Nỗi đau của đại dương: Hàng triệu cá mập mắc sâu lưỡi câu trong da thịt

Những lưỡi câu ấy có thể tồn tại hàng năm trời, gây ra tổn hại lớn cho sức khỏe cá mập, thậm chí khiến chúng tử vong. Tác động của loài người đã lớn quá rồi!

cá mập bị vướng lưỡi câu
Những con cá mập bị vướng lưỡi câu.

Tác động của loài người đến thiên nhiên là rất lớn - điều này thực sự không thể chối bỏ. Từ rác nhựa cho đến khí nhà kính, con người đã khiến nhiều loài vật phải khổ sở, chết dần chết mòn và thậm chí một số đã chính thức rơi vào cảnh tuyệt chủng.

Mới đây, chúng ta lại có một câu chuyện cho thấy tác động của con người đến tự nhiên lớn đến mức nào, với nạn nhân là cá mập. Theo như nghiên cứu của Viện hải dương từ ĐH Hawaii Mānoa, hiện tại đang có hàng triệu con cá mập trên khắp thế giới mang trong mình những lưỡi câu sắc nhọn từ các tấm lưới đánh cá càn quét khắp đáy biển.

Các chuyên gia cho biết, các lưỡi câu cắm sâu vào da quanh người và miệng cá mập, mà chúng chẳng có cách nào lấy ra. Chúng có thể mắc kẹt lại cả chục năm, gây ra những hệ quả nghiêm trọng đến sức khỏe của cá mập như xuất huyết nội, hoặc thậm chí là hoại tử.

Kết quả này được đưa ra từ quá trình theo dõi trong giai đoạn 2011- 2019 trên những con cá mập hổ ngoài khơi hòn đảo Tahiti. Theo đó, 38% cá mập tại vùng biển này có ít nhất một lưỡi câu trong người, cùng loại với các thiết bị đánh cá công nghiệp của dân địa phương.


Những lưỡi câu móc trong miệng cá.

"Đây là vấn đề chung của hàng triệu cá mập trên phạm vi toàn thế giới," - Carl Meyer, nhà nghiên cứu từ ĐH Hawaii cho biết.

"Cá mập mắc phải những lưỡi câu ở rất nhiều công cụ đánh bắt cá - từ những chiếc cần câu giải trí thông thường, đến những tấm lưới phục vụ cho thương mại."

Trong đó, đáng chú ý nhất là hình thức câu cá mang tên "longlining" - sử dụng 1 đoạn dây câu dài, trên đó gắn hàng rất nhiều lưỡi câu dọc theo dây với số lượng có thể lên tới hàng ngàn. Những đoạn dây ấy được thả ra ngoài đại dương, có thể nằm ở đó hàng giờ trước khi được kéo trở lại.

Phương pháp này thường được sử dụng để bắt những loài cá có giá trị cao, như cá ngừ, cá kiếm... Tuy nhiên, rất nhiều loài khác cũng vô tình mắc kẹt lại, trong đó có cá mập.


Cá mập mắc sâu lưỡi câu trong da thịt.

"Đa số các trường hợp, người ta không muốn bắt cá mập. Nhưng lũ cá ấy đơn giản bị thu hút bởi mồi gắn trên lưỡi câu, khiến bản thân chúng bị mắc kẹt."

"Vấn đề nằm ở chỗ khi mắc lại, cá mập đủ khỏe để phá đứt dây câu, khiến cả dây lẫn móc đều biến mất. Nếu phá thành công, cá mập sẽ tiếp tục sống với những chiếc móc gắn vào người - có thể là miệng hoặc bất kỳ đâu trên cơ thể."

Theo Meyer, những chiếc móc câu gây ra nhiều tác hại hơn chúng ta tưởng. Cá mập có thể thấy khó chịu, bị chảy máu trong nếu lưỡi câu cắm quá sâu và da liền lại bên ngoài. Và nhiều trường hợp, lưỡi câu ấy tồn tại hàng năm trời trong cơ thể khiến chúng bị hoại tử, dẫn đến tử vong.

Để giải quyết câu chuyện này thì không đơn giản. Bạn sẽ không thể yêu cầu các ngư dân ngưng sử dụng hình thức "longlining", vì mưu sinh của nhiều gia đình phụ thuộc vào nó. Theo Meyer, giải pháp có thể là thay thế nguyên liệu của những chiếc móc câu - từ thép không gỉ thành thép giàu carbon, vì loại này dễ rơi ra hơn.

"Việc chuyển đổi sang loại thép giàu carbon không phải là giải pháp triệt để, nhưng sẽ giúp giảm thời gian lưỡi câu rời ra và qua đó giảm thiểu tác hại của chúng," - Meyer kết luận.

Helino
Đăng ngày 21/01/2020
J.D
Môi trường

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 11:26 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

[Siêu khuyến mãi] Sale nốt - Chốt năm

Tháng cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện khuyến mãi tập trung quy mô lớn, nhộn nhịp nhất trong năm nhằm kích cầu tiêu dùng.

Farmext eShop
• 07:47 23/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 07:47 23/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 07:47 23/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 07:47 23/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 07:47 23/12/2024
Some text some message..