Những lưu ý khi chăm sóc cá vào thời điểm giao mùa

Khi đến thời điểm chuyển mùa, cá trở nên rất nhạy cảm với bất kỳ sự thay đổi nào trong môi trường. Những thay đổi nhỏ về chỉ tiêu chất lượng nước có thể dễ dàng gây ra stress, suy yếu và làm cho cá dễ bị tấn công bởi các mầm bệnh đã tồn tại trong ao nuôi.

Cá nuôi
Cần chú ý chăm sóc cá trong giai đoạn giao mùa

Vì vậy, trong thời gian này, việc chăm sóc và theo dõi các chỉ tiêu chất lượng nước thường xuyên là rất quan trọng để giúp cá vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Vì sao phải phòng bệnh cá khi giao mùa? 

Giao mùa là thời điểm khi tự nhiên chuyển từ một mùa sang mùa khác. Trong thời gian này, cả con người và động vật đều có những thay đổi về sức khỏe và gây ra nhiều tổn thất. 

Đầu tiên, sự thay đổi nhiệt độ đột ngột từ cao xuống thấp và sự chênh lệch giữa ban ngày và ban đêm lớn có thể gây sốc cho cá nuôi, khiến chúng bỏ ăn và dễ bị tấn công bởi các sinh vật gây bệnh. Ngoài ra, việc xuất hiện đợt không khí lạnh kèm theo mưa lớn vào đầu mùa cũng gây nhiều bất lợi. 

Cá bệnhCá vào thời điểm giao mùa rất nhạy cảm và dễ bị bệnh

Thứ hai, pH trong ao nuôi giảm đột ngột có thể làm tảo chết và không phân hủy được. Tầng đáy ao thiếu oxy do quá tải cũng gây ra lượng lớn khí độc, gây độc cho cá và khiến chúng nổi đầu. Nếu không xử lý kịp thời, có thể dẫn đến tình trạng cá chết hàng loạt. 

Ngoài ra, chất lượng nước cũng thay đổi đột ngột, các chỉ tiêu không thuận lợi cho sự phát triển của cá. Do đó, cá trong giai đoạn này rất yếu và dễ bị stress. Nếu kết hợp với một số yếu tố bất lợi khác như thức ăn, môi trường hay con giống kém chất lượng và không được xử lý, việc cá chết hàng loạt là điều khó tránh khỏi. 

Lưu ý khi chăm sóc cá vào thời điểm giao mùa 

Với ao nuôi 

Để duy trì mực nước trong ao ở mức 1m đến 1,5m, cần thả bèo che 2/3 mặt nước để tạo nơi trú ẩn cho cá. 

Thường xuyên hòa vôi vào ao 2 lần mỗi tháng với liều lượng 12kg/100m2 để khử trùng và diệt khuẩn. 

Cần đắp bờ ao và sửa chữa các vị trí rò rỉ để tránh mất nước hoặc nước từ bên ngoài vào mang theo những mầm bệnh nguy hiểm. 

Đối với việc nuôi cá trong lồng, vệ sinh sạch sẽ và kiểm tra thường xuyên để đảm bảo sự vững chắc. Có thể treo túi vôi ở gốc lồng để phòng bệnh và diệt khuẩn trong khu vực nuôi. 

Với cá nuôi 

Khi nhiệt độ nước trong ao quá cao, cá có thể bỏ ăn, do đó việc cung cấp thức ăn cần được giảm xuống khoảng 50% - 60%, đặc biệt khi trời mưa hoặc áp thấp kéo dài. Chỉ cung cấp đủ lượng thức ăn theo nhu cầu của cá. 

Thường xuyên bổ sung vitamin C và khoáng chất vào ao để tăng sức đề kháng cho cá vượt qua giai đoạn khó khăn này. 

Trong quá trình nuôi, cần trộn vào thức ăn tinh chất tỏi tươi để giúp cá kháng khuẩn tự nhiên và tăng cường hệ miễn dịch. 

Bạn có thể bỏ 5kg đến 7kg lá xoan, cây chuối, cây nhọ nồi, cây nghể, cây rau sam,... thả xuống ao để phòng tránh sự phát triển của các loại vi khuẩn gây hại cho cá và sử dụng chế phẩm sinh học định kỳ để xử lý nước và đáy ao. 

Thường xuyên kiểm tra sức khỏe của cá để có những biện pháp khắc phục phù hợp nhất.

Lồng bè nuôi cáNhà nông cần theo dõi kỹ ao nuôi và cá khi đến thời điểm giao mùa. Ảnh: PQM 

Trên đây là thông tin về những lưu ý khi chăm sóc cá vào thời điểm giao mùa mà Tép Bạc muốn thông tin đến cho bạn đọc. Mong bạn có thêm thật nhiều kiến thức hữu ích để nâng cao sản lượng nhé! 

Đăng ngày 14/11/2023
Đình Hiệp @dinh-hiep
Nuôi trồng

Rủi ro của việc xét nghiệm không đầy đủ trong quy trình kiểm dịch

Quy trình kiểm dịch đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và chất lượng cho các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, và hàng hóa. Đặc biệt trong lĩnh vực nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản, các bước xét nghiệm trong kiểm dịch giúp phát hiện và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, kiểm soát các chất cấm, và đảm bảo sản phẩm đạt chuẩn an toàn thực phẩm.

Thủy
• 10:43 12/12/2024

Phèn ngăn cản việc gây màu nước cho ao nuôi tôm

Trong nuôi tôm, việc gây màu nước là một bước quan trọng để tạo môi trường lý tưởng cho sự phát triển của tôm.

Ao tôm phèn
• 09:54 11/12/2024

Tạo màu nước trong ao để chuẩn bị sang tôm

Việc tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng để chuẩn bị môi trường sống tối ưu trước khi tiến hành sang tôm. Màu nước không chỉ là yếu tố thẩm mỹ mà còn thể hiện chất lượng môi trường ao nuôi. Một màu nước ổn định và phù hợp có thể giúp giảm căng thẳng cho tôm, duy trì hệ sinh thái tự nhiên và ngăn ngừa sự phát triển của các loại vi khuẩn hay sinh vật có hại.

Ao nuôi tôm
• 09:37 11/12/2024

Như thế nào là tôm giống giá rẻ?

"Tôm giống giá rẻ" là cụm từ dùng để chỉ các loại tôm giống được cung cấp với mức giá thấp hơn so với giá trung bình trên thị trường.

Tôm giống
• 10:05 10/12/2024

Rủi ro của việc xét nghiệm không đầy đủ trong quy trình kiểm dịch

Quy trình kiểm dịch đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và chất lượng cho các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, và hàng hóa. Đặc biệt trong lĩnh vực nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản, các bước xét nghiệm trong kiểm dịch giúp phát hiện và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, kiểm soát các chất cấm, và đảm bảo sản phẩm đạt chuẩn an toàn thực phẩm.

Thủy
• 18:44 12/12/2024

Máy cho ăn tự động Farmext Feeder Lite - Công nghệ tinh gọn, nhẹ nhàng chi phí

Giải quyết nỗi lo về chi phí cho người nuôi tôm trong vấn đề cần một thiết bị vừa tiết kiệm nhưng vẫn phải đảm bảo sự hiệu quả. Farmext Feeder Lite – Phiên bản mới chính là giải pháp thông minh, đáp ứng trọn vẹn nhu cầu của bà con. Với mức giá hợp lý, máy vẫn đảm bảo các tính năng hiện đại như điều khiển từ xa, hẹn giờ tự động, giúp việc nuôi tôm trở nên dễ dàng và tối ưu hơn bao giờ hết.

Máy cho tôm ăn
• 18:44 12/12/2024

Giải pháp công nghệ hiện đại trong kiểm soát rận biển trên cá hồi

Rận biển, một loại ký sinh trùng nguy hiểm, đang trở thành vấn đề lớn trong ngành nuôi trồng cá hồi. Chúng không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá mà còn làm giảm năng suất và gia tăng chi phí sản xuất.

Cá hồi
• 18:44 12/12/2024

EHP: Cơn ác mộng của người nuôi tôm

Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm đã đối mặt với nhiều thách thức, trong đó EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) đã nổi lên như một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất.

Tôm bệnh EHP
• 18:44 12/12/2024

Vật chủ trung gian truyền bệnh EHP trên tôm

Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) lây truyền bệnh cho tôm chủ yếu xảy ra qua đường miệng bằng cách ăn phải bào tử các mô, trầm tích và nước bị ô nhiễm. Đồng thời chúng cũng được xác định có ở động vật không xương sống hoang dã như giun nhiều tơ, cua, động vật thân mềm và các loài động vật đáy khác như artemia, v.v. và chúng bị nghi ngờ là vật truyền mầm bệnh cho tôm giữa môi trường hoang dã và hệ thống nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 18:44 12/12/2024
Some text some message..