Những loài cá phù hợp nuôi Aquaponics ở Việt Nam

Aquaponics – hệ thống kết hợp giữa nuôi trồng thủy sản (nuôi cá, ốc, tôm,…) và thủy canh (trồng cây trong nước) tạo thành một hệ sinh thái nhỏ ngày càng trở nên phổ biến và được áp dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới kể cả Việt Nam.

Aquaponics
Một hệ thống canh tác Aquaponics quy mô nhỏ điển hình.

Mặc dù đã phổ biến nhiều năm nhưng đa phần người nuôi vẫn còn nhiều thắc mắc về các loài cá có thể được nuôi trong hệ thống Aquaponics. Dưới đây là một số loài cá phổ biến và thích hợp nhất được nuôi trong Aquaponics, chúng sẽ được chia thành 2 nhóm chính: cung cấp thực phẩm và cá cảnh.

Cung cấp thực phẩm

Cá rô phi và diêu hồng

Rô phi và diêu hồng là loài cá có vị thơm ngon và có khả năng thích nghi với môi trường tốt nhất. Chúng có tính ăn khá phong phú: từ mùn bã hữu cơ đến tảo, giun, côn trùng và thậm chí là các loài cá nhỏ khác. Hệ thống Aquaponics thường dùng nguồn thức ăn dựa trên cây trồng trong hệ thống, vì thế nhiều người nghĩ những loài cá này không phải là sự lựa chọn phù hợp. Trên thực tế, đây lại là những loài cá phổ biến nhất được lựa chọn để nuôi trong hệ thống Aquaponics, đơn giản là vì chúng có sức sống tốt.


Cá diêu hồng và rô phi

Rô phi và diêu hồng  phát triển tốt ở nhiệt độ 28-30oC trong hệ thống và khoảng pH thích hợp là 6,5 – 9. 

Cá có thể thu hoạch sau 6 – 8 tháng nuôi, tùy thuộc vào kích cỡ người nuôi muốn. Tốt nhất là nên thu hoạch khi cá đạt xấp xỉ trọng lượng 500g.

Thuận lợi

Phát triển nhanh, sức chóng chịu tốt, thịt thơm ngon và không tiêu hao nhiều oxy hòa tan.

Bất lợi

Nhiệt độ thấp hơn 10oC cá chậm sinh trưởng và kéo dài cá sẽ chết.

Sinh sản nhanh sẽ làm gia tăng mật độ và làm ảnh hưởng đến hệ thống Aquaponics.

Các loài cá da trơn

Một số loài cá da trơn dễ nuôi như cá tra, cá trê rất thích hợp nuôi trong hệ thống Aquaponics, sau khi thích nghi với bể nuôi sẽ phát triển rất nhanh, tuy nhiên đôi khi điều này sẽ làm mất sự cân bằng của hệ thống.


Cá trê đen.

Cá da trơn phát triển tốt nếu được nuôi trong môi trường có nguồn nước sạch, không bị dơ bẩn. Thêm vào đó, các loài cá da trơn có khả năng thích nghi với môi trường khắc nghiệt cao, khi đã thích nghi với môi trường như thế chúng sẽ sống bình thường mặc dù có thể chậm phát triển hơn.

Nhiệt độ thích hợp cho chúng là 24 - 30oC. Sau 18 tháng nuôi cá có thể đạt kích cỡ 500g.

Thuận lợi

Có thể nuôi kết hợp với các loài cá khác.

Có khả năng sống trong khoảng nhiệt độ rộng, nhiệt độ càng cao càng phát triển tốt.

Chất lượng thịt ngon

Bất lợi

Cá da trơn yêu cầu thức ăn có độ đạm cao.

Nhạy cảm với việc bị trầy xước nên hạn chế tác nhân cơ học lên chúng.

Cá chẽm

Cá chẽm là loài cá khá phổ biến ở Việt Nam. Tuy cá chẽm không phải là loài cá phổ biến trong Aquaponics nhưng người nuôi có thể thử vì cá cho lợi nhuận kinh tế khá cao. Cá chẽm có nguồn gốc từ Châu Á ưa chuộng thích nước ấm có nhiệt độ từ 26 – 32oC, pH: 7,2 – 8, cá đạt gần 500g sau 12 tháng.

Cá chẽm.

Thuận lợi

Cá chẽm là loài phàm ăn, nên sẽ có nhiều chất thải có thể cung cấp dinh dưỡng cho cây.

Bất lợi

Cá lớn có thể ăn cá con.

Việc tiêu thụ thức ăn và thải lớn sẽ làm cho vi khuẩn không thể phân giải kịp thành dinh dưỡng cho cây, điều này sẽ làm mất sự cân bằng của hệ thống.

Cá chép

Cá chép là loài phổ biến ở nước ta. Hiện nay, hệ thống Aquaponics thiết kế hướng tới việc cung cấp thực phẩm cho con người nên cá chép là loài ăn tạp nên cực kì phù hợp để nuôi theo công nghệ này. Nhiệt độ thích hợp là 20 – 30oC, pH: 6,5 – 8,5.


Cá Chép.

Tôm càng xanh và tôm nước lợ

Tôm càng xanh.

Tôm không phải là lựa chọn đầu tiên khi thiết lập hệ thống Auaponics sẽ cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây và cũng là thực phẩm được ưa chuộng hiện nay.

Tôm sống trong khoảng pH: 6,5 – 8 và nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ. Phải đảm bảo các chỉ tiêu chất lượng nước trước khi thả tôm.

Trong hệ thống aquponics, tôm nuôi có thể thu hoạch sau 6 – 8 tháng nuôi.

Thuận lợi

Có thể mang nuôi trên hồ cảnh.

Sinh trưởng nhanh.

Bất lợi

Nhiều loài cá nuôi ghép có thể sẽ ăn tôm gây hao hụt

Tôm nước ngọt dẽ mẫn cảm với bệnh.

Có thể tấn công và ăn nhau.

Tôm chết đồng loạt và nhanh nếu nhiệt độ nước thay đổi đột ngột.

Cá cảnh

Cá vàng

Cá vàng.

Trong hệ thống aquaponics, ngoài những loài cá nuôi hướng thịt thì cũng có nhiều loài cá được nuôi hướng đến mục đích làm cảnh như cá vàng.

Tuy là cá cảnh nhưng cá vàng lại có khả năng chóng chịu tốt và có thể sống ở những vùng nước có mức độ ô nhiễm cao.

Cá vàng được lai tạo ở Trung Hoa cách nay khoảng 1000 đến 1500 năm, và sau đó du nhập vào Nhật Bản và Triều Tiên, nơi mà chúng tiếp tục được phối giống để tạo ra nhiều dòng cá vàng khác nhau.

Sau 12 tháng, một số giống cá vàng có thể đạt kích thước gần 500g và có thể đạt kích thước khoảng 30cm. Tuy nhiên, người nuôi thường quan tâm đến hình dáng và màu sắc của cá nhiều hơn.

Cá vàng phát triển tốt nhất trong môi trường nước có nhiệt độ từ 25 - 27oC và pH 6 – 8.

Thuận lợi

Sức chóng chịu tốt với sự thay đổi pH.

Đẹp mắt.

Bất lợi

Một số giống cá vàng không thể nuôi chung vì có thể tấn công lẫn nhau.

Chỉ để trang trí không sử dụng làm thực phẩm.

Cá Koi

Cá Koi là loài cá cảnh phổ biến thuộc họ cá chép, thường được nuôi trong các hồ nhân tạo trong nhà hoặc ngoài trời. Chúng có thể được nuôi ghép với các loài cá cho thịt với điều kiện không có sự đối kháng giữa các loài và hồ nuôi đủ không gian cho tất cả cá trong hồ.

Cá Koi

Cá Koi thích ăn tảo nên sẽ làm cho hệ thống tốt hơn cũng như giảm được nhiều chi phí phát sinh. Cá phát triển tốt nhất ở 15oC – 25oC.

Chúng không chịu được dao động lớn từ pH, thích hợp nhất là pH 7 – 8. Khi chúng đạt kích thước hơn 60cm thì chúng có thể sống đến 30 năm. Cá Koi sẽ giúp hệ thống Aquaponics trở nên cân bằng và bền vững hơn.

Thuận lợi

Có khả năng kháng nhiều loại kí sinh trùng.

Tồn tại ở khoảng nhiệt độ rộng.

Bất lợi

Cá Koi sẽ tạo ra nhiều chất thải theo độ tuổi và đây là thách thức lớn cho sự ổn định của hệ thống.

Cá bảy màu

Cá bảy màu.

Gồm 2 nhóm chính là cá bảy màu thường và Endler. Cá bảy màu có màu sắc sặc sỡ giúp thu hút ánh nhìn vào bể cá. Nhìn chung, cá 7 màu là loài cá cảnh có sức chóng chịu tốt, đẹp mắt, có thể dài tới khoảng 2,5cm.

Cá bảy màu sống trong giới hạn nhiệt độ thấp từ 23 - 28oC, pH: 7 – 8. Tuy nhiên phạm vi pH của chúng là 5,5 – 8, với phạm vi thích nghi trên sẽ giúp chúng có thể tìm thấy môi trường sống lí tưởng cho mình trong hệ thống Aquaponics. 

Thuận lợi

Có khoảng dao động pH rộng.

Có thể kết hợp với những loài cá hiền khác như Tetra.

Bất lợi

Sống ở nhiệt độ thấp, nên cần có hệ thống giám sát điều thường xuyên.

Cá bảy màu khó có thể nuôi kết hợp với loài cá cho thịt.

Cá Tetra


Cá Tetra Neon.

Có nhiều giống Tetra để lựa chọn và ở mỗi giống sẽ có một nét đẹp riêng. Những lựa chọn phổ biến nhất là Tetra Neon, hồng tử kì, hồng tước, hồng đăng và kim cương.

Những loài cá này được nuôi trong các hệ thống Aquaponics nhỏ, chủ yếu làm cảnh.

Chúng thích nghi nhiệt độ là 23 – 25oC và pH: 6.5 – 7. Điều này cho thấy, chúng ta sẽ phải tốn thời gian để chăm sóc chúng.

Điều nổi bật là chúng phát triển rất nhanh nhưng để có thể phát triển toàn diện thì cần mất khoảng 6 tháng.

Đăng ngày 07/11/2019
Triệu
Nuôi trồng

Lợi ích của việc ứng dụng nông nghiệp tuần hoàn trong nuôi trồng thủy sản

Nông nghiệp tuần hoàn là một phương thức sản xuất nông nghiệp mà các nguồn tài nguyên, vật liệu và chất thải được tái sử dụng và tái chế để tạo ra một hệ thống nông nghiệp bền vững, giảm thiểu tác động đến môi trường.

Tạt vi sinh
• 11:13 06/10/2024

Cá đối: Loài nuôi ghép mang lại lợi ích cho ao tôm

Cá đối với tập tính là loài ăn tạp, do đó khi kết hợp nuôi trong ao tôm, chúng sẽ sử dụng triệt để chất thải của tôm, thức ăn thừa và cả tảo tàn. Điều này giúp môi trường trong ao tôm được cân bằng, đáy ao tốt, tôm sinh trưởng nhanh và hạn chế được một số dịch bệnh.

Cá đối mục
• 09:29 04/10/2024

Loài sứa nắm giữ bí quyết “trường sinh bất tử”

Thế giới tự nhiên bao giờ cũng tồn tại những bí ẩn khó lý giải, điển hình như trường hợp của một loài sứa có khả năng trường tồn gần như vĩnh hằng (dĩ nhiên là trừ khi chúng bị kẻ thù tiêu diệt).

Sứa biển
• 10:29 03/10/2024

Thời gian giãn cách cho các loại hóa chất xử lý ao tôm

Thời gian giãn cách cho các loại hóa chất xử lý ao tôm là một yếu tố quan trọng trong việc quản lý chất lượng nước và sức khỏe tôm. Khi sử dụng hóa chất, nếu không tuân thủ đúng quy trình và thời gian giãn cách, tôm có thể bị ảnh hưởng, dẫn đến stress, giảm sức đề kháng hoặc thậm chí gây chết.

Ao nuôi tôm
• 09:41 03/10/2024

Lợi ích của việc ứng dụng nông nghiệp tuần hoàn trong nuôi trồng thủy sản

Nông nghiệp tuần hoàn là một phương thức sản xuất nông nghiệp mà các nguồn tài nguyên, vật liệu và chất thải được tái sử dụng và tái chế để tạo ra một hệ thống nông nghiệp bền vững, giảm thiểu tác động đến môi trường.

Tạt vi sinh
• 06:33 07/10/2024

Tôm hùm Bình Ba: Niềm tự hào của vùng biển Khánh Hòa

Tôm hùm đảo Bình Ba, Khánh Hòa là một đặc sản biển nổi tiếng với hương vị tươi ngon, thịt chắc và giàu dinh dưỡng. Được nuôi trồng trong môi trường biển trong lành, tôm hùm Bình Ba không chỉ thu hút du khách mà còn đóng góp quan trọng vào kinh tế địa phương, giúp đảo này trở thành "Quốc đảo tôm hùm" của Việt Nam.

Quốc đảo tôm hùm
• 06:33 07/10/2024

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 06:33 07/10/2024

Khuyến cáo bảo vệ các lĩnh vực thủy sản khi có bão

Từ tháng 10-12/2024, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, có khả năng xuất hiện bão trên biển Đông xấp xỉ hoặc cao hơn trung bình hàng năm (4,5 cơn bão) và đổ bộ vào đất liền cao hơn trung bình hàng năm (1,9 cơn bão), tập trung ở Trung Bộ và phía Nam. Mùa mưa ở Nam Bộ có thể đến nửa cuối tháng 12/2024 mới kết thúc, muộn hơn bình thường. Bão gây mưa to, sóng biển cao ảnh hưởng lớn đến nuôi trồng, khai thác thủy sản và chuyên gia khuyến cáo một số biện pháp bảo vệ.

Ao nuôi
• 06:33 07/10/2024

Cá ngọc trai và chiếc “hầm trú ẩn” lạ kỳ

Thế giới đại dương không chỉ là phần không gian bí ẩn đối với con người mà những sinh vật biển với sở thích, tập tính quái dị cũng thu hút chúng ta tìm hiểu không kém. Chẳng hạn như câu chuyện “cộng sinh” kỳ lạ giữa cá ngọc trai và hải sâm dưới đây.

Cá ngọc trai
• 06:33 07/10/2024
Some text some message..