Nô lệ thời hiện đại (K1): Chuyện của Seuy San

Các chính trị gia và nhà hoạt động nhân quyền Hoa Kỳ kêu gọi người dân ngưng mua tôm Thái Lan, sau khi hãng tin AP ngày 14-12 đăng phóng sự điều tra về tình trạng nô lệ lao động trong ngành công nghiệp tôm của nước này. Tuy nhiên, điều tra từ năm 2014 của báo Guardian (Anh) cho biết tình trạng nô lệ lao động ở Thái Lan không chỉ giới hạn trong ngành tôm; người lao động bị buôn bán như món hàng và có thể bị giết bất cứ lúc nào. Tệ hơn, có thể có sự tham gia của nhà chức trách trong hoạt động buôn bán nô lệ ở Thái Lan.

kể chuyện
Seuy San kể lại câu chuyện của mình tại một sự kiện trong dự án Migra-Safe.

Kỳ vọng có được mức lương cao hơn đã khiến khoảng 1 triệu người Campuchia sang Thái Lan mỗi năm. Nhưng vì nhập cảnh bất hợp pháp nên họ dễ dàng trở thành mục tiêu của lao động cưỡng bức và bóc lột.

Từ mơ ước đổi đời

3 năm trước, với công việc thợ hồ không đủ nuôi sống gia đình, Seuy San tìm cách đến Thái Lan. Cũng như hàng trăm ngàn người Campuchia di cư tìm việc khác, động lực của ông đơn giản: “Tôi nghe nói có công việc ở Thái Lan tốt hơn và tôi biết đồng baht (tiền Thái) trị giá hơn riel (tiền Campuchia). Vì vậy tôi quyết định ra đi”. Đó là một quyết định khiến ông suýt mất cả mạng sống. Sau khi trò chuyện với những người làng đã từng sang Thái Lan làm việc, San đợi ở biên giới 2 ngày. Khi màn đêm buông xuống vào ngày thứ hai, ông vượt qua biên giới vào Thái Lan và chờ đợi thêm 1 ngày nữa. Đến đón họ là nhóm đàn ông đi xe tải nhỏ. “Họ sử dụng điện thoại di động làm đèn pin để xem ai trong chúng tôi khỏe mạnh, sau đó họ đặt chúng tôi nằm xếp lớp trên thùng xe tải, tổng cộng 3 lớp như vậy, người khỏe mạnh nhất nằm ở dưới, tổng cộng khoảng 20 người. Sau cùng, họ phủ một tấm bạt lên và bảo chúng tôi không được phát ra bất kỳ tiếng động nào” - San nhớ lại.

Sau 8 giờ nghẹt thở, xe tải dừng lại trong một khu rừng. San và 5 người Campuchia khác bị dồn vào một cái lồng và khóa lại. “Để cảnh sát không phát hiện” - những người Thái Lan giải thích. Sau đó, họ được đề nghị mức lương 200USD/tháng - cao hơn nhiều so với thu nhập ở nhà - để làm việc tại các công trình xây dựng ở Bangkok. Tuy nhiên, họ phải trả cho những kẻ bắt cóc kiêm ông chủ của mình 80USD tiền vận chuyển đến thủ đô Thái Lan, 80USD cho giấy tờ hợp lệ và 30USD/tháng cho các vật dụng như mùng mền. Sau 1 tháng làm việc, nhận ra rằng sẽ không thể nhận được mức lương như hứa hẹn, San đã tìm cách chạy trốn và bị lạc trong thành phố. “Tôi gặp một tài xế Taxi và đưa anh ta 12USD để chở tôi về Campuchia, nhưng anh ta lấy tiền rồi chạy mất” - San kể.

Nô lệ trên tàu cá

Tuyệt vọng và kiệt sức, San đi thẳng tới một đồn cảnh sát, tin rằng nếu bị bắt vì nhập cư bất hợp pháp họ sẽ trục xuất ông về nhà. Tuy nhiên, một lần nữa San đã nhầm, những cảnh sát kia thực tế là các nhân viên bảo vệ, đã dẫn San cùng một người bạn đến nhà một người đàn ông. Người đó hứa sẽ giúp họ kiếm đủ tiền để có thể trở lại Campuchia. Họ ở 2 ngày trong một ngôi nhà trước khi được đưa lên 1 xe container. Sau cuộc hành trình khoảng 15 giờ, khi container mở ra, họ thấy mình đang ở trên một chiếc thuyền đánh cá trên biển. San kể: “Tôi đã làm việc trên thuyền trong khoảng 1 tháng, kéo lưới bắt cá. Trong 2 tuần đầu tiên, tôi vẫn khỏe, nhưng sau đó tôi yếu dần vì chỉ được ngủ 1 giờ mỗi ngày. Khi chúng tôi mệt mỏi, họ đưa một chất bột bảo chúng tôi hòa tan trong nước để uống. Tôi đã ném nó đi 2 lần. Khi phát hiện tôi không uống họ đã đánh và dọa sẽ giết tôi. Tôi không biết đó là thứ gì, nhưng khi uống vào tôi thấy khỏe lại và không cần phải ăn cơm”.

Nhưng thực phẩm và chất bột kia không đủ giúp tất cả mọi người khỏe mạnh. Một ngày, chủ tàu đã ném một người Lào bị mất sức xuống biển. San làm việc trên tàu 1 tháng. Nếu đầu bếp trên tàu không giúp họ trốn thoát khi tàu cập cảng, San nghĩ rằng mình và người bạn Campuchia có thể sẽ chết như anh bạn người Lào. Lần này may mắn đã đến với họ. Sau khi chạy khỏi tàu và trốn trong những bụi cây, cuối cùng họ gặp những cảnh sát thực thụ và bị trục xuất về nước.

Chuyện của San không phải hiếm đối với hàng trăm ngàn người Campuchia đến Thái Lan để tìm việc làm mỗi năm. Theo ước tính, mỗi năm có từ 660.000 đến 1 triệu người Campuchia di cư sang Thái Lan để tìm việc. Nếu không có giấy tờ hợp pháp, họ dễ thành mục tiêu của bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động và nô lệ hiện đại.

Chuyện phố biến

San đã kể lại câu chuyện của mình cho những người Campuchia khác, trong một dự án giúp đỡ những người có ý muốn sang Thái Lan tìm việc, do tổ chức phi lợi nhuận Gruppo di Volontariato Civile (GVC) tổ chức. Trong sự kiện đó, nhiều người lần lượt kể lại câu chuyện của mình cho những người đang muốn đi tìm việc nghe. Một người đàn ông kể đã bị lừa làm hộ chiếu giả mất 200USD; một người phụ nữ kể đã bị phạt 500 baht/ngày do làm việc bất hợp pháp. Stefania Pirani, người đứng đầu dự án Migra-Safe của GVC, cho biết mục đích của chương trình không phải để cản trở di cư, nhưng để cảnh báo người dân về sự nguy hiểm họ có thể phải đối mặt.

“Mọi người đều thiếu thông tin cơ bản do  sống ở vùng sâu vùng xa và chỉ nghe nói ở Thái Lan có công việc. Họ đưa ra quyết định đi trong vài giờ và đón taxi đi qua biên giới. Họ không hề biết hộ chiếu hoặc những giấy tờ tương tự” - Pirani nói. Trong khi đó, lao động nhập cư Campuchia tại Thái Lan không chỉ cần hộ chiếu, visa, mà còn cả giấy phép lao động, thẻ nhân công Campuchia ở nước ngoài và hợp đồng lao động. Vào tháng 6-2014, chính phủ Campuchia đã triển khai gói hỗ trợ người xuất cảnh lao động, gồm tất cả giấy tờ cần thiết và phí vận chuyển đến biên giới cùng thực phẩm với tổng cộng 49USD, nhưng chi phí thực sự để làm việc hợp pháp ở bên kia biên giới cao hơn nhiều. Và thực tế rất khó để có hộ chiếu ở mức giá nói trên do tình trạng kém minh bạch và tham nhũng tại Campuchia. Chi phí thực tế của việc cấp hộ chiếu khoảng 200-500USD và thời gian 4-6 tháng, trong khi thu nhập trung bình hàng năm ở Campuchia khoảng 1.000USD. Chính vì thế, đa số người dân Campuchia vẫn chọn cách vượt qua biên giới mà không có giấy tờ hợp pháp. Tuy nhiên, Seuy San nói: “Tôi sẽ không bao giờ quay trở lại Thái Lan, ngay cả khi có các giấy tờ hợp pháp”.

(Còn tiếp)

SGĐT, 21/12/2015
Đăng ngày 24/12/2015
Vĩnh Cẩm
Nông thôn

Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 – 2030

Ngày 19/12/2024, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1598/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Nuôi lồng bè
• 10:50 10/02/2025

Giải pháp để phát triển thủy sản bền vững

Phát triển thủy sản bền vững là một mục tiêu quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, đảm bảo nguồn lợi thủy sản lâu dài và nâng cao thu nhập cho ngư dân. Dưới đây là một số giải pháp chính để phát triển thủy sản bền vững.

Khai thác thủy sản
• 10:23 06/02/2025

Làng cá bè đa sắc vào Xuân

Rực rỡ màu đỏ, vàng, cam, lục, lam, tím nối nhau trải dài hơn cây số trên sông Châu Đốc, một nhánh của sông Hậu, thuộc thị trấn Đa Phước (An Phú, An Giang), làng cá bè truyền thống đang rộn ràng vào Xuân với dập dìu du khách bốn phương.

Làng cá
• 10:02 04/02/2025

Bình Định: Sản lượng thủy sản năm 2024 tăng 2,7% (tăng 7.647,7 tấn) so với năm 2023

Trong năm 2024, tỉnh Bình Đinh tiếp tục tăng cường công tác nuôi trồng, khai thác thủy sản gắn với các biện pháp bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản; nhân rộng các mô hình nuôi tôm công nghệ cao tại một số địa phương ven biển.

Cá ngừ
• 09:47 20/01/2025

Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc – Nhịp cầu vững chắc kết nối trại giống và người nuôi

Tép Bạc ra mắt Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc với mục tiêu giúp người nuôi an tâm về chất lượng con giống và hỗ trợ trại giống quản lý sản xuất hiệu quả hơn. Đồng thời, đây sẽ là nhịp cầu vững chắc kết nối niềm tin giữa trại giống và người nuôi, hướng tới một ngành sản xuất giống tin cậy và phát triển bền vững.

Soi tôm giống
• 06:52 17/02/2025

Lợi ích kinh tế của công nghệ thông minh trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, việc áp dụng công nghệ thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu để tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm.

Ao nuôi tôm
• 06:52 17/02/2025

Nghề nuôi tôm vẫn giữ vững tốc độ phát triển qua bao thăng trầm

Trên dải đất ven biển hình chữ S, nơi từng giọt nước mặn hòa lẫn vào nhịp sống cần lao, nghề nuôi tôm không chỉ là một ngành kinh tế mà còn là câu chuyện của lòng kiên trì, sự thích nghi và khát vọng vươn lên.

Thu tôm
• 06:52 17/02/2025

Ngành tôm chuyển động hướng bền vững

Hướng bền vững là làm ra sản phẩm chú trọng yếu tố bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. Từ đây cũng lộ rõ các hạn chế của ngành tôm nước ta hiện nay. Đồng thời, cho thấy những chuyển động tích cực theo hướng bền vững của doanh nghiệp và người nuôi mà bài viết sau đây cung cấp ví dụ cụ thể.

Nuôi tôm
• 06:52 17/02/2025

Đầu tư nạo vét kênh mương và công trình phục vụ thủy lợi

Đầu tư nạo vét kênh mương và các công trình phục vụ thủy lợi đang trở thành một yếu tố quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp bền vững và ứng phó với các thách thức về biến đổi khí hậu. Như vậy, bài viết sau đây sẽ tìm hiểu về tầm quan trọng của việc đầu tư vào các công trình này, cũng như những lợi ích lâu dài mà nó mang lại cho nền nông nghiệp và đời sống cộng đồng.

Nạo vét kênh
• 06:52 17/02/2025
Some text some message..