Những ngày quyết gỡ “thẻ vàng” IUU để xây dựng nghề cá phát triển bền vững

Theo kế hoạch của Bộ NN&PTNT, chương trình đón và làm việc với Đoàn thanh tra của Ủy ban Châu Âu (EC) lần 4 về chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) sẽ diễn ra từ ngày 10 - 18/10/2023.

Ngư dân
Gỡ ‘thẻ vàng” IUU là một nhiệm vụ trọng tâm trước mắt để Việt Nam xây dựng nghề cá phát triển bền vững Ảnh: laodong.vn

Trước đó, trong ngày 18/9/2023, Đoàn công tác của Bộ NN&PTNT do Bộ trưởng Lê Minh Hoan dẫn đầu sang làm việc với các cơ quan của EC tại Bỉ đã khẳng định, gỡ ‘thẻ vàng” IUU là một nhiệm vụ trọng tâm trước mắt để Việt Nam xây dựng nghề cá phát triển bền vững.

Lịch làm việc của Đoàn thanh tra

Đoàn thanh tra của EC dự kiến gồm đại diện Tổng vụ các vấn đề về Biển và Thủy sản (DG-MARE) cùng Phái đoàn EC tại Việt Nam. Thanh tra nhằm đánh giá kết quả triển khai các khuyến nghị của EC về chống đánh bắt IUU, trong đó tập trung kiểm tra các khuyến nghị sau chuyến thanh tra lần 3 vào tháng 10/2022 để đưa ra kết luận có gỡ bỏ hay không cảnh báo ‘thẻ vàng’ với sản phẩm hải sản khai thác của Việt Nam.

Cụ thể, Đoàn đến Việt Nam ngày 10/10, sẽ kiểm tra thực địa và làm việc kỹ thuật từ ngày 10 - 17/10. Trong đó, ngày 11 - 15/10, Đoàn làm việc với Cục Thú y; Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường; một số doanh nghiệp xuất khẩu; kiểm tra thực địa tại cảng cá chỉ định theo Hiệp định về Biện pháp quốc gia có cảng (PSMA) và tại địa phương. Ngày 16 - 17/10, Đoàn làm việc kỹ thuật với Cục Kiểm ngư, Cục Thủy sản, Cục Thú y và Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường cùng một số đơn vị có liên quan.

Tàu cáMột tàu cá ở Quảng Ngãi được lắp đặt thiết bị giám sát hành trình

Ngày 18/10, Đoàn sẽ đối thoại cấp cao với lãnh đạo Bộ NN&PTNT. Bộ nêu rõ mục tiêu làm việc: Tiếp tục khẳng định cam kết mạnh mẽ của Việt Nam chống khai thác IUU, tiến tới hài hòa quy định quốc tế và phát triển bền vững ngành khai thác hải sản Việt Nam.

Đồng thời, tạo được niềm tin và sự hiểu biết lẫn nhau đối với hiện trạng, những nỗ lực và quyết tâm của Việt Nam trong chống khai thác IUU cũng như trong chuyển đổi từ nghề cá nhân dân sang nghề cá có trách nhiệm và phát triển bền vững qua thực thi Luật Thủy sản. Việt Nam chủ động tăng cường hợp tác với EU trong việc thúc đẩy và triển khai có kết quả các khuyến nghị của EC tại "cảnh báo thẻ vàng" IUU.

Việt Nam quyết gỡ "thẻ vàng" với hoạt động thực tế: Không để xảy ra tình trạng tàu cá vi phạm khai thác IUU ở vùng biển nước ngoài. Toàn bộ tàu cá tại địa phương khớp số liệu giữa báo cáo với Cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia (VNFishbase); kiểm soát 100% tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên xuất, nhập bến; giám sát 100% sản lượng hải sản khai thác theo quy định, đặc biệt là khối tàu từ 15m trở lên.

Hướng tới nghề cá phát triển bền vững

Bộ trưởng Lê Minh HoanBộ trưởng Lê Minh Hoan dẫn đầu Đoàn công tác của Bộ NN&PTNT làm việc với các cơ quan của EC tại Brussel, Bỉ ngày 18/9/2023. Ảnh: vnbusiness.vn

Cũng nỗ lực gỡ “thẻ vàng” IUU, Đoàn công tác của Bộ NN&PTNT do Bộ trưởng Lê Minh Hoan dẫn đầu đã sang làm việc với các cơ quan của EC tại Brussel, Bỉ ngày 18/9/2023. Phía EU có Cao ủy Môi trường, đại dương và nghề cá cùng Tổng vụ các vấn đề về Biển và Thủy sản (DG-MARE), Bộ trưởng Lê Minh Hoan nêu rõ quan điểm của Việt Nam xác định chống khai thác IUU là trách nhiệm để giữ uy tín trên trường quốc tế. Gỡ "thẻ vàng" cũng là cơ hội cho ngành khai thác hải sản Việt Nam chuyển đổi từ nghề cá truyền thống, quy mô nhỏ, nhiệt đới, đa nghề, đa loài sang một nghề cá có trách nhiệm, phát triển bền vững.

Thực hiện mục tiêu đã đề ra, Bộ trưởng Lê Minh Hoan giới thiệu, Việt Nam đã xây dựng được khung pháp lý đầy đủ về quản lý nghề cá và chống khai thác IUU. Tổ chức quản lý tàu cá khá hiện đại, đã xây dựng và vận hành Cơ sở dữ liệu quốc gia về tàu cá (đăng ký, đăng kiểm, cấp giấy phép khai thác) kết nối từ Trung ương đến địa phương, liên thông với các lực lượng thực thi pháp luật (Kiểm ngư, Biên phòng, Cảnh sát biển). 

Trên 98% tàu cá hoạt động vùng khơi (có chiều dài từ 15m trở lên) đã được lắp đặt thiết bị giám sát hành trình. Công tác truy xuất nguồn gốc hải sản chuyển biến tốt. Thực thi pháp luật nghiêm túc nên năm 2023, tàu cá vi phạm khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài giảm 84,35% so với năm 2016, chấm dứt tàu cá vi phạm các quốc đảo Thái Bình Dương.

Đặc biệt, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh, Việt Nam đang có chiến lược giảm cường lực khai thác, giảm đội tàu và chuyển sang phát triển nuôi trồng để phát triển ngành thủy sản bền vững.

Trước những kết quả Bộ trưởng Lê Minh Hoan giới thiệu, đại diện EC bày tỏ sự vui mừng về sự hợp tác giữa hai bên không ngừng phát triển và mong muốn hỗ trợ Việt Nam trở thành một hình mẫu của thế giới trong việc phát triển bền vững ngành thủy sản và chống khai thác IUU.

Đăng ngày 02/10/2023
Sáu Nghệ
Góc nhìn

Cá tra năm 2024 và định hướng năm 2025

Hội nghị tổng kết ngành hàng cá tra do Bộ NN&PTNT tổ chức ngày 17/11/2024 cho biết, xuất khẩu năm 2024 đạt 1,56 tỷ USD và đặt mục tiêu năm 2025 tăng lên 2 tỷ USD.

Cá tra
• 11:12 21/11/2024

Phấn đấu ương dưỡng giống cá tra hao hụt dưới 85%

Ương dưỡng giống cá tra hiện nay, tỷ lệ hao hụt trên 90% và Cục Thủy sản đặt mục tiêu phấn đấu trong thời gian tới giảm xuống dưới 85%, tỷ lệ cá sống đạt 15-20%.

Cá tra giống
• 10:09 25/10/2024

Khử trùng nước bằng Ozone tốt hơn tia UV khi nuôi tôm tuần hoàn?

Nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) trong hệ thống tuần hoàn (RAS) đang phát triển ở nhiều nước. Tuy nhiên cũng phát triển nhóm Vibrio gây bệnh cho tôm và thường được sử dụng Ozone hay tia UV để làm giảm lượng vi khuẩn.

Nuôi tôm tuần hoàn
• 09:53 23/10/2024

Phó Thủ tướng yêu cầu xóa tàu cá “3 không” trong tháng 11

Ngày 17/10/2024, Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác IUU họp ở Cà Mau, cho biết cả nước còn hơn 9.300 tàu cá “3 không” (không đăng ký, không đăng kiểm, không cấp phép). Chủ trì cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu trong tháng 11/2024 tập trung xóa hết tàu cá “3 không”

Tàu cá Việt Nam
• 09:25 22/10/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 21:18 22/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 21:18 22/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 21:18 22/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 21:18 22/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 21:18 22/11/2024
Some text some message..