Những lợi ích của ốc gạo đối với con tôm mà bạn không ngờ tới

Ốc gạo có lẽ là một trong những yếu tố ít được nhắc đến nhưng lại đóng vai trò quan trọng đối với ngành nuôi tôm. Với giá thành thấp, dễ tìm thấy, ốc gạo được xem là nguồn thức ăn tự nhiên hiệu quả đối với con tôm.

Ốc gạo
Ốc gạo. Ảnh: baodaknong.vn

Trên thực tế, chúng không chỉ là thức ăn dồi dào mà còn cung cấp nhiều giá trị dinh dưỡng như protein. Từ đó, giúp tôm phát triển khỏe mạnh, nhanh chóng, và duy trì môi trường sống lý tưởng cho tôm. Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi sâu vào những lợi ích của ốc gạo đối với con tôm trong ngành nuôi trồng thủy sản. 

Tìm hiểu ốc gạo và nguồn thức ăn tự nhiên đối với con tôm 

Ốc gạo là gì? 

Ốc gạo là một loài trong họ ốc, với kích thước nhỏ, hình dạng tròn hoặc trụ, và vỏ màu nâu. Khi trưởng thành, chúng có kích thước tương đương với đầu ngón tay và thường được người nuôi tôm đặt tên là ốc gạo. Với môi trường sinh thái ổn định, ốc gạo rất dễ sinh sản và phát triển mạnh mẽ.  Ốc gạo thường sống bằng cách ăn tảo và vi khuẩn tồn tại trên đáy ao và đầm. Bà con cần chú ý, ốc gạo tôm ăn khác loài ốc gạo người ăn. 

Có lẽ việc đặt tên là ốc gạo đến từ việc vỏ bên ngoài của chúng có những đốm trắng nhỏ giống như hạt gạo. Với kích thước của mình, chúng thường bám vào các bề mặt như gốc rạ, dưới gió, cành cây nhỏ dưới nước. Đáng chú ý, ốc gạo phát triển trong ao nuôi tôm thường có kích thước nhỏ so với ốc gạo thương mại mà bà con dùng để ăn. 

Thức ăn tự nhiên là gì? 

Thức ăn tự nhiên bao gồm tảo, các sinh vật phù du, sinh vật bám, sinh vật phiêu sinh và sinh vật đáy. Chúng có sẵn trong các môi trường tự nhiên như sông, ao nuôi, hoặc hồ giúp tăng cơ hội bắt mồi của tôm con. Trong giai đoạn đầu, hầu hết tôm nuôi đều có bản năng để phát hiện và săn bắt những sinh vật nhỏ khi chúng di chuyển trong nước hoặc phản ứng với các chuyển động dễ dàng. Do đó, hoạt động bơi lội của các sinh vật này thường giúp phân bố thức ăn đều trong tầng nước, tạo ra cơ hội bắt mồi cho tôm con. 

Vai trò thức ăn tự nhiên đối với con tôm 

Trong quá trình nuôi tôm ở các môi trường như nước ngọt, nước mặn hoặc nước lợ. Thì thức ăn tự nhiên đều đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của tôm. Các thức ăn tự nhiên của tôm bao gồm: 

Chất hữu cơ và vi sinh vật: Đây là các loại sinh vật đơn bào hoặc đa bào, có kích thước nhỏ và chỉ có thể quan sát dưới kính hiển vi. Chúng có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đối với các sinh vật khác và môi trường nước. 

TảoỐc gạo phát triển trong ao nuôi tôm thường có kích thước nhỏ so với ốc gạo thương mại mà bà con dùng để ăn. Ảnh: fptshop.com.vn

Thực vật phù du (tảo): Chứa lượng protein cao đến 45-60%, bao gồm amino acid và các HUFA cần thiết cho sự phát triển của tôm. 

Động vật phù du: Bao gồm các loại động vật nhỏ sống trôi nổi trong nước ao tôm, cung cấp thức ăn cho tôm từ khi còn nhỏ đến khi trưởng thành. Chúng có hàm lượng protein cao lên đến 50%. 

Động vật thân mềm: Như trùn chỉ và ốc gạo, chúng cung cấp nguồn thức ăn tự nhiên có giá trị dinh dưỡng cao, bao gồm các axit amin và enzym cần thiết cho sự phát triển của tôm từ ấu trùng đến giai đoạn trưởng thành. 

Tuy trùn chỉ và các nguồn thức ăn tự nhiên khác thường khó gây ra trong môi trường nước mặn, nhưng ốc gạo lại là một ngoại lệ. Do đó, trong ngành nuôi tôm, ốc gạo cùng với crill, Copepod và lăng quăng trở thành những lựa chọn phổ biến, dễ dàng tiếp cận nhất, và tiết kiệm chi phí cho bà con. 

Lợi ích không ngờ tới của ốc gạo đối với con tôm  

Khi tôm ở giai đoạn 15 ngày nuôi, chúng có kích thước rất nhỏ và hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện. Trong thời điểm này, thức ăn tự nhiên như ốc gạo trở thành nguồn dinh dưỡng quan trọng giúp tăng cường tỉ lệ sống của tôm bao gồm: 

Như đã nói, ốc gạo không chỉ là một nguồn protein tốt cho tôm ở giai đoạn phát triển lớn mà còn là một lựa chọn tuyệt vời để đảm bảo tôm của bà con nhận được đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển và trưởng thành. Với hàm lượng protein lên tới 50% và chứa nhiều acid amin quan trọng, ốc gạo đóng vai trò quan trọng trong ngành nuôi trồng thủy sản. 

Đặc biệt, ốc gạo rất giàu chất đạm, có thể thay thế được thức ăn công nghiệp trong giai đoạn ấu trùng của tôm. Sử dụng ốc gạo cũng giúp cung cấp năng lượng cho tôm hoạt động, tăng cường sức đề kháng. Từ đó, giúp quá trình tăng trưởng của tôm diễn ra nhanh hơn, đạt đầu con, lột vỏ điều, ít bệnh, đặc biệt rất tốt cho tôm sú. 

Tôm thẻ chân trắng

Ốc gạo không chỉ là một nguồn protein tốt cho tôm ở giai đoạn phát triển lớn. Ảnh: globalseafood.org

Thêm vào đó, tính di chuyển chậm của ốc gạo giúp tôm dễ bắt mồi và ăn nhanh hơn, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho tôm đạt được kích thước lớn hơn trong thời gian ngắn. 

Ngoài ra, sử dụng ốc gạo làm thức ăn tự nhiên cũng giảm chi phí thức ăn nuôi tôm. Đồng thời hạn chế thêm các tác động tiêu cực đến môi trường so với việc sử dụng thức ăn công nghiệp. 

Tóm lại, ốc gạo không chỉ mang nhiều lợi ích về sự phát triển đối với con tôm ở giai đoạn ấu trùng, mà còn mang lại giá trị kinh tế cao cho bà con nông dân. Nó không chỉ là một món ăn đặc sản ngon và dinh dưỡng, giúp đóng góp vào phát triển kinh tế văn hóa địa phương. Vì vậy, nếu bà con muốn nuôi tôm giai đoạn ấu trùng một cách hiệu quả và đạt được kết quả tốt nhất, việc sử dụng ốc gạo như một nguồn thức ăn tự nhiên đối với con tôm là một lựa chọn đáng xem xét. 

Đăng ngày 19/03/2024
Phan Tấn Đạt @phan-tan-dat
Tổng hợp

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 10:11 22/11/2024

Loài cá cảnh kiêu sa trong bể nuôi thủy sinh

Cá thần tiên (Angelfish) là một trong những loài cá cảnh nước ngọt được ưa chuộng nhất trong giới chơi cá cảnh. Với dáng bơi duyên dáng, thân hình dẹt độc đáo, và màu sắc rực rỡ, cá thần tiên không chỉ mang đến vẻ đẹp kiêu sa cho bể thủy sinh mà còn là biểu tượng của sự thanh lịch và tinh tế.

Cá thần tiên
• 10:19 21/11/2024

Đặc điểm sinh sản kỳ thú của rồng lá biển

Rồng lá biển (Phyllopteryx) là một trong những loài sinh vật biển kỳ thú bậc nhất với vẻ ngoài vô cùng độc đáo, khiến chúng dễ bị nhầm lẫn với thực vật hơn là động vật.

Rồng lá biển
• 11:03 20/11/2024

Niềm tự hào của người ươm mầm tương lai

Thuở còn đi dạy, tôi thường lên mạng tìm kiếm tài liệu bổ sung cho các bài giảng của mình. Một lần tình cờ tôi tìm đến trang web có tên rất ngộ nghĩnh và dễ thương: Tepbac.

Anh Trần Duy Phong
• 11:00 20/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 11:02 25/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 11:02 25/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 11:02 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 11:02 25/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 11:02 25/11/2024
Some text some message..