Niềm tin “Con cá hóa Rồng” sau thời Covid 19

“Niềm tin là cần thiết cho con người. Thật thống khổ cho ai không tin tưởng”, hơn hết lời của Victor Hugo lại thật đúng với thực tiễn của ngành thủy sản hậu đại dịch Covid 19. Những điều đáng suy ngẫm.

phát triển cá tra
Niềm tin con cá hóa rồng sau Covid-19

Đã đến lúc, các thành phần tham gia vào ngành thủy sản phải có niềm tin vào sự tăng trưởng mạnh và chuẩn bị sẵn sàng cho sự tăng trưởng đó. Nói như vậy, không có nghĩa là không đánh giá các rủi ro, thách thức phải đối diện; cũng như chắc chắn phải quan tâm đến tốc độ tăng trưởng “thận trọng” của thị trường, gia tăng nợ xấu, chuỗi cung ứng gián đoạn và nhiều hệ lụy khác tác động không nhỏ đến các thành phần tham gia chuổi sản xuất ngành thủy sản. Nhưng không thể cứ bi quan, lo lắng mãi được! Không thể cứ nhìn sự sụt giảm của ngành trong thời kỳ Covid 19 rồi trăn trở mãi được! Lúc này phải có niềm tin và sự chuẩn bị.

Việt Nam đang khẳng định tầm vóc và vị thế của một quốc gia có trách nhiệm với cộng đồng, đoàn kết, hữu nghị và “an toàn”, bằng những thành công trong cuộc chiến chống dịch Covid 19, đại dịch đang làm rúng động toàn cầu. Thành quả ấy, đã tạo niềm tin rất lớn cho các nhà đầu tư muốn tìm đến Việt Nam nói chung và ngành thủy Sản nước nhà nói riêng.

Nhận định mới đây từ VASEP nêu rõ quan điểm rằng: Các quốc gia chính cạnh tranh với thủy sản Việt Nam, như Ấn Độ và Ecuador, hiện vẫn phải phong tỏa và kiểm dịch để ngăn chặn dịch bệnh Covid 19, giảm 50% sản lượng và xuất khẩu; Indonesia, Philippines và Thái Lan cũng giảm khoảng 30%. Các nước này sẽ có độ trễ đáng kể so với Việt Nam trong việc khôi phục sản xuất để duy trì nguồn cung cho thế giới. Đây là cơ hội tuyệt vời để ngành thủy sản Việt Nam tăng sản lượng, giành thị phần trên thị trường thế giới.

Dịch bệnh lần này, có khởi phát từ Vũ Hán (Trung Quốc), tính đến hiện tại đã lây lan trên 84 quốc gia và vùng lãnh thổ, tổng số ca ghi nhận hơn 4.500.000 người. Nền kinh tế toàn cầu đang dần mất niềm tin với “Công xưởng sản xuất lớn nhất thế giới” - Trung Quốc. Sự an toàn và tươi đẹp của Việt Nam sẽ là lựa chọn hàng đầu cho xu hướng chuyển dịch sản xuất ra khỏi Trung Quốc của nhiều tập đoàn lớn trong và ngoài ngành, kèm theo di chứng của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung.

phục hồi thủy sản

Trong những diễn biến đầy tươi sáng và tin tưởng của cuộc chiến chống dịch Covid, VASEP dự đoán rằng các nhu cầu nguyên liệu thủy sản từ chế biến sơ bộ của Việt Nam sẽ có xu hướng tăng. Sản phẩm thủy sản tiện lợi và giá trị gia tăng được ưa chuộng trên thị trường thế giới. Các ngành công nghiệp hỗ trợ nuôi trồng thủy sản (sản xuất thuốc, hóa chất, vật liệu đóng gói, thiết bị, thiết bị nuôi trồng thủy sản, chế biến, v.v.) có cơ hội phát triển tại Việt Nam, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thủy sản tích cực hơn trong sản xuất.

Mới đây, kết quả Khảo sát niềm tin người tiêu dùng toàn cầu do The Conference Board phối hợp với Nielsen thực hiện càng làm gia tăng thêm niềm tin vào một thị trường khởi sắc sau đại dịch. Khảo sát chỉ ra rằng: Việt Nam tiếp tục xếp tục xếp hàng thứ 4 thế giới vì có người tiêu dùng tích cực nhất trong thời kỳ dịch bệnh Corona, với chỉ số niềm tin là 162. Qua đó, chúng ta hoàn toàn có thể đặt niềm tin vào thị trường hậu Covid 19, một thị trường tăng trưởng và phục hồi mạnh mẽ cho nghề cá Việt Nam, nhất là hướng đi cho ngành cá nội địa.

Tại Hội nghị trực tuyến về Thúc đẩy Sản xuất Nông nghiệp trong điều kiện dịch Covid-19, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường khẳng định: “Ngành nông nghiệp phải đảm nhận nhiệm vụ đặc thù, thúc đẩy sản xuất để giữ đà tăng trưởng, giảm thiểu những tổn thất do dịch Covid-19 gây ra cho nền kinh tế, đồng thời đảm bảo lương thực, thực phẩm cho người dân... Chúng ta phải xác định vai trò của người đứng đầu, sáng tạo, thực hiện “4 tại chỗ” nhằm biến “nguy” thành “cơ” để dành thắng lợi các mục tiêu của ngành".

Suốt chiều dài phát triển của ngành thủy sản nước nhà, các thành phần tham gia vào chuỗi sản xuất nghề cá đã cùng nhau nắm chặt tay đi qua không biết bao lần khủng hoảng, có những lần ngã đau và chập chững đứng dậy như đi lại từ đầu.Nhưng không bao giờ chúng ta bỏ cuộc. Không bao giờ chúng ta nản lòng, bởi chúng ta luôn có niễm tin và đặt mình vào tâm thế sẵn sàng.

Hơn khi nào hết, ngành cá hôm nay đang chập chững bước đi bằng những nỗ lực duy trì và cố gắng không ngừng nghỉ của nhà nước, doanh nghiệp, người nuôi, lực lượng công nhân lao động... Từ thực tiễn của góc nhìn đầy tươi sáng phía trước, chúng ta thật sự đủ tin tưởng vào một sự phát triển và thịnh vượng hơn cho nghề cá, một niềm tin khát khao để “con cá hóa rồng”, hãy sẵn sàng tâm thế đón nhận và chuẩn bị tốt nhất cho sự phát triển này!

Đăng ngày 25/05/2020
Mạnh Kha
Nuôi trồng

Chất độc trong ao nuôi, mối nguy tiềm ẩn đe dọa sức khỏe tôm

Các chất độc phát sinh trong ao nuôi một trong những nguyên nhân khiến tôm còi cọc, stress, chậm phát triển, thậm chí là chết hàng loạt gây thiệt hại không nhỏ cho người nuôi.

Nước ao tôm
• 09:49 21/11/2024

Giảm tiêu hao nguyên liệu sản xuất trong nuôi tôm

Hiệu quả sản xuất luôn là mối quan tâm hàng đầu của người nuôi. Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả là mức độ tiêu hao nguyên liệu sản xuất. Việc giảm tiêu hao không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn tăng lợi nhuận và bảo vệ môi trường. Dưới đây là các phương pháp thiết thực giúp giảm tiêu hao nguyên liệu trong nuôi tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:08 20/11/2024

Chăm sóc quản lý sức khỏe cho cá biển nuôi

Quản lý sức khỏe cho cá biển là một yếu tố quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong các hệ thống nuôi cá biển (như nuôi cá biển trong ao, lồng bè hay trong môi trường biển tự nhiên). Sức khỏe của cá biển có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, từ điều kiện môi trường, thức ăn, cho đến các bệnh lý hay sự thay đổi của hệ sinh thái. Để duy trì sự phát triển và năng suất cao cho cá, cần phải có các biện pháp quản lý sức khỏe hiệu quả.

Nuôi cá trên biển
• 10:19 19/11/2024

Giá tôm tăng trở lại - Niềm vui phấn khởi cho bà con

Trong những ngày gần đây, thị trường tôm nguyên liệu tại các tỉnh như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đã chứng kiến mức tăng giá trở lại. Đây là tín hiệu tích cực, mang lại hy vọng cho người nuôi tôm sau thời gian dài đối mặt với khó khăn. Với đà tăng giá hiện tại, bà con kỳ vọng sẽ có một mùa vụ cuối năm khởi sắc và một cái Tết trọn vẹn niềm vui.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:55 19/11/2024

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 04:58 22/11/2024

Chẩn đoán đúng bệnh: Bí quyết thành công trong nuôi trồng thủy sản

Để có thể hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc chẩn đoán đúng bệnh trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt đối với tôm cá. Ngày hôm nay Tép Bạc đã có buổi trò chuyện giao lưu với TS. Lưu Thị Thanh Trúc, chuyên gia có hơn 20 năm kinh nghiệm giảng dạy và hoạt động trong ngành.

Xét nghiệm kháng sinh đồ
• 04:58 22/11/2024

Cá tra năm 2024 và định hướng năm 2025

Hội nghị tổng kết ngành hàng cá tra do Bộ NN&PTNT tổ chức ngày 17/11/2024 cho biết, xuất khẩu năm 2024 đạt 1,56 tỷ USD và đặt mục tiêu năm 2025 tăng lên 2 tỷ USD.

Cá tra
• 04:58 22/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 04:58 22/11/2024

Loài cá cảnh kiêu sa trong bể nuôi thủy sinh

Cá thần tiên (Angelfish) là một trong những loài cá cảnh nước ngọt được ưa chuộng nhất trong giới chơi cá cảnh. Với dáng bơi duyên dáng, thân hình dẹt độc đáo, và màu sắc rực rỡ, cá thần tiên không chỉ mang đến vẻ đẹp kiêu sa cho bể thủy sinh mà còn là biểu tượng của sự thanh lịch và tinh tế.

Cá thần tiên
• 04:58 22/11/2024
Some text some message..