khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh. Những thách thức này đang khiến ngành nuôi tôm gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và phát triển bền vững.

Tôm
• 11:56 28/12/2024

Tép cảnh có thể nuôi chung với cá cảnh không? Những điều cần biết để tránh rủi ro

Tôm cảnh đang ngày càng trở thành lựa chọn yêu thích của những người đam mê thủy sinh nhờ vẻ đẹp sặc sỡ và khả năng làm sạch bể tự nhiên.

Tép cảnh
• 11:56 28/12/2024

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 11:56 28/12/2024

Những quốc gia dẫn đầu trong xuất khẩu tôm sinh thái

Ngành thủy sản thế giới đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể trong xu hướng nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Trong số những quốc gia nổi bật, Ecuador và Ấn Độ đang vươn lên dẫn đầu thị trường tôm sinh thái nhờ vào những bước đi mang tính chiến lược và sự đổi mới trong công nghệ nuôi trồng.

Thu hoạch tôm
• 11:56 28/12/2024
Some text some message..