Ninh Bình: Khẩn trương chống rét cho thủy sản

Đợt rét đậm, rét hại với nền nhiệt độ có khi xuống tới 6 - 7 độ C những ngày này đang ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp. ở một số địa phương trong tỉnh Ninh Bình đã xuất hiện tình trạng cá chết rải rác. Các địa phương đang cùng với ngành chức năng tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn người dân chống rét nhằm giảm thiểu những thiệt hại do rét gây ra đối với nuôi trồng thủy sản.

cá chim trắng chết
Cá chim trắng chết hàng loạt tại đầm cá của gia đình anh Đỗ Quang Hiệp, tổ dân phố Đồi Cao, phường Yên Bình (thành phố Tam Điệp).

Xuất hiện cá chết rải rác do rét

Dưới cái rét 6 - 7 độ C như chích vào da thịt, nhưng chạy dọc vùng ruộng chuyển đổi nuôi cá lúa của phường Yên Bình (thành phố Tam Điệp), một số chủ đầm vẫn cắn răng lội đầm kéo cá “chạy rét”. Anh Đỗ Quang Hiệp, chủ đầm cá ở tổ dân phố Đồi Cao mặt tím tái vì rét, bê thùng cá chim vừa đi vớt dưới đầm lên đổ thành một đống trên bờ.

Anh Hiệp cho biết: Năm nay dự báo mùa đông ấm nên gia đình tôi thả nuôi khá nhiều cá chim. Đây là một loại cá chịu rét kém nên dù trước đó tôi đã chủ động phòng tránh rét cho cá theo cách dân gian như thả thêm bèo, nâng mực nước nhưng cá vẫn chết. Không còn cách nào khác, tôi phải huy động gia đình và nhờ hàng xóm sang vớt hết những con cá chết trong ao, với hy vọng bán được ít nào hay ít đó.

Nhìn những con cá được vớt lên đổ đống trên bờ, anh Hiệp không khỏi xót xa: con nhỏ cũng 5 lạng, còn lại đều sàn sàn 8 lạng - 1kg, ngày thường giá cũng phải 35 - 40 nghìn đồng/1kg nhưng nay bán tống bán tháo chỉ 18 - 20 nghìn đồng/1kg. Đấy là cá to chứ cá bé thì đành phải cho bà con quanh xóm mang về nấu cám cho lợn ăn.

Đến thời điểm này, một số loại cá chịu rét kém là cá chim, rô phi, trôi, sộp trong ao nhà ông Trương Quang Sức (ở phường Yên Bình cũng đã có hiện tượng chết rải rác. Ông Sức cho biết: Hai ngày nay, mỗi ngày tôi cũng vớt được khoảng 20 - 30kg cá chết. Hiện gia đình đang bơm thêm nước cũng như thả thêm bèo vào ao hy vọng giữ được hơn 2 tấn cá để qua Tết mới xuất bán.

Tăng cường các biện pháp bảo vệ đàn thủy sản

Đại diện Chi cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp & PTNT cho biết: Để người dân chủ động chống rét cho cá, ngay từ đầu mùa đông, Chi cục đã có văn bản đề nghị các phòng, ban chuyên môn của các địa phương chỉ đạo, đôn đốc tích cực tuyên truyền đến người dân nâng cao nhận thức và áp dụng các biện pháp phòng, chống rét thủy sản.

Tuy nhiên, những ngày qua do nhiệt độ hạ quá thấp và đột ngột nên đã xảy ra hiện tượng cá chết rải rác, chủ yếu trên các đối tượng chịu rét kém như cá chim, rô phi.

Hiện, Chi cục đang phối hợp chặt chẽ với các địa phương tiếp tục đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn các hộ khẩn trương phòng, chống rét cho cá nhằm hạn chế tối đa thiệt hại.

Chi cục khuyến cáo: Dự báo những ngày tới thời tiết vẫn rét đậm, rét hại nếu các hộ không chủ động chống rét cho cá có thể sẽ bị chết hàng loạt.

Do vậy, các hộ dân cần khẩn trương áp dụng các biện pháp sau để bảo vệ an toàn cho đàn cá: Duy trì mực nước ao từ 2,5 - 3m; che phủ ni-lông hoặc thả bèo tây trên mặt ao về phía Bắc để ngăn gió; dùng các sọt đan bằng tre lấy rơm rạ dùng nước vôi phun vào sát trùng, phơi thật khô ấn đầy vào sọt, cắm cọc đơm sọt xuống đáy ao để cá chui vào sọt tránh rét; cũng có thể sử dụng chảo rang hun trấu để tạo nhiệt độ ấm cục bộ trong ao. Ngừng cho ăn khi nhiệt độ xuống dưới 20 độ C, không đưa phân súc vật xuống ao.

Sau rét, tranh thủ nắng ấm trên 20 độ C có thể cho cá ăn, bổ sung vitamin C, B Complex để tăng sức đề kháng cho cá. Với đàn cá rô phi, chim trắng khả năng chịu rét kém cần chủ động thu hoạch khi cá đạt biểu, tránh thiệt hại khi rét đậm, rét hại kéo dài.

Báo Ninh Bình, 27/01/2016
Đăng ngày 28/01/2016
Hà Phương
Nuôi trồng

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:19 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 11:36 14/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 11:00 13/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 10:52 13/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 06:04 16/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 06:04 16/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 06:04 16/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 06:04 16/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 06:04 16/11/2024
Some text some message..