Ninh Thuận: Giảm thiệt hại dịch bệnh nhờ chủ động phòng chống

Nhờ việc chủ động và ý thức của người nuôi tôm trong công tác phòng chống dịch bệnh năm 2017 bệnh hoại tử gan tụy cấp đã giảm nhiều so với mọi năm.

Ninh Thuận: Giảm thiệt hại dịch bệnh nhờ chủ động phòng chống
Giảm thiệt hại dịch bệnh nhờ chủ động phòng chống. Ảnh minh họa: Internet

Về đánh giá chung: tỷ lệ dịch bệnh 8,97% thấp hơn tỷ lệ dịch bệnh các năm (10%) và thấp hơn tỷ lệ bình quân chung cả nước (13%), đa phần bà con nuôi tôm thành công, có lãi, được sản lượng, giá bán ổn định, những ao nuôi bị bệnh đa phần cũng có sản lượng thu hoạch do bị bệnh khi tôm đã lớn.

Toàn tỉnh có 1450 ha ao nuôi thủy sản mặn lợ, trong năm 2017 chỉ thả nuôi tôm là 929,23/1450ha chiếm 64,08% diện tích đìa nuôi, số diện tích còn lại bỏ nghỉ và nuôi nhỏ lẽ các đối tượng khác như ốc hương, cá mú, cá chẽm, cua…

Thời tiết, khí hậu năm 2017 khá thuận lợi cho nuôi tôm, tuy nhiên vào những thời điểm giao mùa trong năm như: các đợt không khí lạnh ở những tháng đầu năm gây ra mưa rào hoặc vào thời điểm mùa mưa giữa tháng 9, tháng 10 có những đợt mưa lớn kéo dài hoặc nắng mưa bất thường làm suy giảm sức đề kháng của đàn tôm, cũng là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh phát triển mạnh dẫn đến tôm bị bệnh.

Diện tích tôm bị bệnh trong năm là 83,34ha chiếm 8,97% diện tích thả nuôi; trong đó, có các loại bệnh nguy hiểm như: bệnh thân đỏ đốm trắng (WSSV) là 50,21ha, chiếm 5,40% diện tích thả nuôi; bệnh Hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) là 33,13ha, chiếm 3,57% diện tích thả nuôi. Đối tượng mắc bệnh là tôm sú và tôm thẻ  xảy ra tập trung trong thời gian nuôi từ 10 đến 55 ngày sau khi thả giống với dấu hiệu gan tôm nhũn vỡ hoặc sưng to, suy thoái tuyến gan tụy, tập trung ở 2 vùng nuôi trọng điểm của tỉnh là khu vực Đầm Nại - huyện Ninh Hải và khu vực nuôi tôm trên đất cát từ An Hải - huyện Ninh Phước đến Phước Dinh - huyện Thuận Nam.

Chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh, ngay từ đầu năm, Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã tổ chức các lớp tập huấn đến bà con nuôi tôm về các biện pháp phòng chống dịch bệnh như thiết kế ao đìa, các mô hình tổ chức sản xuất, xét nghiệm các loại bệnh nguy hiểm trên tôm giống trước khi thả nuôi, các dấu hiệu nhận biết dịch bệnh trong ao nuôi, thực hiện khoanh vùng cách ly, xử lý ổ dịch để tránh lây lan ra diện rộng…; đồng thời phối hợp với Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh động vật các huyện để xác định các vùng nuôi, các khu vực kênh mương bị ô nhiễm, có nguy cơ mang mầm bệnh vào các ao nuôi, sau đó dùng hóa chất để xử lý tiêu độc khử trùng tránh lây nhiễm mầm bệnh vào các ao nuôi. Chi cục cũng đã xây dựng mạng lưới cộng tác viên tại các khu vực nuôi, cùng với cán bộ thú y, thú y cơ sở để thường xuyên giám sát, phát hiện sớm các ổ dịch bệnh; xây dựng kế hoạch chủ động thu mẫu giám sát vùng nuôi, đã thực hiện thu 150 mẫu tôm các ao nuôi để xét nghiệm các bệnh nguy hiểm (kết quả phát hiện có 26 mẫu dương tính với bệnh đốm trắng (WSSV) - chiếm tỷ lệ 17,33% và 22 mẫu dương tính với bệnh vi bào tử trùng (EHP) - chiếm 14,67%). Chi cục đã kịp thời thông báo sớm đến các ao nuôi, các địa phương có mẫu tôm bị nhiễm bệnh để triển khai các biện pháp khoanh vùng, phòng chống dịch bệnh. Trong năm 2017, Chi cục Chăn nuôi & Thú y phối hợp với Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh động vật các huyện đã sử dụng 7.892kg hóa chất Chlorine để tiêu độc khử trùng kênh mương các vùng nuôi và 19.880kg hóa chất Chlorine để xử lý cho 83,34ha đìa nuôi tôm bị mắc bệnh, xử lý kịp thời đối với các ổ dịch bệnh để không lây lan mầm bệnh ra môi trường và các ao nuôi lân cận.

Đăng ngày 16/01/2018
Đặng Văn Hiệp-Chi cục Thú y Tỉnh Ninh Thuận
Dịch bệnh

Sự cần thiết của chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản

Những đợt dịch bệnh không chỉ gây thiệt hại nặng nề mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của sản phẩm thủy sản trên thị trường. Để đối phó với thách thức này, chẩn đoán bệnh học thủy sản đã trở thành một công cụ quan trọng, giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của đàn nuôi, giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh và tối ưu hóa quy trình quản lý.

Xét nghiệm tôm
• 16:00 19/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 10:44 18/11/2024

Bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng chống

Cục Thủy sản vừa cho biết đặc điểm dịch tễ của một số bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng trị có hiệu quả.

Cá tra
• 10:15 06/11/2024

Thời điểm giao mùa tôm dễ bị bệnh đốm trắng

Thời điểm giao mùa luôn là lúc dễ xảy ra các vấn đề sức khỏe cho tôm, đặc biệt là bệnh đốm trắng - một căn bệnh phổ biến và gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi. Bệnh đốm trắng thường xuất hiện vào những thời điểm khí hậu thay đổi thất thường, chẳng hạn như khi mùa mưa bắt đầu hoặc khi trời chuyển sang lạnh.

Tôm đốm trắng
• 09:55 06/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 01:26 24/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 01:26 24/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 01:26 24/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 01:26 24/11/2024

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 01:26 24/11/2024
Some text some message..