Những kinh nghiệm nuôi cá thâm canh

Các kinh nghiệm của nhà nông như: “Cá nổi đầu nuôi lâu mới lớn'; 'Đục nước béo cò”... đều là các chỉ dấu xấu với cá nuôi...

kinh nghiệm nuôi cá thâm canh
kinh nghiệm hay trong nuôi cá thâm canh

1. Quy hoạch ao phải “Trong kín có hở, trong nông có sâu, trong vuông có tròn”, có nghĩa:

+ Thành ao phải chắc chắn, đảm bảo nước không rò rỉ. Mặt ao thoáng sáng để thực vật phù du phát triển thuận lợi và cá dễ dàng nhìn thấy thức ăn khi kiếm mồi.

+ Đáy ao đào hình lòng chảo, thành ao dốc thoải sâu dần, có một vài đảo ngầm (mô đất dưới mặt nước) tạo điểm tựa cho cá vừa ăn vừa nghỉ, tránh tiêu hao năng lượng, tăng cường sức đề kháng.

+ Các góc ao bo tròn, tạo vòng lưu chuyển thức ăn cho cá ăn triệt để, tránh tù đọng gây ô nhiễm.

+ Ao cần có hệ thống cấp thoát nước thuận tiện.

+ Ao cá nuôi thâm canh nên đào một số hầm (hườm) ở thành ao để cá trú rét, tránh nóng khi cần.

2. Xử lý ao: Sau khi thu hoạch cá cần tiêu rút hết nước và tiến hành trục vét bùn, phơi nắng đáy ao để giải phóng khí độc. Lớp bùn để lại sau vét dày 15cm là đạt yêu cầu.

3. Lấy màu nước: Trước thả cá bón 10 - 15kg vôi/100m2 (để diệt tạp) và 40 - 50kg phân chuồng ủ mục/100m2, sau đó đưa nước vào ao thấy nước chuyển màu lá chuối non là đạt yêu cầu.

4. Thả và nuôi cá: Cần chọn con giống khoẻ, bơi lội linh hoạt, không trầy xước, không dị hình và không mang mầm bệnh. Mật độ thả cá thích hợp khoảng 2 - 3 con/m2. Có thể nuôi lồng ghép cá chép, rô phi, trôi, mè, trắm với nhau. Trong đó, tỷ lệ nuôi thả giống cá chính chiếm 50% tổng đàn.

Định lượng cho cá ăn tháng thứ nhất bằng 10% trọng lượng thân cá/ngày, tháng thứ 2 bằng 8%, tháng thứ 3 bằng 6%, từ tháng thứ 4 trở đi cho cá ăn 4 - 5% trọng lượng thân cá/ngày.

Cần đầu tư máy sục khí cung cấp ô xy cho ao nuôi cá vào các thời điểm: Nắng nóng oi nồng, mưa nhiều, tối trời, lúc cho cá ăn và khi mật độ cá nuôi dày.

Phải cho cá ăn theo thời gian cố định trong ngày. Định kỳ 10 ngày bỏ đói cá 1 ngày (dừng cho ăn), để cá tận dụng thức ăn thừa, tránh ô nhiếm ao nuôi, giảm chi phí thức ăn.

Khi bỏ đói cá cần kết hợp gieo men xử lý đáy phòng ngừa nấm bệnh hại cá.

Ao nuôi cá càng gần tới kỳ thu hoạch càng dơ bẩn (do thức ăn thừa và phân cá thải loại), nên phải tăng cường xử lý ao bằng các chế phẩm sinh học chuyên dùng trong chăn nuôi cá.

Cần kiểm tra phòng trị kịp thời nấm bệnh hại trên cá, kết hợp bổ sung nước mới, tăng cường quạt nước cung cấp ô xy xuống ao. Nên tận dụng các thân lá chuối tiêu, lá xoan, lá dâu và lá cây diệp hạ châu… làm thức ăn thô xanh cho cá và giúp cá phòng ngừa dịch bệnh.

Định kỳ 3 - 5 ngày/1 tháng bổ sung Vitamin C cho cá ăn, giúp thải độc. Cá nhiễm bệnh phải tăng liều vitamin C và cho ăn liên tục 5 - 7 ngày.

Khi thời tiết thay đổi hoặc gần vùng nuôi cá có dịch bệnh, phải bổ sung vitamin C, thuốc bổ và men tiêu hoá cho cá, để tăng cường sức đề kháng. Trường hợp phải dùng kháng sinh điều trị bệnh cho cá thì dừng bổ sung vitamin C vào thức ăn cho cá.
Nên sử dụng chế phẩm sinh học cho cải tạo ao để làm sạch nước và đáy ao, giảm lắng đọng bùn và các khí độc (NH3, H2S), ổn định màu nước và pH nước. Theo đó, cá sẽ luôn khỏe mạnh, ít bệnh, ăn nhiều, mau lớn.

Chú ý: Nếu đã sử dụng các hóa chất (Formol, thuốc tím, phèn xanh, BKC…) tạt vào ao nuôi thì khoảng 2 - 3 ngày sau, cần sử dụng chế phẩm sinh học khôi phục các vi sinh vật có lợi để cải thiện chất lượng nước, hạn chế ô nhiễm môi trường. Nếu đã sử dụng kháng sinh để trị bệnh thì sau khi ngưng sử dụng kháng sinh, cần dùng các loại men vi sinh trộn vào thức ăn cho cá, để khôi phục lại hệ men đường ruột, vì khi dùng thuốc kháng sinh sẽ giết chết hệ men đường ruột trong hệ tiêu hóa của cá.

Chọn mua Vitamin C và chế phẩm sinh học từ các cơ sở sản xuất có uy tín, khi sử dụng phải theo khuyến cáo ghi trên bao gói.
Bằng những kinh nghiệm nuôi thâm canh cá, anh Hoàng Quang Tuấn (xã Phùng Hưng, huyện Khoái Châu, Hưng Yên), thường xuyên nuôi cá đạt năng suất 3,5kg cá thịt/m3 ao hồ mặt nước mỗi năm có thể coi là siêu cao sản.

Nông Nghiệp Việt Nam
Đăng ngày 12/04/2017
Kỹ thuật

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 11:03 22/11/2024

Nuôi tôm thành công nhờ vào vi sinh vật có lợi

Ngày càng nhiều người nuôi nhận thấy lợi ích của việc sử dụng vi sinh vật có lợi để cải thiện môi trường ao và tăng cường sức khỏe cho tôm. Đây không chỉ là xu hướng mới mà còn là một phương pháp nuôi tôm bền vững, giúp giảm thiểu rủi ro bệnh tật và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:38 11/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:47 05/11/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 14:26 01/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 12:06 26/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 12:06 26/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 12:06 26/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 12:06 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 12:06 26/11/2024
Some text some message..