Ninh Bình: Dự án xây dựng "bức tường" khổng lồ tránh sóng

Trước những diễn biến khó lường của thiên tai, công tác phòng, chống hơn lúc nào hết cần được nâng cao một cách chuyên nghiệp, bài bản.

đê chắn sóng
Dự án xây dựng đê Bình Minh 4 ở Ninh Bình dài 17km, như một bức tường "khổng lồ" chắn sóng. Ảnh: DT

Tỉnh Ninh Bình đã và đang tiến hành dự án xây dựng đê Bình Minh 4 dài 17km, như một bức tường "khổng lồ" chắn sóng, gió bão cấp 12, giúp lấn thêm hàng trăm ha về phía biển để phát triển kinh tế. Dự án do Sở NN&PTNT tỉnh Ninh Bình làm chủ đầu tư. Đây được xem là dự án trọng điểm của tỉnh Ninh Bình, quai đê lấn thêm hàng trăm ha đất về phía biển, mở rộng vùng bãi nuôi trồng thủy sản, bảo vệ khu vực đê Bình Minh 3 (đã xây dựng trước đó).

Dự án đê Bình Minh 4 khi hoàn thành sẽ tạo điều kiện thuận lợi phục vụ công tác giãn dân, phát triển kinh tế, xã hội, ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; chống lụt, bão và cứu hộ đê điều khi có sự cố.

Đại diện Ban quản lý và đầu tư dự án nông nghiệp (Sở NN&PTNT tỉnh Ninh Bình) cho biết, sau khi dự án được phê duyệt, Ban quản lý đã lựa chọn những nhà thầu có kinh nghiệm, năng lực, được Bộ NN&PTNT phê duyệt. "Công tác lựa chọn nhà thầu xây lắp được tiến hành công khai, minh bạch, nhà thầu được lựa chọn có kinh nghiệm thi công lâu năm trong lĩnh vực tương tự, đảm bảo chất lượng về kỹ thuật, mỹ thuật, tiến độ" - đại diện chủ đầu tư cho hay.

đê chắn sóng
Dự án việc xây dựng đê biển tránh sóng là vô cùng cần thiết ở các tỉnh ven biển nhằm phát triển kinh tế và hạn chế ảnh hưởng của thiên tai và biến đổi khí hậu. Ảnh: DT

Dự án tuyến đê Bình Minh 4 được triển khai xây dựng bắt đầu từ cửa sông Đáy đến đường ra Trạm Kiểm soát biên phòng Cồn Nổi có chiều dài hơn 17km. Đê được thiết kế gồm: tường chắn sóng phía biển có cao trình đỉnh +5,50m tương ứng chắn gió bão cấp 12, kết cấu bằng bê tông cốt thép. Phần mặt đê kết hợp đường giao thông được gia cố bằng các lớp: đất đầm nện, cấp phối đá dăm, cát đệm, bê tông.

Trên tuyến đê Bình Minh 4 xây dựng 7 cống trên đê đấu trục thẳng với các cống trên đê Bình Minh 3 và 24 cống trên đường thi công, đáp ứng việc nuôi, trồng thủy sản của nhân dân trong vùng.

Trong quá trình triển khai, chủ đầu tư luôn có cán bộ giám sát theo dõi các gói thầu, kiểm tra chất lượng thi công – theo Đại diện Ban quản lý và đầu tư dự án nông nghiệp. 

Đến thời điểm hiện tại công trình đã hoàn thành được khoảng 60% trên tổng khối lượng của dự án. Do là dự án đê lấn biển nên trong quá trình thi công bị ảnh hưởng bởi sóng biển và nước thủy triều, đơn vị thi công gặp nhiều khó khăn. Nhà thầu đang cố gắng đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành dự án trong năm 2022. 

Nhìn chung, dự án việc xây dựng đê biển tránh sóng là vô cùng cần thiết ở các tỉnh ven biển nhằm phát triển kinh tế và hạn chế ảnh hưởng của thiên tai và biến đổi khí hậu.

Đăng ngày 31/05/2022
Nhất Linh @nhat-linh
Nông thôn

Bình Định: Sản lượng thủy sản năm 2024 tăng 2,7% (tăng 7.647,7 tấn) so với năm 2023

Trong năm 2024, tỉnh Bình Đinh tiếp tục tăng cường công tác nuôi trồng, khai thác thủy sản gắn với các biện pháp bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản; nhân rộng các mô hình nuôi tôm công nghệ cao tại một số địa phương ven biển.

Cá ngừ
• 09:47 20/01/2025

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 10:11 10/01/2025

Nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch: Xu hướng bền vững cho năm 2025

Trong bối cảnh toàn cầu hướng tới phát triển bền vững, Việt Nam đang chứng kiến sự trỗi dậy của các mô hình kết hợp kinh tế và bảo vệ môi trường. Một trong số đó là "nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch" – giải pháp mang lại lợi ích kép.

Mô hình nuôi
• 09:39 02/01/2025

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 13:45 26/12/2024

Nhu cầu tiêu thụ thủy sản hữu cơ tại các nước phát triển

Trong xu hướng tiêu dùng bên vực, ngày càng nhiều quốc gia phát triển chú trọng đến sản phẩm hữu cơ, bao gồm cả thủy sản. Sản phẩm hữu cơ được đánh giá cao nhờ quy trình sản xuất an toàn, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và giảm thiểu tác động đến môi trường.

Thủy sản
• 04:39 28/01/2025

Lợi ích kinh tế và mô hình nuôi cá lóc hiệu quả cho nông dân

Trong bối cảnh phát triển bền vững ngành nông nghiệp, việc kết hợp giữa nuôi trồng thủy sản và canh tác truyền thống đang trở thành xu hướng.

Nuôi cá lóc
• 04:39 28/01/2025

Khoáng tạt và khoáng trộn: Ưu và nhược điểm từng loại

Trong nuôi tôm, cung cấp đầy đủ khoáng chất là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển và sinh trưởng đồng đều của tôm. Hiện nay, người nuôi thường sử dụng hai hình thức bổ sung khoáng chất: khoáng tạt và khoáng trộn. Mỗi hình thức đều có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với tùy tình huống và mục đích sử dụng.

Khoáng cho tôm
• 04:39 28/01/2025

Tép hòa vị Tết 2025: Cách làm chả cá thác lác dai ngon đúng chuẩn cho ngày Tết

Chả cá thác lác là món ăn quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam, nổi bật với hương vị thơm ngon, dai giòn đặc trưng và cực kỳ bổ dưỡng. Làm chả cá thác lác tưởng chừng đơn giản nhưng để đạt được độ dai ngon đúng chuẩn, người làm cần nắm rõ từng bước từ chọn nguyên liệu đến chế biến.

Chả cá thác lác
• 04:39 28/01/2025

Áp dụng nhiều công nghệ mới để chống khai thác IUU

Sáng ngày 14/1/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị lần thứ 12 về chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu lần thứ 5. Phó Thủ tướng chỉ đạo, áp dụng nhiều công nghệ mới để tăng cường quản lý đội tàu cá. Một số chuyên gia cho biết, Ấn Độ đã sử dụng máy bay không người lái để giám sát tàu cá, ngăn chặn khai thác IUU.

Tàu thuyền
• 04:39 28/01/2025
Some text some message..