NO2 trong ao tôm – Nguyên nhân, ảnh hưởng và biện pháp xử lý

Chắc hẳn bà con luôn nhớ khuyến cáo trong nghề nuôi thuỷ sản nói chung, nuôi trồng thủy sản nói riêng: “Nhất giống, Nhì môi, Tam mồi, Tứ kỹ”.

Tôm thẻ chân trắng
Tôm thẻ chân trắng. Ảnh: qz

Con giống, môi trường, thức ăn và kỹ thuật nuôi, có vai trò quan trọng như nhau, hợp nhất, quyết định sự thành bại mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng. Trong bài viết này, chúng tôi đề cập đến yếu tố môi trường nuôi tôm thẻ chân trắng, trong đó, tập trung vào khí độc NO2

NO2 là kết quả của quá trình phân huỷ NH3 từ vi khuẩn. Hầu hết người nuôi tôm hiện nay đều tìm cách giảm thiểu tác động xấu của khí độc NO2 lên tỷ lệ sống, lột xác, tăng trưởng, dịch bệnh…bằng biện pháp thông qua kiểm soát thức ăn, sự phát triển tảo, ổn định pH, sử dụng vi sinh, tăng cường oxy…

Tuy nhiên, việc nhận biết NO2 ngay khi bắt đầu ảnh hưởng xấu đến tôm, cũng như đưa ra một giải pháp, giảm thiểu tối đa tác động xấu của khí độc NO2 nhanh nhất, ít tốn kém nhất, và trên hết là hiệu quả nhất. Muốn vậy, người nuôi tôm cần biết rõ nguồn gốc, quá trình hình thành khí độc NO2 trong ao, để chủ động xử lý, giảm thiểu tác động xấu của khí độc này. 

Khí độc NO2 hình thành do đâu?

- Quá trình sên vét, cải tạo ao ban đầu trước vụ nuôi thực hiện chưa triệt để, lượng bùn cũ trong ao tồn nhiều. 

- Nguồn nước nhiều phù sa, không qua hệ thống lắng lọc, zic-zac, khi vào ao nuôi, lắng tụ từ từ, là nguyên nhân hình thành khí độc NO2

- Sử dụng nước của vụ nuôi trước cho vụ nuôi mới, cũng là nguyên nhân làm cho khí độc NO2 tăng nhanh ngay trong tháng đầu tiên của vụ nuôi mới hoặc trong nguồn nước lấy vào nuôi có sẵn hàm lượng NO2 cao. 

- Quản lý cho tôm ăn không hợp lý, gây dư thừa thức ăn, làm tích luỹ và phân huỷ hữu cơ, sinh khí độc NO2

thức ăn tôm
Quản lý lượng thức ăn trong ao nuôi tôm là một trong những cách giúp hạn chế hình thành khí độc NO2. Ảnh: Tepbac

- Đa số nguyên liệu thức ăn có nguồn gốc thực vật, ngũ cốc. Phospho trong thức ăn hiện diện ở dạng acid phytic, thường gắn kết với khoáng mang điện tích dương, tạo phức hệ phytate rất khó tiêu hoá. Chỉ khoảng 30% thức ăn được tôm tiêu hoá triệt để, phần còn lại thải ra môi trường nuôi trực tiếp hoặc gián tiếp qua đường phân tôm. NO2 hình thành qua con đường dư thừa thức ăn rất nhanh, nguy hiểm cho tôm. 

- Tảo trong ao nuôi phát triển mất kiểm soát, gây hoa nước, suy tàn khi đến phase già, do mưa nhiều tảo không quang hợp được hoặc do người nuôi dùng hoá chất diệt khuẩn định kỳ…cũng là nguyên nhân làm khí độc NO2 hình thành, tăng cao. 

- Xác vỏ tôm chết, phân tôm…tích tụ đáy ao cũng làm khí độc NO2 phát sinh, tăng cao. 

- Biến động pH là nguyên nhân quan trọng, liên quan khí độc NO2. Trong đó, pH tăng cao ≥ 8,5, hàm lượng NH3 tích luỹ trong ao sẽ tăng cao, kéo theo lượng NO2 tăng cao. Điều này diễn ra theo chu trình nitơ tự nhiên trong ao. 

Khí độc NO2 ở mức nào sẽ ảnh hưởng đến tôm nuôi? 

Trước tiên phải trả lời câu hỏi: Những biểu hiện đầu tiên cho thấy tôm nhiễm khí độc là gì? Các biểu hiện đầu tiên ảnh hưởng do khí độc NO2 đến tôm được nhận biết tại ao nuôi như thấy tôm xuất hiện, bơi lội trên mặt nước, dọc mé bờ, nổi đầu sáng sớm, chiều mát. Thời điểm trên, NO2 kết hợp với Hemocyanin trong máu tôm, tạo thành Mehemoglobin, làm mất khả năng vận chuyển oxy trong máu, từ đó khiến tôm nuôi bị thiếu oxy. Nền đáy ao nuôi chuyển đen, mùi hôi, ao nhiều bong bóng bọt khí sậm màu, bong bóng khó vỡ, nước keo, nhớt, tanh hôi. 

Sủi oxy
Tăng hàm lượng DO trong ao tôm. Ảnh: Tepbac

Tôm tập trung khu vực sạch, nơi máy quạt nước, sủi oxy hoạt động. Hàm lượng oxy trong ao giảm xuống ≤ 4 mg/lít, có xu hướng tiếp tục giảm khi hàm lượng khí độc NO2 tăng dần. pH trong ao tăng cao, thời điểm này, phân huỷ hữu cơ chủ yếu sinh khí độc NH3, nguyên liệu tạo khí độc NO2 rất dồi dào. Tôm giảm ăn từ từ đến bỏ ăn, thời gian canh vó kéo dài. Tôm khó lột xác, lột xác dính vỏ, vỏ lâu cứng, tôm tăng trưởng chậm, xuất hiện tôm chết trong vó, nền đáy nơi hố siphon. 

Trên thực tế, con số giới hạn khuyến cáo hàm lượng khí độc NO2 trong ao ≤ 1 ppm, chúng tôi thừa nhận, vẫn có những ao ngoại lệ, khi hàm lượng khí độc NO2 vượt con số giới hạn cho phép trên, tôm vẫn phát triển, tuy nhiên, cần khẳng định, những trường hợp này rất ít. Trong môi trường nuôi tôm thẻ chân trắng độ mặn thấp, việc chênh áp suất thẩm thấu giữa cơ thể tôm và môi trường gây rối loạn cân bằng, khi đó sự cạnh tranh giữa hai ion NO2- và Cl-, tôm khó lột xác, lột xác bị mềm vỏ, chậm lớn. Đây là thời điểm để ngoại ký sinh, vi khuẩn tấn công, phá huỷ tổ chức mang, tôm mất khả năng trao đổi oxy, gây bệnh đốm đen, thủng cơ, khiến tôm chết hàng loạt.

Những lúc như thế cần làm gì?

Bà con cần sên, vét, cải tạo, loại bỏ tối đa bùn đáy ra khỏi ao trước vụ nuôi mới. Nguồn nước trước khi dùng nuôi tôm cần được lắng, lọc, xử lý kỹ đảm bảo đúng hoá chất tương ứng công đoạn, đủ liều lượng, đảm bảo thời gian cần thiết. Các hoá chất thuốc tím KMnO4, chất lắng tụ PAC[Al2(OH)nCl6-n]m hay Al2O3, diệt khuẩn bằng chlorin Ca(OCl)2. Hạn chế sử dụng nước cũ cho vụ nuôi mới, trong trường hợp bắt buộc dùng, cần xử lý triệt để bằng các hoá chất trên. 

Trong quá trình nuôi, khi NO2 tăng cao cần thay 40 – 50 % nước là biện pháp thực hiện nhanh, giảm nhanh hàm lượng khí độc NO2, cải thiện tức thời hàm lượng oxy trong ao. Bón Zeolite kết hợp Yucca và oxy hạt, lượng cho mỗi loại theo hướng dẫn nhà sản xuất sản phẩm. 

ao tôm
Sử dụng quạt nước trong ao nuôi tôm. Ảnh: Tepbac

Tăng cường oxy trong ao thông qua quạt nước, sủi oxy. Bà con nên chọn chế phẩm sinh học có thành phần vi sinh phân huỷ hữu cơ như Bacillus, Thiobacillus, Clostridium, Lactobacillus, Nitrosomonas, Nitrobacteria, kết hợp các enzyme hữu cơ, xúc tác cho quá trình phân hủy của các vi sinh vật như: Protease, Phytase, Lypase, Amyllase, Cellulace, Chitinnase…hỗ trợ oxy để vi khuẩn có lợi tồn tại, nhân sinh khối, tham gia chuyển hoá NH3, NO2 thành NO3, N2

Giảm và giữ ổn định pH bằng phèn nhôm Al2(SO4)3.14H2O, liều 5 kg phèn nhôm/1000m3 nước, giữ pH ổn định ở mức 7,5 – 8,2, tác động chủ động lên quá trình phân huỷ hữu cơ, sinh ammonium NH4, hạn chế sinh NH3, cắt nguồn tạo NO2 trong ao. 

Không chế tảo, thông qua kiểm soát thức ăn, ngăn tảo lấy từ thức ăn dư thừa làm nguồn dinh dưỡng. Siphon, hút hố gar 2 – 3 lần/ngày, loại bỏ vỏ tôm, xác tôm chết, phân tôm…

Đáp ứng 80 – 90 % nhu cầu thức ăn của tôm, tốt hơn thoả mãn 100 % nhu cầu. Kiểm soát chặt chẽ việc cho ăn thông qua vó ăn. Bổ sung vi sinh Bacillus, Lactic acid bacillus, Fructo Oligosaccharides, 1-3,1-6 Beta Glucans, Oligo Saccharides… kết hợp enzyme Phytase vào trong thức ăn. Bổ xung khoáng chất, đặc biệt khoáng hữu cơ.

Đăng ngày 29/03/2022
Lý Vĩnh Phước @ly-vinh-phuoc
Nuôi trồng

Chất độc trong ao nuôi, mối nguy tiềm ẩn đe dọa sức khỏe tôm

Các chất độc phát sinh trong ao nuôi một trong những nguyên nhân khiến tôm còi cọc, stress, chậm phát triển, thậm chí là chết hàng loạt gây thiệt hại không nhỏ cho người nuôi.

Nước ao tôm
• 09:49 21/11/2024

Giảm tiêu hao nguyên liệu sản xuất trong nuôi tôm

Hiệu quả sản xuất luôn là mối quan tâm hàng đầu của người nuôi. Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả là mức độ tiêu hao nguyên liệu sản xuất. Việc giảm tiêu hao không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn tăng lợi nhuận và bảo vệ môi trường. Dưới đây là các phương pháp thiết thực giúp giảm tiêu hao nguyên liệu trong nuôi tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:08 20/11/2024

Chăm sóc quản lý sức khỏe cho cá biển nuôi

Quản lý sức khỏe cho cá biển là một yếu tố quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong các hệ thống nuôi cá biển (như nuôi cá biển trong ao, lồng bè hay trong môi trường biển tự nhiên). Sức khỏe của cá biển có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, từ điều kiện môi trường, thức ăn, cho đến các bệnh lý hay sự thay đổi của hệ sinh thái. Để duy trì sự phát triển và năng suất cao cho cá, cần phải có các biện pháp quản lý sức khỏe hiệu quả.

Nuôi cá trên biển
• 10:19 19/11/2024

Giá tôm tăng trở lại - Niềm vui phấn khởi cho bà con

Trong những ngày gần đây, thị trường tôm nguyên liệu tại các tỉnh như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đã chứng kiến mức tăng giá trở lại. Đây là tín hiệu tích cực, mang lại hy vọng cho người nuôi tôm sau thời gian dài đối mặt với khó khăn. Với đà tăng giá hiện tại, bà con kỳ vọng sẽ có một mùa vụ cuối năm khởi sắc và một cái Tết trọn vẹn niềm vui.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:55 19/11/2024

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 19:53 21/11/2024

Chẩn đoán đúng bệnh: Bí quyết thành công trong nuôi trồng thủy sản

Để có thể hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc chẩn đoán đúng bệnh trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt đối với tôm cá. Ngày hôm nay Tép Bạc đã có buổi trò chuyện giao lưu với TS. Lưu Thị Thanh Trúc, chuyên gia có hơn 20 năm kinh nghiệm giảng dạy và hoạt động trong ngành.

Xét nghiệm kháng sinh đồ
• 19:53 21/11/2024

Cá tra năm 2024 và định hướng năm 2025

Hội nghị tổng kết ngành hàng cá tra do Bộ NN&PTNT tổ chức ngày 17/11/2024 cho biết, xuất khẩu năm 2024 đạt 1,56 tỷ USD và đặt mục tiêu năm 2025 tăng lên 2 tỷ USD.

Cá tra
• 19:53 21/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 19:53 21/11/2024

Loài cá cảnh kiêu sa trong bể nuôi thủy sinh

Cá thần tiên (Angelfish) là một trong những loài cá cảnh nước ngọt được ưa chuộng nhất trong giới chơi cá cảnh. Với dáng bơi duyên dáng, thân hình dẹt độc đáo, và màu sắc rực rỡ, cá thần tiên không chỉ mang đến vẻ đẹp kiêu sa cho bể thủy sinh mà còn là biểu tượng của sự thanh lịch và tinh tế.

Cá thần tiên
• 19:53 21/11/2024
Some text some message..