Khả năng tái tạo bộ phận sinh sản của sên
Loài sên này có tên khoa học là Chromodoris reticulata, sinh sống nhiều tại vùng biển Thái Bình Dương.
Giống như các loài sên trần khác, sên Chromodoris reticulata là sinh vật thân mềm, không xương sống. Chúng có nhiều màu sắc khác nhau, trông chẳng khác gì viên kẹo dẻo hấp dẫn.
Chúng được mệnh danh là loài sên "trinh nguyên" bởi mỗi lần thực hiện thiên chức sinh sản, chúng đều tặng" cho bạn tình cái "ngàn vàng" nguyên vẹn.
Loài sên này là sinh vật biển duy nhất được các nhà khoa học Nhật Bản công bố về khả năng tái bộ phận sinh sản sau mỗi lần "yêu" theo đúng nghĩa đen.
Sau khi giao phối, hai cá thể sẽ tách rời và tạm thời xa nhau. Sên đực từ biệt bạn tình và kéo theo "đồ đã dùng". Sau khoảng 20 phút thì bộ phận sinh sản rụng khỏi thân thể.
Nhà nghiên cứu Sekizawa cho biết: "Bộ phận sinh sản ở sên "trinh nguyên" rụng mất 1/3 sau mỗi lần giao phối và cơ quan này sẽ mọc lại và có kích cỡ như lần đâu".
Việc thay mới bộ phận sinh sản không ảnh hưởng tới đời sống tình dục của loài sên này. Để thay bộ phận mới, hoàn chỉnh, chúng chỉ mất khoảng thời gian là 7 giờ.
Chỉ trong vòng 24 giờ, các nhà khoa học đã chứng kiến một cá thể sên thể giao hoan tới 3 lần và mỗi lần là một bộ phận sinh sản khác nhau.
Mất đầu cũ, mọc đầu mới
Loài sâu Planarian có một khả năng vô cùng đặc biệt, đó là chúng có thể tái sinh lại phần đầu bị đứt, đặc biệt hơn là nó vẫn giữ nguyên trí nhớ trong bộ não mới của mình.
Những con vật kỳ lạ này thường sống dưới nước hoặc trong môi trường ẩm ướt ở trên cạn. Nhờ khả năng tự sinh sôi tế bào gốc nằm linh hoạt, phân bố khắp cơ thể mà khi bị đứt lìa, chúng có thể phát triển thành một con sâu hoàn chỉnh. Điều này khiến chúng trở thành sinh vật lý tưởng cho hình mẫu bất tử.
Đồng thời, dù phần cơ thể bị cắt lìa không mang đầu, nhưng sau khi tái tạo lại hoàn chỉnh, sâu Planarian vẫn giữ nguyên trí nhớ về điều kiện môi trường xung quanh, các vật cản, hay cách di chuyển đã học được.
Bí quyết dịch chuyển tế bào của loài sứa
"Bí quyết” quay ngược bánh xe thời gian của loại sứa trên được các nhà khoa học Mĩ phát hiện là do quá trình tự dịch chuyển tế bào. Chúng có khả năng dịch chuyển từ dạng tế bào này chuyển đổi thành tế bào khác mà không có loại sinh vật nào làm được.
Hiện nay, trên thế giới cũng có một số loại động vật có khả năng đặc biệt này như kì nhông có thể mọc lại tứ chi nhưng không có được sức mạnh để trở nên bất tử như loài sứa này. Không những thế, các nhà khoa học còn phát hiên ra loài sứa turritopsis nutrhicula có khả năng liên tục tái tạo lại toàn bộ cơ thể. Khả năng này hiện vẫn là bí mật của tự nhiên và đang được các nhà khoa học tập trung giải mã để tìm kiếm ra những phương pháp có thể giúp con người trở nên bất tử.
Kỳ nhông Axolotl
Có thể nói là bất tử hoặc không hề bị ảnh hưởng bởi bất kỳ loại vết thương nào, đó chính là khả năng tái tạo đáng kinh ngạc của kỳ giông Axolotl đến từ Mexico.Có thể nói là bất tử hoặc không hề bị ảnh hưởng bởi bất kỳ loại vết thương nào, đó chính là khả năng tái tạo đáng kinh ngạc của kỳ giông Axolotl đến từ Mexico.
Loài động vật này có thể tái tạo lại bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể như tay, chân, trái tim, tủy sống và thậm chí cả bộ não. Thế nhưng, dù khả năng đó siêu cường thế nào thì cũng không thể ngăn loài kỳ giông này dần dần bị tuyệt chủng mà thù phạm không ai khác chính là con người.
Những dòng nước ở Mexico - ngôi nhà của loài Axolotl bị ô nhiễm do quá trình đô thị hóa. Kéo theo đó, những con kỳ giông Axolotl nhỏ bé trở thành thức ăn của các loài cá rô phi, cá chép...