Nỗi ám ảnh của “đảo tôm hùm”

Nghề nuôi tôm phát triển, mật độ dân số tăng cao, khách du lịch tăng đột biến nhưng rác thải không được xử lý đúng quy trình đã gây áp lực lên dân và nghề nuôi tôm hùm ở xã đảo Bình Ba (xã Cam Bình, TP.Cam Ranh, Nha Trang)…

đảo tôm hùm
Ô nhiễm môi trường đang gây bệnh trên tôm hùm nuôi ở Bình Ba.

Du lịch chịu nhiều áp lực

Nằm ở phía nam vịnh Cam Ranh và cách biệt với đất liền, những năm gần đây, việc phát triển ngành du lịch, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản đã mang lại nguồn lợi lớn về kinh tế cho xã đảo Cam Bình. Hiện thu nhập bình quân đầu người ở Cam Bình là niềm mơ ước của nhiều địa phương. 

Tuy nhiên, đi cùng với sự phát triển là nguy cơ ô nhiễm môi trường rất lớn vì tình trạng xả rác thải vô tội vạ. Theo UBND xã Cam Bình, Bình Ba hiện có 700 hộ dân sinh sống trên diện tích 300ha, trong đó hầu như toàn bộ số hộ có tham gia nuôi hơn 4.000 lồng tôm hùm. Chỉ riêng rác thải của nghề nuôi tôm hùm hàng ngày đã thải hơn 1 tấn rác thải từ vỏ sò, ốc, xác thải thức ăn nuôi tôm hùm. 

Theo Trung tâm Xúc tiến du lịch Khánh Hòa, mỗi tháng hòn đảo Bình Ba thu hút khoảng 1.000 lượt du khách đến tham quan, nghỉ ngơi. Bên cạnh đó, dân số của xã đảo này ngày một tăng đã gây áp lực rất lớn về môi trường. Lượng rác từ sinh hoạt của hàng ngàn dân, từ nghề nuôi tôm, từ du khách để lại lên đến hàng tấn mỗi ngày. Lượng rác lớn này khiến bãi chôn lấp, xử lý của xã Cam Bình luôn quá tải. 

Ông Nguyễn Hữu Thông – Phó Chủ tịch xã Cam Bình cho biết: “Theo phản ảnh của người dân, rác được đốt, chôn lấp rất thủ công mà không được xử lý hóa chất đúng quy trình xử lý rác thải nên bốc mùi khó chịu. Toàn bộ dân xã đảo lại chỉ sử dụng nước giếng nên rất lo ngại nguồn nước ngầm bị ô nhiễm, gây hại cho sức khỏe người dân. Nếu không có phương án bảo vệ môi trường, trong tương lai không xa, đảo du lịch này sẽ đối mặt với nguy cơ ô nhiễm trầm trọng”. 

Thủy sản lao đao 

Nghề nuôi tôm hùm lồng ở Bình Ba bắt đầu từ những năm 80 sau khi nguồn tôm thiên nhiên ở đây cạn kiệt. Nguồn nước sạch lại trù phú của vùng vịnh Cam Ranh đã mang đến thắng lợi cho nghề nuôi tôm hùm, tạo nên một xã đảo giàu đẹp nhất trong tất cả các đảo có dân sống ở vịnh Cam Ranh. 

Ông Trần Văn Hóa – Chủ tịch UBND xã Cam Bình cho biết, 50% dân Bình Ba có thu nhập 200–300 trăm triệu đồng/năm, cá biệt có hộ thu cả tỷ đồng nhờ vào nghề nuôi tôm hùm. “Thu nhập bình quân ở Bình Ba khoảng 30 triệu đồng/người/năm dẫn đầu toàn tỉnh Khánh Hòa về thu nhập trung bình ở nông thôn” – ông Hóa nói. 

Vậy nhưng, mấy năm gần đây, nghề nuôi tôm đang lao đao bởi dịch bệnh. Tôm chết nhiều bởi nhiều loại bệnh tai ác như bệnh sữa, nhiễm vi khuẩn và bệnh “lạ”. Vụ nuôi năm 2012 - 2013, bệnh lạ đã xuất hiện gây chết tôm hàng loạt với số lồng nuôi có hiện tượng tôm bị bệnh chiếm gần 90%, xảy ra ở giai đoạn tôm có kích cỡ 200 – 300 gram/con, mật độ nuôi 100 con/lồng. 

Ông Nguyễn Hữu Thông - Phó Chủ tịch UBND xã Cam Bình cho biết, từ năm 2012, xã đã lập ra 16 đội tự quản nuôi tôm, thu gom rác thải từ các lồng bè trên biển đưa vào đảo để xử lý. Xã cũng đã xây dựng hầm rút để xử lý nước thải từ việc chế biến, phân loại thức ăn là mồi cho nghề nuôi tôm cá. 

Tuy nhiên, theo phản ảnh của người dân khi thủy triều lên, nước từ những hầm rút này lại tràn ra biển. Ngoài ra, lượng nước thải sinh hoạt, chất thải từ các hàng quán phục vụ du khách trên đảo, nước thải của hàng trăm hộ dân sống tập trung ở mặt trước cầu cảng cũng chảy ra vùng nước nuôi tôm tập trung ở ngay mặt trước đảo Bình Ba làm ô nhiễm, gây bệnh cho tôm nuôi. 

"Rác thải tăng đột biến từ việc du khách nấu nướng, ăn nhậu, tiểu tiện, xả thải thẳng xuống biển từ những lồng bè kết hợp làm nhà hàng nổi góp phần không nhỏ đến ô nhiễm vùng nuôi tôm. 

Ông Nguyễn Văn Luân - người nuôi tôm ở Bình Ba 

Báo Dân Việt, 01/03/2014
Đăng ngày 02/03/2014
Mai Khuê
Nuôi trồng

FLOCponics: Sự tích hợp hoàn hảo của công nghệ biofloc và cây thủy canh

FLOCponics là một loại Aquaponics thay thế tích hợp công nghệ biofloc (BFT) với sản xuất cây trồng không sử dụng đất.

flocponics
• 15:51 07/03/2022

Mô hình nuôi ba ba lãi 300 triệu đồng/năm

Mô hình nuôi ba ba của ông Lương Thành Kỷ, ở thị trấn Búng Tàu, huyện Phụng Hiệp. Qua 14 năm phát triển, đến nay đàn ba ba sinh sản của ông Kỷ đã phát triển hơn 1.500 con, mỗi năm xuất bán ra thị trường từ 8.000-10.000 con giống, trừ hết các khoản chi phí, lợi nhuận gần 300 triệu đồng/năm.

Ba ba.
• 09:38 14/06/2021

Kinh tế ổn định nhờ nuôi ba ba sinh sản

Hơn 20 năm nuôi ba ba sinh sản, anh Nguyễn Đức Lợi, ấp Phước Thọ B, xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng có cuộc sống khấm khá. Gắn bó lâu năm với con ba ba một phần cũng vì sự yêu thích loài vật này, ba ba lại dễ nuôi, nhẹ công chăm sóc, thị trường tiêu thụ tốt, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình anh.

• 15:40 03/03/2021

Thu trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi ba ba

Nuôi ba ba gai là một công việc đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn và kỹ thuật cao. Nhưng bằng ý chí, nghị lực, sự đam mê tận tụy với công việc cùng với áp dụng các kiến thức khoa học kỹ thuật mà ông Phạm Tất Đạt ở xã Yên Bình, thành phố Tam Điệp đã thành công, vươn lên trở thành triệu phú.

kỹ thuật sản xuất giống baba
• 10:00 30/05/2017

Người nuôi tôm mạnh dạn ứng dụng công nghệ cao

Ngày nay, ngành nuôi tôm đang chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ khi ngày càng nhiều hộ nuôi tôm mạnh dạn ứng dụng công nghệ cao vào quy trình sản xuất.

Ao nuôi tôm
• 09:56 26/03/2025

Công nghệ Biofloc trong nuôi tôm - Nguyên lý và lợi ích kinh tế

Công nghệ Biofloc (BFT) là một trong những đổi mới quan trọng nhất trong ngành nuôi tôm thâm canh những năm gần đây.

Ao nuôi
• 10:50 25/03/2025

Tôm càng giống toàn đực: Lợi hay hại

Trong những năm gần đây, việc nuôi tôm càng xanh toàn đực đang trở thành xu hướng được nhiều hộ nuôi trồng thủy sản quan tâm. Tuy nhiên, việc sử dụng tôm càng giống toàn đực liệu có thực sự mang lại lợi ích như mong đợi hay tiềm ẩn những rủi ro cần cân nhắc?

Tôm càng đực
• 09:53 24/03/2025

Nuôi thủy sản xanh giải pháp phát triển bền vững

Trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ thủy sản ngày càng tăng cao, việc phát triển ngành nuôi thủy sản một cách bền vững là vô cùng quan trọng. Một trong những hướng đi mới giúp ngành này phát triển lâu dài và bảo vệ môi trường là nuôi thủy sản xanh. Đây là một phương thức nuôi trồng không chỉ mang lại lợi ích về mặt năng suất mà còn góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường sống.

Nuôi trồng thủy sản
• 10:30 21/03/2025

Cập nhật quy định mới về đánh bắt hải sản và thủ tục thủy sản

Ngày 25/3/2025, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị trực tuyến với các bộ, ngành và các tỉnh ven biển để bàn về dự thảo sửa đổi một số nghị định trong lĩnh vực thủy sản.

Ngư dân
• 15:54 26/03/2025

Tìm hiểu về loài cá kèo huyết dân dã miền sông nước

Miền Tây sông nước không chỉ nổi tiếng với những cánh đồng lúa bạt ngàn, những con kênh xanh mát mà còn là quê hương của nhiều đặc sản trứ danh.

Cá kèo huyết
• 15:54 26/03/2025

Thiết lập hệ thống ánh sáng phù hợp cho bể cá cảnh

Việc thiết lập hệ thống ánh sáng phù hợp cho bể cá cảnh không chỉ giúp làm tôn lên vẻ đẹp của bể, mà còn đáp ứng nhu cầu sinh trưởng của cá và cây thủy sinh. Để đạt được điều này, người chơi cần nắm rõ những yếu tố cốt lõi như cường độ ánh sáng, quang phổ, và loại đèn thích hợp.

Hồ cá
• 15:54 26/03/2025

Người nuôi tôm mạnh dạn ứng dụng công nghệ cao

Ngày nay, ngành nuôi tôm đang chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ khi ngày càng nhiều hộ nuôi tôm mạnh dạn ứng dụng công nghệ cao vào quy trình sản xuất.

Ao nuôi tôm
• 15:54 26/03/2025

INFOGRAPHIC: Thái Lan là quốc gia tiêu thụ nhiều thứ 2 cá tra Việt Nam tại châu Á

Với sự tăng trưởng này, Thái Lan vươn lên vị trí thứ 2 trong top các quốc gia NK nhiều nhất cá tra Việt Nam tại châu Á, đứng sau Trung Quốc. Đồng thời là thị trường đơn lẻ đứng thứ 4 về tiêu thụ cá tra của Việt Nam, sau Trung Quốc & HK, Mỹ và Brazil.

Xuất khẩu cá tra
• 15:54 26/03/2025
Some text some message..