Niềm tin với biển cả

Mặt trời chưa lên tới đỉnh đầu nhưng nhiều ghe biển lớn nhỏ đã nối đuôi nhau ngao ngán trở vào bờ, phút chốc cửa biển Đá Bạc tấp nập tàu ghe. Khung cảnh tuy có sôi động hơn lúc sáng nhưng man mác một nỗi buồn qua những tiếng thở dài của ngư dân, qua hình ảnh những chiếc ghe chẳng đầy tôm cá.

Tàu cá
Sóng to, gió lớn, những phương tiện nhỏ đành quay vào bờ.

“Sao giờ này vô rồi?" hay "Gió, sóng mạnh quá, không đánh bắt được nhiêu, chạy vô luôn!”, là những câu nói dễ bắt gặp khi đến cửa biển nơi đây vào những ngày này. Gió mạnh, sóng lớn, chiếc vỏ nhỏ không kham được, mới gần 10 giờ sáng, vợ chồng ông Võ Văn Dũng (ấp Kinh Hòn Bắc, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời) đành vào bờ. Vậy là, hôm nay coi như chẳng thu được bao nhiêu. Chừng ấy thứ đánh bắt được, bán cho vựa có trăm ngoài ngàn, trừ tiền xăng dầu còn được vài chục, đủ mua vài ký gạo, còn công sức coi như bỏ.

Đang gỡ, cuốn lại từng tay lưới, ông Dũng buồn bã cho biết: “Nghề lưới chong đèn câu mực của tôi thường làm ăn được vào những tháng này. Nhưng thời tiết năm nay ngộ quá, hổm rày gió mạnh, sóng lớn, phương tiện của mình thì nhỏ nên đâu dám ra khơi đánh bắt. Bà con ở đây ai cũng vậy, vừa non buổi trưa một chút là vô cả rồi, bình thường thời tiết thuận lợi là tầm 5-6 giờ chiều, mặt trời lặn mới vô bờ”.

Ông Dũng bảo, những năm gần đây, những ngư dân làm nghề biển gần bờ như ông gặp vô vàn khó khăn. Phương tiện khai thác đông như kiến, trong khi tôm, cá, mực đâu còn dồi dào như xưa. Ghe lớn, phương tiện hiện đại làm còn có cái ăn, những ngư dân dùng vỏ máy ra khơi như ông thì chuyện đánh bắt được nhiều hay ít chỉ biết trông chờ vào may rủi. Không những thế, chưa khi nào ông Dũng thấy hạn hán khốc liệt như cái hạn năm nay. Hồi trước, mỗi lần ra khơi vào bờ là chạy theo con kênh Hậu 16 đậu vỏ được trước nhà, còn mấy tháng nay, kênh rạch trơ đáy đành phải đậu tạm cạnh mé trong cửa biển.

Chiếc vỏ nhỏ, thô sơ nhưng là của quý nhất với gia đình ông Dũng, vì là cần câu duy nhất để mưu sinh. Vậy là tối tối, ông Dũng lại một mình ra giữ chiếc vỏ, ngủ tạm trên những khúc tre được ghép lại thành giường, miếng bạt cao su giăng ngang và cái mền nhỏ đắp để đỡ lạnh.

Quê gốc ông Dũng ở tận Trà Vinh. Những năm 80, biết được xứ Cà Mau biển bạc, rừng vàng, ông Dũng quyết định đưa vợ con đến làng biển này lập nghiệp. Có được cái ăn cái mặc, cuộc sống gia đình tạm gọi là ổn định như bây giờ, ông biết đều nhờ lộc từ biển cả.

Hướng mắt ra cửa biển mênh mông, lòng ông Dũng bồi hồi đầy xúc động nhớ về thuở hào quang của nghề: “Hồi đó, phải nói nghề biển dễ kiếm tiền như chơi. Vài tiếng thả lưới kéo lên là thấy tôm đỏ cả mắt, ham lắm”. Nhờ biển mà ông trụ được ở vùng đất xa xôi, hẻo lánh một thời này, rồi các con ông lớn lên cũng theo nghề biển, dựa vào biển mà lo toan được cuộc sống.

Mới 9 giờ sáng mà ông Huỳnh Văn Chiến (ấp Kinh Hòn, xã Khánh Bình Tây) cũng đành cho ghe vào bờ. Ông Chiến cho biết: “Gió mạnh cấp 7, cấp 8, sóng lớn quá, chịu không nổi, phải quay vào bờ cho chắc”. So với ông Dũng, đợt ra khơi này của ông Chiến tuy vào sớm hơn thường lệ cả tuần vì thời tiết khó khăn nhưng cũng có được chút niềm vui khi sau 3 ngày đêm vất vả trên biển cũng đem về thu nhập 20 triệu đồng. Trừ chi phí, tiền thuê bạn cũng còn được mười mấy triệu.  

25 năm sinh sống nơi đất người cũng là ngần ấy năm ông Chiến gắn liền với nghề biển. Từ làm thuê để học nghề, rồi đánh bắt trên chiếc xuồng nhỏ, sau đó sắm được ghe, mở rộng từ từ và sở hữu được 2 chiếc ghe có công suất 15-30 CV làm nghề lưới bao, lưới chong đèn câu mực như bây giờ. Thấy nghề biển dễ sống nếu chịu làm, chịu cực khổ, vậy là các con của ông học chưa mãn cấp 2 đã nối gót theo cha học nghề biển. Và bây giờ, ông truyền nghề, giao phương tiện lại cho đứa con trai út để ra khơi. Chỉ khi nào thiếu ngư phủ đi biển, ông Chiến mới đi cùng, vì sức khoẻ ở tuổi 68 không còn chịu đựng nổi với sóng biển như trước.

Nghề biển tuy may rủi nhưng ông Chiến vẫn thầm cảm ơn biển cả đã giúp ông có được cuộc sống hôm nay. Ông bảo: “Có khi cũng trúng lắm, như chuyến biển dịp tết hàng năm, 1 chiếc ghe thu nhập cả trăm triệu đồng. Tuy nói sản lượng đúng là không còn nhiều như mấy chục năm trước, nhưng mình chịu khó thì trời cũng đãi. Tôi cũng sắp mua được chỗ ở riêng của mình, tích góp được một mớ vốn, hy vọng được Nhà nước hỗ trợ sẽ nâng cấp phương tiện có công suất lớn hơn để yên tâm ra khơi đánh bắt”.

Dở tay sắp xếp lại đồ nghề, anh Nguyễn Văn Vững (ấp Kinh Hòn, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời) than: “Ghe lưới chong đèn câu mực của tôi mới ra khơi hôm qua, sáng nay đã phải vô rồi, sóng gió lớn quá không đánh bắt được, lỗ chi phí cả 5 triệu bạc. Kiểu này, phải cho ghe nằm chờ thôi, khi nào bớt gió mới dám ra lại”.

Anh Trần Văn Nhứt, chủ vựa thu mua Diễm - Nhứt (ấp Kinh Hòn, xã Khánh Bình Tây) cho biết: “Sản lượng thu mua những năm gần đây, đặc biệt là đầu năm mới đến nay giảm mạnh. Hồi đó, 1 ngày thu mua 2-3 tấn cá mực các loại, còn hiện nay chỉ được 200-300 kg. 2-3 ngày mới gom đủ số lượng chở lên TP Hồ Chí Minh giao đại lý thu mua”.

Với những ngư dân làm nghề lưới câu mực, lưới cá, lưới tôm, đợt ra khơi những tháng đầu năm mới không như mong đợi nhưng lại là thời gian làm ăn được của những ngư dân làm nghề lưới đánh bắt cá cơm. Hướng dẫn các con phơi cá cơm cho đảm bảo chất lượng, ông Quách Văn Xược vui mừng cho biết: “Hổm nay, phương tiện đánh bắt cá cơm của tôi và cả các con ở riêng đều trúng cá cơm. Bình quân mỗi ngày đánh bắt cả trăm ký cá cơm khô, cá cơm khô có giá từ 160-170 ngàn đồng nên mỗi ngày thu nhập mười mấy triệu đồng. Như hôm qua, bán rồi được 17 triệu đồng. Tính ra chưa giáp tháng mà được trăm triệu đồng rồi”.

Để có được ngần ấy thu nhập, các con của ông Xược phải đánh bắt ra tới tận các cửa biển ở Khánh Hội, Hương Mai, Sông Đốc. Ông Xược tâm tình, nhờ trời thương nên sản lượng từ biển tuy có giảm nhưng riêng gia đình ông cũng có được thu nhập khá sau mỗi chuyến ra khơi. Cùng với biết tích luỹ nên sắm được phương tiện lớn hơn, hiệu quả đánh bắt cũng nhiều hơn trước. Mãn mùa cá cơm, gia đình ông lại quay sang làm nghề đẩy ruốc. Vậy là, lao động và sinh sống dựa vào biển quanh năm. Biển cả trở thành máu thịt không thể tách rời với gia đình ông.

Nghề biển, nghề của bao khó khăn, hiểm nguy. Nhưng biển cả cũng đã đem lại miếng cơm manh áo cho bao lớp ngư dân và là nơi gieo niềm tin cuộc sống cho những thế hệ tương lai, nếu con người biết khai thác gắn với bảo tồn những giá trị của biển cả.

Báo Cà Mau
Đăng ngày 11/03/2020
Ngọc Minh
Đánh bắt

Một số quy định mới về xử phạt vi phạm bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Ngày 05 tháng 4 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định 38/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản. Theo đó Nghị định này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 20/5/2024. Đối với lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản, quy định xử phạt vi phạm cụ thể như sau:

Đánh bắt cá
• 10:28 10/05/2024

Sử dụng đèn LED chuyên dụng trên tàu cá

Hiện nay, việc sử dụng đèn LED trong khai thác thủy sản chưa phổ biến và còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai. Ngư dân vẫn dùng đèn huỳnh quang, bóng đèn led cao áp như một thói quen, do còn e ngại vào những thiết bị, giải pháp mới, chi phí đầu tư lớn,…

Đèn LED tàu cá
• 13:58 09/05/2024

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác chống khai thác IUU

Từ năm 2017 đến nay, các cấp, các ngành, Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác IUU đã có nhiều nỗ lực trong tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật. Xây dựng hệ thống theo dõi, kiểm soát, giám sát tàu cá, đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước, giảm dần số vụ vi phạm.Tuy nhiên, phát triển ngành thủy sản Việt Nam chưa bền vững, chưa gỡ được cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban châu Âu, chưa tuân thủ đầy đủ quy định chống khai thác IUU...

Đánh bắt xa bờ
• 09:39 08/05/2024

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Các loài cá nước ngọt dễ nuôi mang giá trị kinh tế cao hiện nay

Việt Nam là quê hương sinh sống của nhiều loài cá nước ngọt đa dạng và phong phú. Đặc tính của các loại cá nước ngọt là dễ chăm sóc và có giá trị kinh tế cao đối với ngành thủy sản của nước ta. Ngoài ra, thịt của chúng thường mang hương vị đặc trưng, ngon và bổ dưỡng.

Ao cá nước ngọt
• 10:54 14/05/2024

Phân biệt chất lượng màu nước trong nuôi tôm

Dựa vào màu nước trong ao nuôi tôm bà con có thể nhận định được chất lượng nước, cũng như tình trạng ao tôm và đòi hỏi người nuôi phải có kiến thức để từ đó nhận biết chính xác và có phương án điều chỉnh kịp thời để đảm bảo môi trường tốt nhất cho tôm sinh trưởng và phát triển.

Màu nước ao nuôi
• 10:54 14/05/2024

Hiện tượng chạy quạt xuất hiện bọt trong ao nuôi tôm

Khi quạt hoạt động trong ao nuôi tôm, một hiện tượng thường gặp là sự xuất hiện của bọt trên mặt nước. Điều này thường gây ra sự tò mò và lo ngại cho những người tham gia trong ngành nuôi trồng thủy sản.

Ao tôm
• 10:54 14/05/2024

Tại sao tôm Việt Nam lại thất thế cạnh tranh hơn tôm Ecuador

Trên thị trường thế giới, ngành công nghiệp tôm đang trải qua một cuộc cạnh tranh đầy khốc liệt, và trong số đó, tôm Việt Nam đang phải đối mặt với một thách thức mới từ đối thủ mạnh mẽ: tôm Ecuador. Trong những năm gần đây, tôm Ecuador đã nổi lên như một hiện tượng, thu hút sự chú ý của các nhà nhập khẩu và người tiêu dùng trên toàn cầu.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:54 14/05/2024

Cơ hội và tiềm năng phục hồi cho thủy sản Việt Nam

Trong bối cảnh đầy thách thức của thị trường thế giới, ngành thuỷ sản Việt Nam đang đối diện với những cơ hội và tiềm năng phục hồi đáng kể. Từ những thách thức về môi trường kinh doanh đến áp lực từ các yêu cầu xuất khẩu quốc tế, ngành này đang tìm kiếm những lối đi mới để phát triển một cách bền vững và hiệu quả.

Thu hoạch tôm
• 10:54 14/05/2024