Những phát hiện mới về độc tố trong thức ăn thủy sản

Nghiên cứu giúp trả lời những bất cập về sự xuất hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn đặc biệt dành cho ngành nuôi trồng thủy sản. Và phát hiện những nhân tố gây độc mới trên thức ăn thủy sản ngoài Aflatoxin.

Những phát hiện mới về độc tố trong thức ăn thủy sản
Trong thức ăn thủy sản tồn kho có nhiều độc tố khác ngoài Aflatoxin. Ảnh.LL

Độc tố trong thức ăn thủy sản 

Độc tố trong thức ăn thủy sản là những thành phần có trong thức ăn gây hại đến sức khỏe động vật và làm suy giảm khả năng miễn dịch của chúng. Trong thức thủy sản có rất nhiều hợp chất có khả năng sinh độc nếu chúng được sinh ra từ quá trình bảo quản không đảm bảo hoặc quá hạn sử dụng. Trong đó, các độc chất được sinh ra từ thực vật đặc biệt được quan tâm do tác hại nghiêm trọng của chúng. 

Aflatoxin là độc tố do vi nấm sản sinh tự nhiên bởi một số loài nấm mốc trong giống Aspergillus, đáng chú ý nhất là Aspergillus flavus Aspergillus parasiticus. Các loại nguyên liệu thực vật thường bị nhiễm aflatoxin là ngũ cốc (ngô, kê, lúa miến, gạo, lúa mì), hạt có dầu (lạc, đậu tương, hạt hướng dương), gia vị (ớt, hạt tiêu đen, rau mùi, nghệ, gừng) và các loại quả hoặc hạt khác như hạt dẻ, dừa… Khi được sinh ra, Aflatoxin sẽ tác động đến các cơ quan nội tạng của động vật, đặc biệt là thận và gan. Làm suy giảm chức năng gan, sưng to và tạo ra các khối u trong gan thận.

 

Nhận thức được tác hại của các độc tố nấm mốc trong ngành nuôi trồng thủy sản, các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu và lấy mẫu để tìm ra tình trạng độc tố nấm mốc trong thức ăn nuôi trồng thủy sản tại Đông Nam Á. Các kết quả đã được công bố trên tạp chí Myotootoxin.

Những độc tố mới được tìm thấy

Các loại thức ăn công nghiệp dựa trên nguồn gốc thực vật trong thủy sản không phải là mới lạ, chúng có ý nghĩa đáng kể trong thập kỷ qua do sự thay thế dần dần thành phần protein có nguồn gốc động vật. Tuy nhiên điều này đã làm tăng mối quan ngại về vấn đề nhiễm độc độc tố nấm mốc.

Sự ô nhiễm của thức ăn thủy sản và thức ăn có nguồn gốc thực vật chứa độc tố nấm mốc nói chung thường bị bỏ quên. Vì vậy, mục tiêu của nghiên cứu này là phân tích nguy cơ nhiễm độc tố nấm mốc trong các thành phần thực vật phổ biến được sử dụng cho thức ăn thủy sản.

Trong khoảng thời gian một năm (tháng 1 năm 2016 - tháng 12 năm 2016), các nhà khoa học đã phân tích 175 mẫu protein thực vật khác nhau, phụ phẩm thủy sản và thức ăn trong nuôi trồng thủy sản. Các mẫu được kiểm định đối với các loại độc tố: Aflatoxin (AF) bao gồm aflatoxin B1, B2, G1 và G2; Zearalenone; Trichothecenes loại B (deoxynivalenol (DON); Nivalenol; 3-acetyldeoxynivalenol; 15-acetyldeoxynivalenol và Fusarenon X-glucoside; Fumonisin (Fumonisin B1, B2 và B3); Trichothecenes loại A (T-2 và độc tố HT-2; diacetoxyscirpenol và neosolaniol); và Ochratoxin loại A.

 

Các mẫu có nguồn gốc ở Đông Nam Á được chứng minh rằng tất cả các mẫu thức ăn thành phẩm tồn kho đều đã bị nhiễm độc tố. Mẫu ô nhiễm độc tố đối với thức ăn cho tôm và thức ăn cho cá là khác nhau, có thể phản ánh loại chất lượng nguyên liệu được sử dụng cho các loài khác nhau. Trong khi thức ăn cho tôm chủ yếu chứa Deoxynivalenol (DON), đây là một độc tố nấm mốc điển hình được tìm thấy trong lúa mì; còn thức ăn cho cá chủ yếu chứa Fumonisins, một chất độc điển hình từ bột bắp. Thức ăn cho tôm nói chung bị ô nhiễm với hàm lượng DON thấp nhưng tất cả thức ăn cho tôm đều đồng nhiễm Aflatoxin (AF). Các mẫu thức ăn cho cá thường bị nhiễm nhiều hơn so với thức ăn cho tôm. 

Những dữ liệu này cho thấy sự hiện diện độc tố nấm trong thức ăn có nguồn gốc thực vật và thức ăn thành phẩm tồn kho, các nhà khoa học khẳng định rằng Aflatoxin không phải là độc tố nấm chính trong thức ăn thủy sản.

Độc tố nấm trong thức ăn nuôi trồng thủy sản là rất khó phát hiện do đó cần nhiều nghiên cứu hơn nữa. Tuy nhiên, rõ ràng là mức độc tố tìm thấy trong thức ăn đã có ảnh hưởng tiêu cực đến ngành, ảnh hưởng đến hiệu suất tăng trưởng, hiệu suất sử dụng thức ăn và làm cho động vật thủy sản dễ bị nhiễm bệnh hơn. Mặc dù số lượng nghiên cứu này còn hạn chế và thời gian lấy mẫu ngắn, tuy nhiên nó cũng cho thấy cần tìm ra giải pháp để kiểm tra độc tố trong thức ăn thủy sản có nguồn gốc từ thực vật và độc tố chứa trong hàng tồn kho. Do đó khi sử dụng nguyên liệu thức ăn thủy sản có nguồn gốc thực vật cần kiểm tra và nghiên cứu những độc tố trong thức ăn để đảm bảo thức ăn an toàn.

Đăng ngày 24/05/2018
TRỊ THỦY Lược dịch
Nguyên liệu

Chín nguyên liệu thức ăn thủy sản giàu protein đầy hứa hẹn

Một báo cáo được biên soạn với sự hỗ trợ từ Quỹ Moore của Hatch Blue, đã đi sâu vào chín thành phần thức ăn thủy sản giàu protein hứa hẹn nhất. Theo đó, báo cáo về Thành phần giàu protein mới nổi cho nuôi trồng thủy sản nhằm xác định các thành phần hứa hẹn nhất để bổ sung cho các nguồn protein hiện có, mở rộng giỏ nguyên liệu thô và thu hẹp khoảng cách về protein trong thức ăn thủy sản.

Thức ăn
• 12:31 21/04/2024

Lợi hay hại khi kháng sinh trở nên phổ biến hơn

Trong ngành nuôi trồng thủy sản ngày nay, việc áp dụng các sản phẩm xử lý và cải thiện môi trường bằng kháng sinh là không thể tránh khỏi. Kháng sinh là nhóm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc được tổng hợp trong môi trường nhân tạo, có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm cả các vi khuẩn có hại và lợi.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:08 15/04/2024

Giun biển làm thức ăn thủy sản

Nghiên cứu mới đã cho thấy tiềm năng của giun enchytraeid, loài ăn các vật liệu hữu cơ như rong biển mục nát, như một sự thay thế bền vững hơn cho các thành phần thức ăn thủy sản truyền thống.

Giun biển
• 09:57 15/04/2024

Nên dùng thảo dược nào cho tôm thẻ?

Tập trung tìm kiếm các giải pháp thay thế từ tự nhiên, đó chính là thảo dược!

Thảo dược
• 08:00 10/04/2024

Công nghệ “sông trong ao” nuôi cá trắm cỏ ở Việt Nam

Ngày 24/4/2024, Tép Bạc có bài giới thiệu công nghệ nuôi cá “sông trong ao” (IPRS) do các chuyên gia thủy sản của Hội đồng xuất khẩu đậu nành Hoa Kỳ thực hiện ở nhiều nước trên thế giới, trong đó ở Việt Nam từ năm 2017.

Cá trắm cỏ
• 14:36 04/05/2024

Khả năng tái tạo cơ thể kỳ diệu của sên biển

Năm 2021, một nhóm nghiên cứu ở Nhật Bản đã phát hiện một loài sên biển thuộc họ sacoglossans có khả năng tự tái tạo phần cơ thể đã mất đi chỉ trong khoảng từ 2 đến 3 tuần.

Sên biển
• 14:36 04/05/2024

Cá nhám phơi: Loài cá to lớn có tính tình thân thiện

Sở hữu thân hình to lớn và có phần kỳ dị, nhưng cá nhám phơi lại là một sinh vật biển có tính tình rất hiền lành và thân thiện.

Cá nhám
• 14:36 04/05/2024

Xuất khẩu nông lâm thủy sản tăng mạnh trong 4 tháng đầu năm

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 19,06 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm 2023. Cùng với đó, nhập khẩu nông lâm thủy sản đạt 14,32 tỷ USD. Như vậy, giá trị xuất siêu ngành đạt được 4 tháng là 4,74 tỷ USD, tăng 71,5%.

Tôm thẻ
• 14:36 04/05/2024

Tạt vi sinh cho ao tôm

Trong nuôi tôm, vi sinh mang đến rất nhiều lợi ích cho ao nuôi cũng như vật nuôi sinh trưởng. Nhưng liệu bạn có đang hiểu rõ và sử dụng chúng đúng cách để giúp phát huy hết năng lực của vi sinh mang đến. Cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Ao nuôi tôm
• 14:36 04/05/2024