Những sự thật “động trời” về thuốc kháng sinh

Một nhà vi trùng học hàng đầu tuyên bố, lượng thuốc kháng sinh chúng ta hấp thu từ thịt và các sản phẩm bơ sữa có thể là nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện bí ẩn của hàng loạt bệnh dịch thời hiện đại, chẳng hạn như bệnh tiểu đường thời thơ ấu, hen suyễn, dị ứng thực phẩm, tự kỷ, eczema hay béo phì.

Đường kháng sinh vào cơ thể
Ngoài đường uống trực tiếp, thuốc kháng sinh đang âm thầm xâm nhập vào cơ thể chúng ta qua dư lượng tồn đọng trong các thực phẩm chế biến từ thịt, trứng, sữa của động vật chăn nuôi. Ảnh minh họa: Alamy

Cho tới hiện tại, quan ngại chính về thuốc kháng sinh là, việc lạm dụng chúng trong y học hiện đại đang tạo ra các chủng vi khuẩn kháng thuốc nguy hiểm. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới năm 2011, mỗi năm ở riêng châu Âu đã có 25.000 người chết vì các nhiễm trùng do những vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh gây ra.

Tuy nhiên, đây không phải là lo lắng duy nhất về thuốc kháng sinh. Theo nhà vi trùng học hàng đầu người Mỹ, tiến sĩ Martin Blaser, ngày càng có nhiều bằng chứng về việc thuốc kháng sinh khiến con người phát phì.

Thuốc kháng sinh làm tăng hấp thu clo, “vỗ béo” người

Trong cuốn sách mới xuất bản của mình, ông Blaser cho biết, sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, các nhà nghiên cứu nông nghiệp đã tiến hành tìm hiểu xem liệu thuốc kháng sinh streptomycin có thể làm giảm tỉ lệ tử vọng ở những con gà nuôi nhốt hay không.

Khi cho những con gà con mới 1 ngày tuổi sử dụng liều cao loại thuốc kháng sinh mới này, họ kinh ngạc phát hiện, họ đã tạo ra một dòng “siêu gà” mới. Những con gà con này không chỉ thoát khỏi những căn bệnh thường tấn công chúng, mà trong 4 tuần còn lớn gấp đôi những cá thể cùng lứa không được dùng streptomycin.

Vào thời điểm đó, người ta vẫn chưa rõ tại sao thuốc kháng sinh mới, vốn được sản xuất để chống vi khuẩn, lại có ảnh hưởng như vậy, nhưng không ai dừng lại để nghiên cứu. Đột phá đã nhanh chóng được ngành công nghiệp chăn nuôi khắp thế giới ứng dụng để tăng năng suất.

Tuy nhiên, hiện nay, gần 70 năm sau, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy, thuốc kháng sinh trong thịt mà chúng ta ăn đang “vỗ béo” chúng ta như trâu bò, lợn, gà và cừu bị ép dùng thuốc để tăng trọng, làm lợi cho các trang trại. Những loại biệt dược này thậm chí có thể là căn nguyên dẫn đến đại dịch béo đang càn quét các nước phát triển.

Một trong những thử nghiệm đầu tiên diễn ra vào năm 1951 từng hé lộ, 10 đứa trẻ sinh non ở Italia, được cho dùng thuốc kháng sinh chlortetracycline hàng ngày đã nặng cân hơn 8% so với những đứa trẻ không dùng thuốc.

Trong cuộc nghiên kéo dài từ năm 1991 – 2006, tiến sĩ Blaser và các cộng sự đã theo dõi tình trạng sức khỏe của 14.500 phụ nữ và con cái của họ. Các chuyên gia nhận thấy, những đưa trẻ sử dụng thuốc kháng sinh trong 6 tháng đầu đời cũng béo hơn nhóm còn lại.

Ông Blaser lí giải, mỗi người chúng ta là nơi dung chứa một “quần xã vi sinh vật” quy tụ tới hơn 100 ngàn tỉ vi sinh vật “thân thiện” với trọng lượng tổng cộng có thể lên tới 2kg. Thuốc kháng sinh có thể thay đổi sự cân bằng phức tạp của môi trường bên trong cơ thể người này, dẫn đến sự biến đổi cách cơ thể xử lý đường và chất béo, khiến chúng ta hấp thu nhiều calo hơn.

Thuốc kháng sinh âm thầm xâm nhập cơ thể người từ thức ăn

Điều đáng lo ngại là, theo tiến sĩ Blaser, không chỉ do con người sử dụng trực tiếp, thuốc kháng sinh đang âm thầm xâm nhập vào cơ thể chúng ta thông qua thức ăn, đồ uống.

Một nghiên cứu công bố năm ngoái trên tạp chí Frontiers in Public Health khẳng định, sự gia tăng chứng béo phì nhanh chóng ở Mỹ trong 20 năm qua thực tế bắt nguồn một phần từ việc đông đảo người dân tiếp xúc lâu dài với một lượng nhỏ thuốc kháng sinh đã xâm nhập vào chuỗi thức ăn của họ trong cùng thời gian.

Các chuyên gia nhận định, khi động vật được cho dùng thuốc kháng sinh, một số biệt dược này có thể vẫn tồn tại trong những sản phẩm chế biến từ cơ thể chúng, như thịt, trứng, sữa, … và đi vào bữa ăn của mỗi hộ gia đình.

Chẳng hạn như, thịt và sữa ở Mỹ và châu Âu có thể được phép chứa tới 100 microgram tetracycline (một kháng sinh phổ rộng cũng dùng cho người) trong mỗi kg thực phẩm. “Điều này đồng nghĩa, một đứa trẻ uống 2 cốc sữa/ngày sẽ tiêu thụ khoảng 50 microgram mỗi ngày, hết ngày này sang ngày khác”, ông Blaser lấy ví dụ.

Và sự tích lũy kháng sinh suốt thời gian dài được cho có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ vi sinh vật bên trong cơ thể chúng ta, dẫn đến những thay đổi có khả năng làm phát sinh bệnh tật, cũng như làm trầm trọng hóa tình trạng trỗi dậy của các chủng vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh.

Vietnamnet/Daily Mail
Đăng ngày 06/06/2014
Tuấn Anh
Khoa học

Các mục tiêu kháng vi-rút tiềm năng trong quá trình nhiễm vi-rút hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, giải trình tự phiên mã đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu tương tác giữa virus và vật chủ. Bằng cách so sánh các hồ sơ biểu hiện gen vật chủ ở các giai đoạn nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu tố chính và những thay đổi trong đường dẫn truyền tín hiệu do nhiễm virus gây ra, giúp nhận định được các chiến lược xâm nhập của virus và cơ chế kháng vi-rút của vật chủ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:53 18/12/2024

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 14:27 16/12/2024

Giải pháp công nghệ hiện đại trong kiểm soát rận biển trên cá hồi

Rận biển, một loại ký sinh trùng nguy hiểm, đang trở thành vấn đề lớn trong ngành nuôi trồng cá hồi. Chúng không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá mà còn làm giảm năng suất và gia tăng chi phí sản xuất.

Cá hồi
• 10:20 12/12/2024

Vật chủ trung gian truyền bệnh EHP trên tôm

Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) lây truyền bệnh cho tôm chủ yếu xảy ra qua đường miệng bằng cách ăn phải bào tử các mô, trầm tích và nước bị ô nhiễm. Đồng thời chúng cũng được xác định có ở động vật không xương sống hoang dã như giun nhiều tơ, cua, động vật thân mềm và các loài động vật đáy khác như artemia, v.v. và chúng bị nghi ngờ là vật truyền mầm bệnh cho tôm giữa môi trường hoang dã và hệ thống nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:18 11/12/2024

Hướng đi xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam

Tôm Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng trên thị trường quốc tế nhờ chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, để gia tăng giá trị thương hiệu và cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm tôm khác trên thế giới, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam là một yếu tố quan trọng.

Tôm thẻ
• 10:15 23/12/2024

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:15 23/12/2024

Mật độ thả giống tối ưu cho từng loại hình nuôi tôm

Mật độ thả giống đóng vai trò then chốt ảnh hưởng đến sức khỏe, tốc độ tăng trưởng, và năng suất thu hoạch. Việc lựa chọn mật độ phù hợp không chỉ dựa trên loại hình nuôi mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện ao, kỹ thuật chăm sóc, và môi trường nước.

Ao nuôi tôm
• 10:15 23/12/2024

Tép hòa vị Tết 2025: Giá trị văn hóa của nghề làm tôm khô

Tết đến, xuân về không chỉ mang theo sắc mai vàng rực rỡ mà còn mang đến không khí nhộn nhịp, tấp nập của những làng nghề truyền thống. Trong số đó, làng nghề làm tôm khô, một đặc sản nổi tiếng của các vùng ven biển Việt Nam lại càng thêm rộn ràng.

tôm khô
• 10:15 23/12/2024

Quảng trường con tôm ở Cà Mau: Tăng vốn đầu tư lên 43 tỷ đồng

Quảng trường Phan Ngọc Hiển tại thành phố Cà Mau đang trở thành một trong những dự án trọng điểm với nhiều thay đổi lớn về diện tích, vốn đầu tư và thời gian thi công. Mới đây, UBND tỉnh Cà Mau đã quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư cho dự án này, tăng vốn đầu tư thêm hơn 43 tỷ đồng và kéo dài thời gian thực hiện đến năm 2026.

Biểu tượng con tôm
• 10:15 23/12/2024
Some text some message..