Những sự thật đáng đọc về tôm sú

Tôm sú là loài có giá trị thương phẩm cao trên thị trường Tôm sú (tên khoa học: Penaeus monodon) là một loài động vật giáp xác, sống ở môi trường đại dương và thường được nuôi phổ biến để dùng làm thực phẩm.

Tôm sú
Tôm sú. Ảnh: Tép Bạc

Phân bố

Phạm vi phân bố tự nhiên của loài này khá rộng, chúng có mặt ở các khu vực Ấn-Tây-Thái Bình Dương, trải từ bờ đông châu Phi, bán đảo Ả Rập, đến tận Đông Nam Á và biển Nhật Bản. Ở đông Úc cũng có loài này và một lượng nhỏ tôm sú cũng đi vào Địa Trung Hải (qua kênh đào Suez). Ngoài ra còn có ở Hawaii và bờ biển Đại Tây Dương của Mỹ. 

Đặc điểm, tập tính 

Có thể nhận dạng tôm sú qua những đặc điểm bên ngoài như vỏ dày, trên vỏ có các màu sắc (đỏ, xanh, xám, nâu) xen kẽ nhau, các màu sắc này phân bố chủ yếu ở vùng lưng tôm nên trông chúng rất nổi bật khi quan sát bằng mắt thường. Hơn hết, tùy thuộc vào tầng nước, độ đục, thức ăn mà màu sắc cơ thể của tôm là khác nhau từ màu xanh lá cây, nâu, đỏ, xám, xanh. 

Tôm sú có kích thước lớn hơn rất nhiều so với các loại tôm bình thường khác, trọng lựợng 1 con tôm sú có thể lên đến 650g. Tôm sú thường có chiều dài khoảng 20-25 cm và có thể đạt đến hơn 33cm, nhưng hầu hết tôm sú bán trên thị trường trung bình từ 22 - 28 cm. 

Tôm súTôm sú có những đặc điểm bên ngoài như vỏ dày, trên vỏ có các màu sắc đỏ, xanh,... Ảnh: Tép Bạc

Là loài động vật máu lạnh, mẫn cảm với dịch bệnh nhất là khi thời tiết và môi trường có những biến đổi bất thường. Chúng có tập tính hoạt động và ăn nhiều hơn vào ban đêm. Ưa thích các động vật sống và di chuyển chậm hơn là xác thối rữa hay mảnh vụn hữu cơ, đặc biệt ưa ăn giáp xác, thực vật dưới nước, mảnh vụn hữu cơ, giun nhiều tơ, loại 2 mảnh vỏ, côn trùng.  

Tôm sống ngoài tự nhiên có nguồn thức ăn với 85% là giáp xác, cua nhỏ, động vật nhuyễn thể hai mảnh vỏ, còn lại 15% là cá, giun nhiều tơ, thuỷ sinh vật, mảnh vụn hữu cơ, cát bùn.  

Môi trường sống 

Môi trường sống chủ yếu của loài này là các vùng ven bờ biển (độ sâu < 40m), nhiệt độ thích hợp cho tôm sống khoảng 18 – 30ºC, khi vượt quá ngưỡng nhiệt độ này, tôm sẽ bị rối loạn sinh lý và chết (cùng các biểu hiện như như cong cơ, đục cơ, tôm ít hoạt động, ngừng ăn, hô hấp mạnh). 

Tôm sú là con tôm ở vùng nước lợ, nơi có độ mặn lí tưởng từ 15 – 20%, gặp môi trường nước mặn hơn hay ngọt hơn, tôm vẫn sống được tuy nhiên tôm sẽ khó thích nghi. Độ trong khoảng 30 – 40cm và độ pH từ 7.5 – 8.5 sẽ thích hợp cho việc nuôi tôm sú, nếu pH quá cao hoặc quá thấp so với mức thích hợp sẽ ảnh hưởng lớn đến sự duy trì cân bằng pH của máu trong cơ thể gây bất lợi cho sự sống của tôm.  

Ngoài ra, một yếu tố quan trọng không kém góp phần duy trì hệ đệm của sinh thái ao nuôi là độ kiềm. Có tác dụng làm giảm sự biến động của pH trong nước, hạn chế tác hại của các chất độc có sẵn trong nước, độ kiềm phù hợp với tôm sú từ 80 – 120 mg/l.

Sinh sản

Tôm sú đẻ quanh năm, nhưng tập trung vào hai thời kỳ chính: tháng 3 - 4 và tháng 7 - 10. Con cái có kích thước lớn hơn con đực, khi tôm trưởng thành phân biệt rõ đực cái, thông qua cơ quan sinh dục phụ bên ngoài (tuổi thành thục sinh dục của tôm đực và tôm cái từ tháng thứ 8 trở đi).

Tôm súTôm sú có kích thước lớn hơn rất nhiều so với các loại tôm bình thường khác. Ảnh: Tép Bạc

Con cái sẽ có buồng trứng nằm dọc theo mặt lưng phía trên, hai ống dẫn trứng mở ra ở khớp háng đôi chân ngực thứ 3. Bộ phận chứa túi tinh gồm 2 tấm phồng lên ở đôi chân ngực thứ 4 và thứ 5 dưới bụng. 

Đối với con đực, cơ quan sinh dục chính nằm ở phía trong phần đầu ngực, bên ngoài có cơ quan giao phối phụ nằm ở nhánh ngoài đôi chân ngực thứ 2, lỗ sinh dục đực mở ra hốc háng đôi chân ngực thứ 5 (tinh trùng thuộc dạng chứa trong túi). 

Tôm sú thường đẻ trứng vào ban đêm lúc gần sáng (thường từ 22 – 2 giờ), trứng sau khi đẻ được 14-15 giờ, ở nhiệt độ 27-28ºC sẽ nở thành ấu trùng. Số lượng trứng nhiều hay ít phụ thuộc vào chất lượng buồng trứng và trọng lượng cá thể, trọng lượng lớn cho trứng nhiều hơn. Khi con cái thành thục ngoài tự nhiên có trọng lượng từ 100-300g cho 300.000 -1.200.000 trứng. 

Giá trị dinh dưỡng 

Tôm súTôm sú là loại thực phẩm có nhiều dưỡng chất như protein, canxi, kẽm,...

Tôm sú là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, vitamin, các khoáng chất bổ dưỡng như protein, canxi, kẽm, sắt, magie,…Hơn thế, các món ăn được chế biến từ tôm sú tươi sống được cho là có nhiều tác động tích cực đến sức khỏe của con người như giảm cân, chống ôxy hóa, các bệnh về tim mạch và xương khớp,… 

Chúng thậm chí còn cung cấp các đặc tính có thể chống ung thư vì tôm chứa nhiều chất chống oxy hóa và selenium. Hai khoáng chất này kích hoạt các enzym giúp chống lại các gốc tự do (gốc tự do – liên quan đến nguyên nhân các bệnh ung thư). 

Trên thị trường, tùy theo từng loại mà tôm sú sẽ có từng mức giá khác nhau dao động trong khoảng 120.000 – 400.000 đồng/kg, cụ thể tại Cà Mau tôm sú loại 50 con/kg có giá 140.000 đồng/kg, loại 40 con/kg giá 190.000 đồng/kg, mức giá 270.000 đồng/kg đối với loại 30 con/kg, loại 20 con/kg sẽ có giá 400.000 đồng/kg. 

Đăng ngày 03/03/2023
Nhất Linh @nhat-linh
Tổng hợp

Thú mỏ vịt chính là loài động vật khiến các nhà khoa học cũng phải bối rối

Thú mỏ vịt (Platypus) từ lâu đã trở thành một chủ đề khiến các nhà khoa học phải trầm trồ và bối rối. Đây là một loài động vật với những đặc điểm kết hợp từ nhiều nhóm sinh vật khác nhau, tạo nên một nghịch lý độc đáo trong giới động vật.

Thú mỏ vịt
• 09:37 14/01/2025

Cập nhật thị trường thủy sản qua top 6 các website uy tín dưới đây

Trong ngành nuôi trồng và kinh doanh thủy sản, việc cập nhật thông tin giá cả thị trường không chỉ giúp người nông dân đưa ra quyết định hợp lý mà còn hỗ trợ các doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động sản xuất, xuất khẩu. Nhưng làm thế nào để tìm được nguồn thông tin đáng tin cậy? Bài viết này sẽ giới thiệu đến 6 website uy tín nhất giúp bà con dễ dàng cập nhật giá thủy sản mới nhất và chính xác nhất tại Việt Nam.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:48 13/01/2025

Loài cá được mệnh danh là "phù thủy" dưới đại dương

Cá mặt quỷ không chỉ được thiên nhiên “ưu ái” ban tặng một vẻ ngoài “ma chê quỷ hờn” mà còn sở hữu thêm kỹ năng ngụy trang và phản công bằng nọc độc vô cùng đáng sợ hệt một phù thủy thực thụ dưới đại dương.

Cá mặt quỷ
• 10:47 10/01/2025

Cá cảnh mini: Thú chơi nhỏ nhưng ý nghĩa lớn

Nuôi cá cảnh mini đang trở thành một xu hướng phổ biến, không chỉ bởi sự tiện lợi mà còn nhờ vào giá trị tinh thần mà nó mang lại. Những chú cá nhỏ xinh không chỉ làm đẹp không gian sống mà còn góp phần giảm căng thẳng, tạo cảm giác thư thái cho chủ nhân. Hãy cùng khám phá ý nghĩa đặc biệt của thú chơi này cùng mình nhé!

Cá cảnh mini
• 10:07 09/01/2025

Lý do vì sao xuất khẩu sò điệp của Việt Nam qua Trung Quốc tăng nhanh chóng

Xuất khẩu sò điệp là một trong những lĩnh vực đáng chú ý trong ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt đối với thị trường Trung Quốc. Trong những năm gần đây, xuất khẩu sò điệp từ Việt Nam sang Trung Quốc đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc.

Sò điệp
• 17:36 14/01/2025

Điểm danh các dấu hiệu tôm đang thiếu hụt dinh dưỡng

Tôm là loài sinh vật nhạy cảm với môi trường sống và chế độ dinh dưỡng. Khi thiếu hụt dinh dưỡng, tôm sẽ biểu hiện qua những dấu hiệu rõ rệt trên cơ thể và hành vi. Nhận biết sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh gây thiệt hại nghiêm trọng.

Tôm thẻ chân trắng
• 17:36 14/01/2025

Vì sao nên ưu tiên diệt tảo vào ban đêm thay vì ban ngày?

Tảo hay gọi chung là “thủy sinh thực vật” – một thành phần không thể thiếu trong nuôi tôm. Tuy nhiên, sự phát triển quá mức của tảo (hay hiện tượng nở hoa tảo) lại mang đến nhiều rủi ro, đặc biệt khi xử lý không đúng thời điểm.

Tảo
• 17:36 14/01/2025

Nuôi cá chẽm: Lợi nhuận cao nhờ giá bán ổn định

Cá chẽm, một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, đang trở thành lựa chọn hấp dẫn cho nhiều người nuôi trồng thủy sản. Loài cá này không chỉ nổi tiếng vì chất lượng thịt thơm ngon mà còn nhờ vào giá bán ổn định, mang lại lợi nhuận bền vững cho người nuôi.

Cá chẽm
• 17:36 14/01/2025

Kiểm soát dịch bệnh do virus trên cá rô phi

Cá rô phi là một trong những loài thuỷ sản được nuôi phổ biến nhất trên thế giới, đóng vai trò quan trọng trong kinh tế xã hội và an ninh lương thực. Tuy nhiên, dịch bệnh do virus trên cá rô phi gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và sản lượng. Để đối phó, việc kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh đòi hỏi những chiến lược tổng thể, tích hợp và bền vững.

Cá rô phi
• 17:36 14/01/2025
Some text some message..