Nỗi buồn mùa cá bông lau

Dịp Tết chính là tháng cao điểm của mùa đánh bắt cá bông lau, loài cá da trơn có giá trị kinh tế cao giúp ngư dân “ấm no” sau một mùa đánh bắt. Bến sông nơi săn cá vẫn trời nước mênh mang, nhưng tâm tư ngư dân không vui vì ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 làm giá cá không cao, chưa kể lượng cá sa lưới ngày càng thưa thớt.

câu cá bông lau
Ngư dân vui mừng với con cá bông lau to dính lưới.

Quà tặng của dòng sông

Cá bông lau là quà tặng hào phóng của sông nước ban tặng cho ngư dân, giúp họ hằng năm có thêm nguồn thu nhập ổn định. Một mùa đánh bắt nếu may mắn ngư dân có thể kiếm đến hàng chục triệu đồng. Cá bông lau xuất hiện trên các con sông, nhưng đặc biệt trên sông Vàm Nao, đoạn chảy qua các huyện Phú Tân, Chợ Mới, Châu Phú thuộc tỉnh An Giang là nơi có lượng cá nhiều nhất.  

Bao đời nay, ngư dân vùng Vàm Nao nhờ nguồn cá tự nhiên mà mỗi mùa kiếm được cả chục triệu đồng, từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 âm lịch năm sau là mùa đánh bắt cá bông lau.

Cá bông lau tuy là họ cá da trơn nhưng giá trị giá kinh tế rất cao so với cá tra hay cá hú. Giá 1kg cá từ 150.000-200.000 đồng nên ngư dân thả lưới mà bắt được một con cá nặng hơn 5kg là có ngay bạc triệu trong tay.

Ngư dân chuyên nghề săn cá bông lau chia sẻ, đây là loài cá rất bí ẩn, cho dù qua bao đời nay ngư dân luôn đánh bắt chúng, thí dụ như cá từ đâu đến và tại sao chọn Vàm Nao làm “hang ổ”? Phải chăng nơi đây có nhiều hốc hang cho chúng trú ẩn? Hay vì sao chúng chỉ xuất hiện nhiều từ tháng 12 đến tháng 4 âm lịch rồi sau đó lại “biến mất”?

Những ngư dân nói nghề săn cá bông lau không thể dựa vào kinh nghiệm phán đoán luồng cá đi mà chỉ dựa vào vận may. Thời gian thả lưới đến lúc kéo lên khoảng 3-5 giờ, hên thì lưới dính được nhiều cá, và ngược lại thì toàn rác với lục bình. Thường thì lưới đầu hôm vào khoảng từ 17 đến 19 giờ đêm dính cá không nhiều bằng thả từ lúc 21 giờ khuya cho đến rạng sáng hôm sau.

câu cá bông lau
Ngư dân tập trung trên sông Vàm Nao chờ đến giờ thả lưới.

Nguồn cá không còn như xưa

Chúng tôi về cù lao xã Tân Trung, huyện Phú Tân, nơi đang diễn ra mùa săn bắt cá bông lau khi mặt trời khuất bóng. Ngư dân Trương Văn An khoe con cá bông lau to đùng nặng hơn 5 kg vừa dính lưới. Các ngư dân cho biết, cá bông lau dính lưới thường là cá to, nặng từ 4 kg trở lên, thậm chí có con nặng cả chục kg.

Ngư dân An nói, năm rồi lũ thấp nên năm nay luồng cá bông lau cũng giảm sút, những năm trước một đêm thả lưới dính vài ba con còn bây giờ thả suốt đêm có khi không dính con nào. Nhưng điều làm cho ngư dân An tâm tư nhất là lượng cá bắt được đã ít mà giá cá lại còn không cao.

“Lúc trước 1kg cá giá từ 170.000 đồng trở lên, thông thường cận Tết và trong ngày bốn ngày Tết giá cá cao hẳn từ 250.000 đến 300.000 đồng, nhưng những ngày Tết Tân Sửu năm nay giá cá chỉ từ 100.000 đến 200.000 đồng”, ngư dân An cho biết.

Màn đêm dần buông, gió sông thổi mạnh, lùa những chiếc thuyền con chao đảo theo sóng nước. Cá bông lau được mệnh danh là “đệ nhất” cá da trơn vì thịt cá ngon, và vào cao điểm giá một con cá hơn chỉ vàng. Cá tuy thuộc loại "đắt đỏ" nhưng người đánh bắt chúng bao đời nay vẫn không đổi được cảnh đời hạ bạc, vẫn là chiếc xuồng con bé tẹo, vẫn gương mặt hằn dấu tích gió sương. Nghề săn cá bông lau nhìn đơn giản nhưng "cực trăm bề", đi săn cá phải đi có đôi để bổ trợ nhau khi thả hay kéo lưới, gặp đêm mưa gió phải cuốn lưới nhanh vì xuồng con không chịu được sóng lớn dễ lật chìm.

Các ngư dân chờ tới giờ kéo cá kể lại chuyện sông nước giết thời gian, nhiều người thở dài lo toan do mỗi năm vào mùa săn bắt lượng cá dính lưới mỗi lúc càng ít đi, như mùa này cá đi không nhiều.

Các ngư dân tâm sự, những năm trước, ngày cận Tết và bốn ngày Tết cổ truyền ngư dân nghỉ ngơi ít ai ra sông buông lưới. Nhưng những năm gần đây cá ít dần, thêm nữa ngày Tết giá cá tăng cao, 1 kg mua tại sông có khi lên tới 200.000-250.000 đồng, nên bây giờ trừ đêm Giao thừa ra còn các ngày Tết ngư dân không còn kiêng cữ nữa mà ra sông bủa lưới…


Thả lưới bắt cá bông lau trên sông Vàm Nao.

Những mùa săn trước, một tay lưới kéo lên dính cùng lúc hơn bốn con cá bông lau, mỗi con nặng hơn 5 kg là bình thường, còn nay kéo lưới dính cùng lúc hai con thì đã xem như là gặp hên. Lúc trước một mùa ngư dân có thể bắt trên cả trăm con nhưng bây giờ một mùa bắt được vài chục con cá là đã may mắn lắm rồi. Thậm chí trước đây, nhiều nông dân thấy việc bắt cá bông lau trong một mùa có thêm thu nhập cao quá so với làm ruộng vườn nên chuyển qua đi bắt cá.

Rồi theo thời gian, nguồn cá bông lau tự nhiên ngày càng ít đi, những ngư dân chán cảnh gian nan dãi dầm sương gió, chưa kể lỗ tiền xăng dầu, rồi công sức thâu đêm mà có khi tay trắng nên bỏ nghề. Tại bến sông này ngày xưa có cả trăm tay lưới nay chỉ còn vài chục. Đó cũng là tình trạng chung ở các bến săn cá bông lau tại các huyện Phú Tân, Chợ Mới và Châu Thành.  

Câu chuyện cắt ngang khi ngư dân tên Thu tới giờ nôn nao kéo lưới trong tâm trạng khấp khởi cùng đứa con trai. Thế rồi, sắc mặt hai cha con bỗng thay đổi khi mành lưới nhẹ tênh, đồng nghĩa với không có con cá nào.

Ngư dân Thu thở hắt, “như vậy mấy tiếng đồng hồ chờ đợi uổng công”, nhưng ngay lập tức xốc lại tinh thần chuẩn bị bủa mẻ lưới mới với hy vọng lưới sau may mắn dính cá bông lau như mấy đêm trước. Hy vọng của ngư dân Thu cũng là hy vọng của bao ngư dân sống bấp bênh theo tay lưới…

Bà Võ Kim Nên, người chuyên bán các loài cá sông to lớn như cá hô, cá bông lau, cá sửu, cá leo tại chợ Mỹ Bình, TP Long Xuyên, An Giang cho biết, lúc trước, cận tết và trong bốn ngày Tết cổ truyền, giá cá lên cao vút, thậm chí có khi 1kg giá đạt mức từ 500.000 trở lên. Còn lại các ngày khác giá cá từ 250.000 đến 350.000 đồng, tùy theo thời điểm giá cá hút hàng hay không. Nhưng mùa này, giá cá bông lau lại thấp mặc dù lượng cá thu mua từ ngư dân không bằng các năm trước.

Nguyên nhân là do dịch bệnh Covid-19 nên các nhà hàng, quán ăn trong tỉnh cũng hạn chế thu mua cá bông lau vì lượng du khách, khách du lịch đến An Giang giảm. Thêm nữa, giá cá bông lau cao nên người ăn đắn đo, bà Nên cho biết, không riêng gì cá bông lau, các loài cá sông to khác như cá sửu, cá cóc cũng rất khó bán dù trước kia các loài cá này bán rất hút hàng.

Báo Nhân Dân
Đăng ngày 01/03/2021
Thanh Dũng
Nông thôn

Chuyển giao kỹ thuật nuôi biển công nghiệp

Từ ngày 12 – 15/11/2024, tại thành phố Nha Trang, Tổng cục Thuỷ sản phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương, Đại học Cần Thơ, Đại học Nha Trang và Quỹ Thiện tâm (Tập đoàn Vingroup).

Ông Trần Đình Luân
• 09:57 13/11/2024

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Khám phá sự thật thú vị về cá mắt thùng

Cá mắt thùng, hay còn gọi là Barreleye Fish, là một trong những loài cá kỳ lạ nhất và độc đáo nhất trong thế giới động vật biển sâu. Hãy cùng khám phá những sự thật thú vị về cá mắt thùng qua bài viết dưới đây.

Cá mắt thùng
• 02:01 15/11/2024

7 sự thật thú vị và xu hướng xuất khẩu tôm hiện nay

Tôm đã trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng khi liên tục ghi nhận mức giá trị tăng cao qua từng năm, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế một quốc gia. Đây chắc chắn là tín hiệu tích cực cho các nhà sản xuất tôm, tuy nhiên người nuôi cũng phải nhận thức được xu hướng hiện tại trong xuất khẩu tôm trước khi thâm nhập vào thị trường toàn cầu.

Tôm xuất khẩu
• 02:01 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 02:01 15/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 02:01 15/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 02:01 15/11/2024
Some text some message..